Mỹ tiếp tục gây áp lực lên châu Âu về vấn đề của tuyến đường ống dẫn khí đốt ” phương Bắc – 2″. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh năng lượng của châu Âu, những thứ mà tạo ra dự án này. Theo các nhà phân tích chính trị, Mỹ cũng không muốn cho phép có một cú tác động không tốt đến nền kinh tế của Ukraina, trong trường hợp khởi động tuyến đường ống phương bắc thứ 2 này (SP-2).
Hoa Kỳ phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga ” phương Bắc – 2″. Tại một cuộc hội thảo Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ, được tổ chức vào ngày 5 tháng ba tại Washington, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Âu và Á-Âu Bridget Brink nói rằng dự án đem lại một mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của Ukraina và trên khắp châu Âu.
Trong đó, quan chức Mỹ đã nói rằng Ukraina cần phải giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, mặc dù tập đoàn dầu khí quốc gia Ukraina “Naftogaz” đã không còn mua nhiên liệu từ Nga.
Dòng chảy phương bắc SP-2 – có công suất đường ống 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, vượt qua dưới biển Baltic đến bờ biển Đức song song với đường ống đang có là phương bắc 1 “Nord Stream” (công suất của nó cũng là 55 tỷ mét khối). Dự án mới chủ yếu được dùng để giảm quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraina, do đó làm giảm nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp của “Gazprom”. Về những rủi ro có thể có, công ty của Nga luôn thường xuyên định kỳ cảnh báo, tuy nhiên hệ thống đường ống qua Ukraina chưa một lần nào xảy ra sự cố gián đoạn quá cảnh. Khi vào mùa đông năm 2008-2009, công ty của Nga lúc đó đã ngừng cung cấp, tuyên bố rằng lượng khí đốt trong đường ống trung chuyển sang châu Âu qua Ukraina bị Kiev ăn cắp, một số nước ở châu Âu trong vài ngày đã không có bất kỳ một mét khối khí nào. Nhưng cuối cùng thì cũng đã không thể chứng minh được hành vi trộm cắp từ đường ống trung chuyển khí đốt của “Gazprom”.
Ukraina ngay từ lúc ban đầu đã phản đối xây dựng dòng chảy phương bắc 2 (“Nord Stream 2”). Khi mà Arseniy Yatsenyuk còn làm thủ tướng đã nói rằng việc cho vận hành dòng chảy SP-2 có thể sẽ tước đi của Ukraina 42 tỷ UAH doanh thu quá cảnh một năm. Bà Bridget Brink chỉ ra rằng trong trường hợp vận hành dòng chảy của SP-2 sẽ tập trung vào cùng một tuyến đường khoảng 80% lượng xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu, rằng điều này sẽ tạo ra các rủi ro.
Ở đây bà Brink ước tính hơi quá. Xét dòng chảy phương bắc đầu tiên, khi đưa thêm tuyến SP-2 thì chuyển qua Baltic sẽ là 110 tỷ mét khối. Cho rằng việc “Gazprom” xuất khẩu sang châu Âu theo kết quả của năm 2016 lên tới khoảng 180 tỷ mét khối, thì các dòng phương bắc sẽ chỉ có khoảng 61%.
Tóm lại là trước đây đã có những lo ngại đại như thế. Nhưng họ nhấn mạnh rằng khối lượng khí đốt rất lớn sẽ đi qua Đức, tăng đáng kể vai trò của nước này về việc ảnh hưởng đến dòng khí.
SP-2 nói chung đang có rất nhiều đối thủ: một số nước EU đã hai lần gửi thư cho Ủy ban châu Âu đòi hỏi cấm thực hiện dự án. Các cuộc chống đối lớn đến từ Ba Lan, nơi mà trong trường hợp thực thi dự án cũng sẽ mất thị phần vận chuyển.
Mặc dù thực tế rằng Hoa Kỳ, trái ngược với Ba Lan, “Nord Stream – 2” hoàn toàn không ảnh hưởng đến, nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần phản đối dự án.
Khi còn vào mùa xuân năm ngoái Mỹ đã tuyên bố rằng SP-2 là một dự án chính trị và là một mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của châu Âu. Vào mùa hè năm 2016 một nhóm các thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi thư cho Ủy ban châu Âu với sự chỉ trích dự án. Bức thư tài liệu đó, đặc biệt, lưu ý rằng dòng chảy SP-2 sẽ là “một bước thụt lùi về mặt đa dạng hóa nguồn năng lượng của châu Âu, bởi các nhà cung cấp và các tuyến đường”.
Hơn nữa, các thượng nghị sĩ cảm thấy rằng một số động thái của Nga là nhằm mục đích “phá hoại hòa bình và an ninh ở châu Âu, bao gồm cả thông qua việc sử dụng năng lượng như một đòn bẩy ảnh hưởng chính trị.”
Về vấn đề thực hiện dòng chảy “Nord Stream – 2” sẽ làm suy yếu việc tạo ra một Liên minh Năng lượng châu Âu, bức thư viết.
Muộn hơn, Dzhozef Bayden, tại thời điểm đó là Phó Tổng thống Mỹ, nói rằng “Nord Stream” thứ hai là một “thỏa thuận xấu” dối với châu Âu. Trong đó ông đã lưu ý rằng người tiêu dùng châu Âu đã có thể mua khí đốt hóa lỏng LNG của Mỹ.
Còn đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Năng lượng Amos Hohshtayn đã chỉ ra rằng dòng chảy “Nord Stream” thứ hai sẽ làm suy yếu nền kinh tế của cả Ukraina và cũng như Slovakia (sau Ukraina là đất nước quá cảnh khí đốt của Nga).
Phó chủ tịch Trung tâm Công nghệ Chính trị, Alexei Makarkin nói rằng lợi ích của Mỹ là độc quyền chính trị, mà cụ thể ở đây có liên quan tới Ukraina.
“Đây là một đặt cược chính trị lớn, và đây không phải là của Obama hay của Trump, đây là đặt cược của nhà nước Mỹ – nhà phân tích chỉ ra – Hoa Kỳ ủng hộ cuộc cách mạng “Maidan” của Ukraina – trước tiên với mục đích ngăn chặn Ukraina liên minh và hội nhập với Nga (bất cứ tổ chức lớn thuộc Liên Xô cũ, được Mỹ coi là một mối đe dọa). Và bây giờ Mỹ buộc phải tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho chính quyền mới ở Ukraina “, – Makarkin cho biết.
Về vấn đề này, theo chuyên gia, Mỹ sẽ cố gắng gây áp lực lên Ủy ban châu Âu về vấn đề “Nord Stream – 2”.
Tẩu Vi (heo gazeta.ru)
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời