Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga đã trở thành một đất nước hỗn loạn trong đó kế hoạch tập trung để phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên. Dầu mỏ và khí đốt là xuong sống của nền kinh tế. Nền kinh tế Nga cũng như thời Liên Xô ít có sự cải tổ và nó đã sinh ra một đống người gọi là các đầu sỏ chính trị vô cùng giàu có bằng cách thu giữ và kiểm soát tài sản của nhà nước hoặc mua chúng với giá rẻ mạt. Sau khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 1999 đã áp dụng những chính sách nhằm ổn định kinh tế, ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu tài nguyên và trong thời gian ông cầm quyền giá dầu liên tục tăng cao nhất trong lịch sử của dầu mỏ.
Tuy nhiên các nhà đối lập của Putin, cả trong và ngoài nước đều cho rằng ông đang tiếp tục kết nối với những nhà lãnh đạo trong quá khứ và tiếp tục làm giàu cho bản thân và giúp những “đồng chí Tư bản” trở thành những người giàu nứt đá đổ tường bằng nguồn tài nguyên của quốc gia.
Đầu năm ngoái các nhà báo của một trong hai hãng thông tấn lớn nhất thế giới Reuters đã có cuộc điều tra về những điều này. Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi phóng viên đặc biệt Stephen Grey đã tìm thấy các bằng chứng và chìa khóa để kiếm tiền hiện tại của “đầu sỏ chính trị” không phải chiếm đoạt quyền kiểm soát của các công ty khai thác. Họ đã chiếm đoạt tiền từ doanh thu từ các công ty khai thác thông qua việc chi tiêu cho ngân sách nhà nước.
Các phóng viên đã kiểm tra một số chi tiêu lớn nhất nước Nga – bao gồm các hệ thống y tế và ngành Đường sắt mà nhà nước đang nắm quyền sở hữu. Họ phát hiện ra rằng một số tiền lớn thường xuyên được trả cho các công ty tư nhân mà ít người biết đến và những khoản chi tiêu vô cùng lớn dành cho những cá nhân có quan hệ tốt với những người có thế lực.
Một số thông tin cho biết hàng tỷ đô la của những hồ sơ dự thầu Đường sắt Nga “cho công việc gia công phần mềm, chẳng hạn như đã công bố công khai. Các phóng viên đã phân tích dữ liệu và các thông tin liên quan được cung cấp bởi các nguồn tin cậy, bao gồm cả hai năm ‘hồ sơ của các giao dịch thông qua hai ngân hàng Moscow. Thông tin chi tiết được thu thập từ hàng chục cuộc phỏng vấn và các báo cáo tại Nga và các nước khác.
Mặc dù các cá nhân và những yêu cầu khác nhau nhưng kết quả cuối cùng đều giống nhau và cho thấy một mô hình: Các khoản tiền rất lớn của nhà nước đã được chui vào túi của các đầu sỏ chính trị thông qua những cá nhân trung gian hoặc những công ty bí mật có liên kết với Putin.
Phần 1
Hai công ty liên kết của Tổng thống Vladimir Putin đã hưởng lợi từ một chương trình mua sắm thiết bị y tế đắt tiền của nhà nước và họ đã gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, những tài khoản này được liên kết đến bất động sản được gọi là “cung điện của Putin”.
Năm 2005, Tổng thống Vladimir Putin đã đích thân ra lệnh xây dựng một chương trình lớn để cải thiện cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Nga. Năm năm sau, cơ quan chức năng phát hiện ra rằng các nhà cung cấp đã tính giá thành lên cao gấp hai thậm chí ba lần cho các thiết bị y tế như máy quét công nghệ cao.
Ông Dmitry Medvedev lúc đó đang làm Tổng thống đã tố cáo và cáo buộc các hành vi lừa đảo của những người tham nhũng trên truyền hình quốc gia. Những tên tội phạm, ông cho biết “những kẻ mất nhân tính đã thực hiện những hành vi ăn cắp tiền một cách trắng trợn của nhà nước”. Sau đó Medvedev đã chỉ thị cho các cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu của Nga nhằm đảm bảo rằng “tất cả những người tham gia vào vụ việc này phải bị trừng phạt một cách nghiêm túc nhất”.
Nghi phạm đã bị đày ải đến những noi xa xôi và trong năm 2012 Bộ nội vụ cho biết 104 người đã bị buộc tội liên quan đến máy quét đắt đỏ. Một số quan chức địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp đã bị kết tội gian lận và bị kết án tù.
Tuy nhiên theo điều tra của Reuters đã thấy rằng hai cộng sự giàu có của Putin tham gia vào việc trục lợi đã không bị bất cứ sự trừng phạt nào.
Họ bán thiết bị y tế có giá trị ít nhất 195 triệu USD sang Nga và đã gửi tổng cộng 84 triệu USD vào các tài khoản tại ngân hàng Thụy Sĩ, theo hồ sơ của ngân hàng được xem xét bởi Reuters. Các hồ sơ cũng cho thấy ít nhất 35 triệu euro (48.000.000 $) từ các tài khoản đã được đổ vào một công ty mà sau đó đã giúp xây dựng một khách sạn sang trọng ở gần Biển Đen được gọi là “cung điện của Putin” – một biệt danh được gọi sau khi một doanh nhân bị cáo buộc đã xây dựng cung điện cho Putin. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Nga đã phủ nhận bất kỳ những kết nối đến cung điện này.
Những phát hiện này là một phần của cuộc điều tra của Reuters vào cách kiếm tiền của những người có quan hệ với Kremlin và từ những hợp đồng nhà nước trong thời đại Putin. Điều này và một phần nào đó đã cho thấy những gì trở thành các cam kết sẽ hỗ trợ lớn đối với họ từ ông Putin. Một câu chuyện khác, dựa trên một cơ sở dữ liệu bí mật từ hồ sơ ngân hàng của Nga, sẽ khám phá hàng tỷ đô la trong chi tiêu về hợp đồng đường sắt nhà nước.
Sự giàu có của các “đồng chí của ông Putin” trên toàn cầu đã được nghiên cứu kỹ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt áp đặt bởi Hoa Kỳ và châu Âu vào các đối tác của tổng thống trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Nga đã nổi tiếng về nạn tham nhũng kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dưới sự lãnh đạo nước Nga đầu tiên là ông Boris Yeltsin các “đầu sỏ chính trị” đã giành quyền kiểm soát ngành công nghiệp nhà nước và họ đã giàu lên một cách nhanh chóng. Tất nhiên nước Nga sẽ kéo dài những ngày hoang dã lâu hơn.
Kế tục Yeltsin là Putin đã khôi phục phần lớn các ngành công nghiệp béo bở nhất của quốc gia, chẳng hạn như dầu khí và dành quyền kiểm soát cho nhà nước. Nhiều người dân nhận thấy Putin là một nhà cải cách lớn từ sự hỗn loạn của thời đại Yeltsin. Putin, một cựu sĩ quan KGB, đã mang lại trật tự. Giá dầu tăng cao đã thúc đẩy tăng trưởng. Nền kinh tế Nga và chỉ số thu nhập bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi.
Nhưng vấn nạn tham nhũng vẫn là một thành đồng vững chắc. Con đường dẫn đến sự giàu có ngày hôm nay của các đầu sỏ chính trị theo các nhà kinh tế độc lập cho biết nó không phải do cướp tài sản của nhà nước trong ngành khai thác mà dòng chảy của tiền tệ được thực hiện bằng các hợp đồng ma và các công ty tư nhân.
“Hệ thống tham nhũng tại Nga hiện nay không theo truyền thống mà chuyển sang mức độ tinh vi và nguy hiểm hơn đó là liên kết giữa các dịch vụ và tập đoàn nhà nước với những công ty tư nhân” nhà kinh tế Vladislav Inozemtsev, giám đốc Viện Nghiên cứu Post-công nghiệp, chuyên gia cố vấn tại Moscow nói . (Còn tiếp)
Thanh Trúc
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Trả lời