Tham nhũng, điều hành kém hiệu quả, bội chi, giảm thu – hiện thực của nước Nga

Bội chi ngân sách của chúng ta từ năm này sang năm khác chưa bao giờ lại tăng trưởng với tốc độ như vậy.

Putin  được báo  cáo về mức độ gia tăng nợ ngân sách  đã “vượt quá giới hạn hợp lý” – Bài viết của nhà báo Nga  Olga Volkova, RBC.

Các khoản nợ ngân sách  nhà nước tăng gần 30% một năm và đã đạt 3,8 nghìn tỉ rúp – theo ước tính của Tổng cục  kiểm toán Nhà nước. Hầu hết số tiền đó – tiền ứng trước  : tiền được chi, và kết quả không mấy khả thi.

Chủ tịch Tổng kiểm toán nhà nước Tatyana Golikova tại một cuộc họp với Tổng thống Vladimir Putin đã báo cáo về vấn đề này . Theo bà, “Tổng số nợ phải thu đã tăng vượt quá giới hạn hợp lý.” “Bội chi ngân sách của chúng ta từ năm này sang năm khác chưa bao giờ lại tăng trưởng với tốc độ như vậy”, – bà nói (theo nguồn tin từ  kremlin.ru).

Mỗi năm, các khoản nợ phải thu tăng 28,7%, hiện nay đã  là 3,8 nghìn tỷ rúp., theo thông tin từ Tổng kiểm toán. Trong đó thiếu hụt về thu nhập chỉ khoảng 1,1 nghìn tỷ ( có tính đến 750 tỷ nợ do phạt vi phạm luật sử dụng ngoại hối)

“số tiền còn lại do các chi phí. Nhưng thực tế số nợ luôn tăng, có nghĩa là, quá trình này đã biến thành một chuỗi bất tận “- Golikov nói. Theo bà, phần lớn số tiền (95,6%) đã được phân bổ theo hình thức tạm ứng, nhưng kết cục chính phủ đã không nhận báo cáo két toán, không nhận được các công trình xây dựng và  trang thiết bị.

Như dự thảo Hướng dẫn của chính sách ngân sách cho năm 2016 và giai đoạn 2017-2018, tổng số tiền tạm ứng  đạt 80-100% giá trị các hợp đồng. Trong năm 2014, các khoản nợ theo tạm ứng  là 2,6 nghìn tỉ rúp. Mỗi năm, phần nợ  ngân sách tăng 600 tỷ rúp., Golikova đánh giá.

Kết quả là, theo người đứng đầu của Tổng kiểm toán, tình hình diễn biến như sau: “Tạm ứng không được sử dụng hiệu quả, đòi hỏi phải đưa  thêm tạm ứng mới. Và do đó, chuỗi nợ cứ luôn luân chuyển, nhưng ngược lại nhà nước  không những không nhận được các công trình mà còn nhận thêm  các yêu cầu về sự gia tăng trong chi phí xây dựng. ”

Vấn đề ở chỗ nào?

Các tài liệu của Tổng kiểm toán (Hãng RBC cũng có) đã nêu tên những  cơ quan có só dư nợ cao vì bội chi  năm 2014: Rosmorrechflot (tăng 4,8 lần 25,6 tỷ rúp.), Bộ Giao thông vận tải (tăng gần gấp ba lần đến  15,4 tỷ ) và Roszheldor (tăng 2,7 lần lên 39,1 tỷ rúp tính đến  01 tháng 1 năm 2015).

Các lý giải luôn khác nhau: Các tổ chức cấp dưới của Rosmorrechflot đã ký kết các hợp đồng nhà nước  rất muộn, Bộ Giao thông vận tải đã không theo dõi sát sao các   kết luận tích cực của  Glavgosekspertizy  và trao cho  Rostransmodernizatsiya  để tiến hành thực hiện,  còn khoản nợ của  Roszheldor  hình thành từ nguồn vốn tài trợ không sử dụng đến 30 tỷ rúp. để sửa chữa cơ sở hạ tầng.

Một vấn đề khác – đó là sự  “gia tăng đáng kể”  khối lượng xây dựng cơ bản dở dang:  20% – nằm trong Rosmorrechflot, 37,8% – trong Bộ Y tế, 23% – trong Bộ Giáo dục… Riêng chỉ ở  ba trong số các bộ ngành này, tổng số số tiền nợ vượt quá 168 tỷ rúp.

Riêng ở Cục đường bộ tính đến  ngày 01 tháng một năm 2015 đã có 46 dự án xây dựng dở dang trị giá 109,8 tỷ rúp. Các công trình đó đã được khởi công từ năm 2009 trở về trước. Trong số này, 20 công trình đã được bắt đầu trong 1990-2000 và có  66 công trình vẫn dở dang do thời gian  đưa vào hoạt động bị lùi lại từ  từ 1-7 năm. Ví dụ – Một đoạn đường vành đai ở  St. Petersburg trong khu vực từ Priozersk đến đường cao tốc “Nước Nga”: Đáng lẽ nó đã được đưa vào sử dụng từ năm 2008.

Đại diện của Tổng cục đường bộ nói rằng 66 công trình  đã được đưa vào hoạt động trước năm 2015, nhưng các công trình này bị liệt vào diện xây dựng cơ bản dở dang, bởi vì không phải tất cả trong số đó  đã hoàn tất các thủ tục đăng ký. Theo ông, hiện nay đã đăng ký được  21 công trình như thế, và phần còn lại đang trong quá trình đăng ký, bao gồm cả những công trình có tên trong danh sách của Tổng cục kiểm toán.

Cách xử lý

Tổng thống đã chỉ thị Tổng cục kiểm toán  cùng với các cơ quan khác đề ra cơ chế để giải quyết các vấn đề thu nợ  các tài khoản phải thu, thư ký báo chí của tổng thống Dmitry Peskov đã cho RBC biết . “Điều này phải được thực hiện trong sự hợp tác với Bộ Tài chính và các bộ phận khác”, – ông nói thêm.

Bộ Tài chính đã không trả lời các câu hỏi phụ từ RBC. Nhưng trong dự thảo Hướng dẫn chính sách ngân sách, mà đã được Chính phủ phê duyệt tổng thể, Bộ cũng đã duyệt đề xuất về cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, Bộ Tài chính muốn giảm số lượng các dự án xây dựng cơ bản thuộc phạm vi  đầu tư liên bang (FTIP) mà không cần sự chấp thuận các giấy tờ cần thiết, và thắt chặt  thời hạn xét duyệt các tài liệu này.

Cuối cùng, Bộ Tài chính cho biết, chúng ta cần một cơ chế trả góp dành cho ngân sách “trong trường hợp không đạt được hiệu quả thực hiện các đầu tư”.  Việc  tạm ứng cho các hợp đồng  chỉ trong trường hợp “tạm ứng giúp  làm giảm chi phí của khách hàng và các nhà cung cấp trong quá trình  thực hiện hợp đồng.” Từ năm 2017 “nhằm giảm thiểu nguy cơ mất vốn”  các hợp đồng phải cho vay được thực thi với sự giám sát chặt chẽ của Kho bạc liên bang.

Theo giáo sư  Ivan Rodionov thuộc học viên nghiên cứu kinh tế thì vấn đề  thu nợ cho ngân sách – chỉ là làm tan một chút băng trên đỉnh của tảng băng trôi, . “Hầu hết các khoản chi phí được thanh toán theo  đơn hàng  của nhà nước chỉ sau  tháng Chín. Hoàn toàn  không thể hiểu nổi vậy thì trước đó các xí nghiệp mà nhận đơn hàng sẽ sống bằng gì “- ông than phiền.

Với sự tham gia của Alexandra Galaktionova và Michael Rubin, hãng truyền thông Nga – RBK

Nguyễn Hoàng Lân
lược dịch theo http://top.rbc.ru/economics


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề