Mặt đã nhúng tràm. Tại sao không thể hòa giải Nga – Mỹ.

Nhà ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia, một cộng sự thân cận của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Thomas Graham – ở Mỹ ông  được coi là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí đại sứ tại Nga – đã đưa ra một cuộc phỏng vấn dài, đăng  trên Hãng truyền thông “Tiếng nói của nước Mỹ”. Trong cuộc phỏng vấn này Thomas Graham nói rất nhiều, không chỉ về nước Nga mà còn về Ukraina. Qua đó có thể thấy quan điểm của một số chuyên gia, mà sẽ có tiếng nói quyết định trong bộ máy chính quyền mới của nước Mỹ, về lời giải cho cuộc xung đột Nga- Ukraina.

nga-my

Và đây – Donbass. Kế hoạch giải quyết xung đột ở miền Đông của Ukraina trong bài trình bày của Graham  không khác nhiều so với bản kế hoạch, mà trước đây Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã đưa ra. “Có thể giảm các lệnh trừng phạt để đổi lấy những  hành động cụ thể. Vì vậy, tôi sẽ  phân chia Thỏa thuận Minsk ra thành từng phần và đề nghị Moscow thực hiện Thỏa thuận  theo từng giai đoạn để đổi lấy việc dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt. Cách giải quyết như vậy – nới lỏng biện pháp trừng phạt để đổi lấy một số hoạt động cụ thể từ phía Moscow – có thể dẫn đến giải quyết cuộc khủng hoảng “.

Graham nói rằng “ở giai đoạn này Moscow sẽ hiểu ra rằng cách tiếp cận như vậy là hợp lý. Cách tiếp cận này cũng sẽ là một tín hiệu gửi đến Kiev, rằng  Ukraina không còn có thể lợi dụng tình trạng trì trệ kéo dài như một mánh khoé để không đưa ra những quyết định chính trị  cần thiết để đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế của đất nước “.

Như các bạn có thể thấy, không có thiện cảm đặc biệt nào với đất nước của chúng ta. Nhưng điều này cũng không quan trọng!

Sai lầm chính của nhà ngoại giao ở chỗ là cho rằng Kremlin có thể đồng ý với cách tiếp cận này. Theo như đường lối của ngoại giao Nga, thì các biện pháp trừng phạt gây tổn hại đến chính  phương Tây. Và cần phải loại bỏ chúng, đơn giản chỉ vì chúng  không có liên quan gì đến cuộc  “xung đột dân sự” trong Donbass.

Putin không hề cần đến sự chấp thuận của phương Tây. Và khi Graham nói rằng có thể không chỉ giảm bớt lệnh trừng phạt, mà cần phải làm điều đó để đổi lấy một vài  hành động cụ thể, thì tức là ông ta đã đặt dấu chấm hết cho việc tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau với Moscow.

Điện Kremlin cũng đã  nhận thức rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào trong vấn đề  Donbass (Trong thỏa thuận Minsk đòi hỏi việc rút quân Nga khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và  trả  lại quyền kiểm soát biên giới cho phía Ukraina)  sẽ trở thành cái kết  của ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Bởi vì như vậy có nghĩa là Putin phải rút lui – và ngay cả những kẻ mà  bây giờ đang sẵn sàng phục vụ kẻ thù,  sẽ tìm kiếm những cách riêng của mình để thỏa thuận với Kiev, hoặc chỉ để thoát khỏi Nga. Ông Putin sẽ không bao giờ chấp nhận việc thực hiện các thỏa thuận Minsk theo từng  “giai đoạn” để đổi lấy một sự nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt.

Thậm chí,  nhà ngoại giao Mỹ đã có một quan điểm ngây thơ trong vấn đề Crimea. Thomas Graham tin rằng “Moscow quan tâm đến việc hợp pháp hóa quyền kiểm soát Crimea. Câu nói  – “Crimea của chúng ta và chúng ta không thảo luận về vấn đề này” – ở giai đoạn này chỉ là một phản ứng không đầy đủ, đặc biệt là nếu Nga muốn khôi phục quan hệ với châu Âu và phát triển nền kinh tế của Crimea “.

Tiếp theo là danh sách các lời khuyên về việc làm thế nào để hợp thức hóa việc chiếm đóng lãnh thổ nước ngoài theo mô hình trong lịch sử của việc chuyển giao  vùng lãnh thổ Sudetenland  cho Adolf Hitler – “. Chúng ta có thể nói về việc bồi thường cho phía Ukraina, hoặc tổ chức một cuộc trưng cầu thứ hai, do xuất hiện sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc trưng cầu đầu tiên ở Crimea về gia nhập vào Nga”.

Những lời khuyên kinh tởm, nhưng  không có giá trị!. Bởi vì, ở đây  những sai lầm chính của Graham đó là  tin rằng Nga quan tâm đến việc “hợp thức hóa”.

Theo quan điểm của Putin, tất cả đã được hợp pháp từ lâu rồi. Không thể có ông Graham và thậm chí không thể có ông Trump nào có thể ép buộc Tổng thống Nga thay đổi hiến pháp, trong đó đề cập đến Cộng hoà Crimea và Sevastopol.

Putin sẽ không bao giờ đồng ý một cuộc trưng cầu thứ hai, càng không chấp nhận vấn đề  “bồi thường”. Tiếp theo, những ý kiến, đóng góp  về  “Sự phát triển của nền kinh tế của Crimea” của Graham thật là hài hước – dường như nhà ngoại giao Mỹ không hề biết rằng nền kinh tế Nga đang phát triển ra sao và  môi trường đầu tư trong nước Nga đang ở hoàn cảnh nào.

Vì vậy, Graham có lẽ chỉ là một vị cố vấn nghiệp dư chăng? Không, ông ấy không phải là một có vấn nghiệp dư. Và Kissinger cũng không phải là nghiệp dư. Và nhiều người khác nữa, những người muốn bình thường hóa quan hệ với Nga – không phải là những chuyên viên nghiệp dư. Họ sẵn sàng nhắm mắt lại trước cuộc chiến tranh ở  Donbas và sự chiếm đống Crimea vì lợi ích của sự hợp tác với nước Nga. Nhưng họ cần sự đảm bảo rằng điện Kremlin không đi tiếp – Và khi đó họ sẵn sàng đồng ý với  “Tình trạng trung lập của Ukraina”. Và họ mong muốn rằng  Putin sẽ giữ thể diện cho họ.

Xin mời tham khảo:

http://thoibao.today/paper/kiev-dap-tra-loi-keu-goi-thoa-hiep-ve-van-de-donbass-1576916

Sẽ không bao giờ có được cả hai điều đó! Putin đã không cho họ cơ hội để giữ thể diện đơn giản chỉ vì ông ta không thể rút lui. Đối với ông, sự rút lui – đó là sự kết thúc của chế độ. Và Putin sẽ chỉ tiến lên phía trước đơn giản vì trong khát vọng đế quốc và đối đầu với phương Tây quyền lực của ông ta mới được thể hiện và củng cố.

Xin mời tham khảo:

http://vntb.org/fbi-cong-bo-bao-cao-cao-buoc-tinh-bao-nga-can-thiep-cuoc-bau-cu-tong-thong.html

Putin – và điều này có thể Graham không thực sự hiểu được – tranh đấu với Hoa Kỳ chứ không phải là với Ukraina. Và chiến thắng trước Mỹ sẽ không phải là dành cho Ukraina vị trí  “trung lập” vì  Ukraina cho đến 2013  đã  là quốc gia “không liên kết”, mà nhằm mục đích tái thiết Đế quốc Nga và khu vực ảnh hưởng của nó, ít nhất là  trong phạm vi  lãnh thổ Liên Xô cũ. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên mong đợi sự thỏa hiệp của Putin.

Đó là lý do tại sao tất cả các kế hoạch, hiện đang được một số chuyên gia Mỹ thiết lập, những người mơ về một “sự hòa giải với điện Kremlin”, sẽ cam chịu thất bại hoàn toàn. Và không nên đánh giá các kế hoạch này trên phương diện về mặt đạo đức, chúng cần được đánh giá trên quan điểm về chủ nghĩa hiện thực.

c giả: Chính trị gia, nhà o nổi tiếng Vitali Portnhikov

Bài viết được đăng tại đây: http://politolog.net/analytics/lico-v-gryazi-pochemu-rossijsko-amerikanskogo-primireniya-ne-budet-portnikov

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề