Tham nhũng đang ăn mòn bán đảo Nga đã sáp nhập

Sevastopol, Crimea – Một quan chức an ninh hàng đầu Nga nhìn thấy rất rõ ràng những nguy hiểm mà Crimea đang phải đối mặt.

“Khủng bố và tham nhũng đang đe dọa Crimea,” theo báo cáo vào đầu tháng Tám của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev về thành phố Sevastopol, trong một cuộc họp với các quan chức địa phương.

Mối đe dọa đầu tiên rất rõ ràng là “chính sách khủng bố”, ông nhắc đến yêu cầu của tổ chức quốc tế phải trả lại bán đảo Crimea  mà Nga sáp nhập trái phép vào năm ngoái. Đây là hành động mà Liên Hợp Quốc và phương Tây không công nhận.

Mối đe dọa thứ hai là tham nhũng đang hoành hành trên khắp mọi nơi trong cuộc sống của mỗi người dân Nga và Ukraina. Nga và Ukraina hiện xếp thứ 136 và 142 vào năm 2014 trong số 175 nước có chỉ số tham nhũng lớn nhất thế giới, theo đánh giá của tổ chức xếp hạng Transparency International có trụ sở tại Berlin.

Sau khi bán đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow, tài sản như đất đai, nhà cửa, cơ sợ hạ tầng của chính phủ và các nhà tài phiệt Ukraina đã bị quốc hữu hóa. Những người Nga giàu có đã đổ xô đi mua bất động sản tại đây. Moscow cũng đổ hàng tỷ rub để khôi phục lại cơ sở hạ tầng đổ nát và xây dựng lại căn cứ Hải quân có từ thời Soviet.

Tuyến đường huyết mạch từ Ukraina đến bán đảo đã bị cắt đứt làm đẩy giá cả tăng vọt, theo phản ánh từ người dân địa phương. Những doanh nhân địa phương phàn nàn về những khó khăn mà họ gặp phải khi đăng ký công ty với chính quyền Nga. Tất nhiên việc chuyển đổi đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.

Trong cuộc họp của Chính phủ ông Patrushev nói hơn 60 quan chức bị sa thải vì tham nhũng và một số tội phạm tham nhũng liên quan đến  700 hành vi phạm tội đã được xác định ở Crimea kể từ khi sáp nhập ông nói và đưa ra câu ngạn ngữ Nga “ong nào mà chả thích mật?”

Hầu hết các quan chức là cựu công chức Ukraina đã muốn tại vị bằng cách cam kết trung thành với Kremlin. Nhiều người trong số những quan chức này là những người đã nổi dậy đòi sáp nhập bán đảo vào Nga sau khi cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich bị lật đổ, các nhà phân tích và các quan chức cho biết.

“Bạn nối khố của Yanukovich bắt đầu “đề án tham nhũng,” một hệ thống vòi bạch tuộc về tiền lại quả, gia đình trị và quan hệ gia đình”, Grigory Ioffe, người đứng đầu phòng Public Chamber – Crimea, nói với Al Jazeera.

“Nó là ung nhọt làm di căn khắp nền kinh tế Crimea – và không chỉ nền kinh tế mà còn các doanh nghiệp đầu tư tại nước ngoài – nhiều đến mức trong chỉ trong năm rưỡi (kể từ tháng 3-2014) khó mà không sa thải tất cả.”

Nhưng các quan chức và các nhà lãnh đạo cộng cộng đã nêu ra những tệ nạn không bao giờ “chết” mà nó chỉ dừng lại trong vài tháng bất ổn trong chính phủ mới.

“Tệ nạn và các hành vi tham nhũng đã tồn tại ở đây theo thời gian của chính quyền Ukraina. Toàn bộ hệ thống đã bị nhiễm bởi nạn tham nhũng từ trên xuống dưới,” Vladimir Garnachuk, một cựu nghị sĩ Crimean và là người đứng đầu tổ chức Clean Coast Crimea nói.

Ông cho biế thêm các lãnh đạo địa phương đã tập trung xung quanh Thủ tướng Sergei Aksyonov để chống lại những nỗ lực của Kremlin khi ra những quyết định cho bán đảo. Họ phủ nhận luật liên bang bằng luật địa phương và đuổi những nhà đầu tư Nga ra khỏi Crimea.

“Tình trạng một số người theo phong trào ly khai đang xảy ra tại đây,” Garnachuk nói.

Nhóm của ông đã đưa ra những dấu hiệu dễ thấy nhất của nạn tham nhũng là các quan chức và doanh nhân có quan hệ tốt với chính quyền đã tiếp quản bất hợp pháp các bãi biển công cộng và những khu đất thuộc công viên quốc gia.

Theo bà Elena Yatsishina, một nhà hoạt động chống tham nhũng của cộng đồng Crimean nói rằng “các cựu quan chức Ukraina quay sang phục vụ cho Nga nhanh chóng trở thành một phần hệ thống của Nga và tìm mọi cách để thậm thụt.”

Vào giữa tháng Tám khi ông Putin đến thăm bán đảo và cảng Sevastopol người ta đã dựng  ba chục chiếc lều màu trắng được trang trí bằng biểu tượng Crimea được bao quanh vòng tròn màu đen với dòng chữ “dừng lại sự cướp bóc Sevastopol!”

Gần 22.000 cư dân Sevastopol tương đương bảy phần trăm dân số của thành phố, đã ký thỉnh nguyện thư vào cuối tháng tám đề nghị Putin sa thải thị trưởng thành phố.

Một doanh nhân viết thư ngỏ gửi cho ông Putin vào cuối tháng Tám than thở rằng “Khi tôi nhập hàng hóa cần thiết để duy trì và phát triển sở thú mà cứ như nhập hai container cocaine, thuốc phiện hay cần sa.”

Trong thư ông cũng phàn nàn những trở ngại mà ông phải đối mặt khi nhập khẩu máy phát điện và các thiết bị khác cho hai vườn thú do ông sở hữu bằng giấy phép đăng ký là doanh nghiệp nhỏ để  thu hút du khách. Theo ông trong số khoảng 120.000 chủ doanh nghiệp đăng ký tại Crimea, chỉ có một phần tư doanh nghiệp được đăng ký dưới chính phủ Nga.

Một số chủ doanh nghiệp khác nói rằng sự chậm trễ dường như bị gây ra bởi sự khác biệt về pháp luật và chính sách thuế giữa Ukraina và Nga.

“Đó không phải là cách để phát triển Crimea, chúng ta phải thay đổi một cái gì đó hoặc ai đó”, Zubkov viết.

Nội dung được thực hiện bằng nguồn tin từ Al Jazeera, một công ty truyền thông quốc tế đặt trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera đã thu hút được sự chú ý từ quốc tế sau vụ khủng bố 11/ 9 nhờ một kênh truyền hình chuyên đưa tin trực tiếp từ chiến trường Afghanistan.

Đức Dũng 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Tham nhũng đang ăn mòn bán đảo Nga đã sáp nhập”:

  1. Nguyen Van Anh viết:

    http://lenta.ru/articles/2015/07/08/krimvash/ . Nga còn phải thốt lên Crimea vẫn chưa phải là của nga khi lãnh đạo Crimea xung đột với FSB và ko nghe lệnh của chính phủ liên bang . Lãnh đạo Crimea tham nhũng nặng từ thời Yanukovych đến giờ rồi .

  2. FSB mà căng với nó, nó giận đòi độc lập ko phải nghe lời bố con thằng nào là dở đây. Kkkk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề