Giá dầu thấp vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Đông

Các nước Trung Đông sản xuất dầu mỏ vẫn phải đối phó với giá dầu thấp kể cả khi chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách cần thiết. Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế phụ trách Trung Đông cho biết, khi tổ chức này đưa ra một báo cáo mới nhất vào thứ Tư trong đó cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế yếu kém của khu vực.

Trả lời tờ The Associated Press, ông Masood Ahmed nói rằng nền kinh tế của Iran tăng trưởng hơn mong đợi khi tăng 4,5 phần trăm trong năm nay và có thể duy trì tốc độ đó nếu hiện đại hóa các ngành công nghiệp của nước này và đầu tư nước ngoài nhiều hơn sau khi thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới đã đạt được.

Các báo cáo mới của IMF về triển vọng kinh tế của Trung Đông không gây bất ngờ cho những người sống trong khu vực kể từ khi giá dầu đã giảm một nửa so với mức cao hơn 100 $ một thùng vào giữa năm 2014.

Tất cả các nước vùng Vịnh Ả Rập đã cắt giảm các khoản trợ cấp hào phóng trong bối cảnh giá xăng dầu thấp, trong khi một số đã cơ cấu lại các cơ quan chính phủ và tạm dừng các dự án xây dựng.

Với giá dầu dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp, theo báo cáo của IMF dự toán tăng trưởng khu vực vùng Vịnh là khoảng 1,7 phần trăm trong năm nay, trong khi một số nước tăng trưởng nhích hơn một chút dự kiến bắt đầu vào năm 2017. Đó là các quốc gia Iraq, Kuwait và Ả Rập Saudi có thể đạt được thặng dư ngân sách năm 2021, trong khi cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan, chiến tranh dân sự của Yemen và cuộc xung đột Syria tiếp tục làm suy yếu lòng tin trong khu vực.

“Một số nước – Saudi Arabia, Bahrain và Oman – theo hoàn cảnh hiện tại bắt đầu phải hành động nhiều hơn trong chính sách điều chỉnh để có thể cân bằng ngân sách của họ trong năm năm,” Ahmed nói với AP trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba. “Tất cả chính sách mà họ đang làm sẽ khớp nối với nhau để giúp họ đạt được điều đó, nhưng kèm theo đó là những lựa chọn khó khăn. Đó là phải cắt giảm tiền lương xã hội, cắt giảm việc làm ở Saudi Arabia và Oman”, ông nói.

Trong khi đó, nền kinh tế của Iran đã đạt được gần bằng mức trước khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Iran sẽ phải hiện đại hóa cả hệ thống ngân hàng và ngành công nghiệp sản xuất cũng như cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đất nước, để giúp GDP tiếp tục tăng trưởng.

“Thách thức lớn đối với Iran là họ có thể duy trì tăng trưởng 4, 5 phần trăm và lớn hơn trong trung hạn hay chỉ tăng một lần rồi dừng lại ?” Ahmed tự đặt câu hỏi. “Họ có thể đạt được điều đó, nhưng phải tiến đến giải quyết một số khó khăn khác trong nền kinh tế của họ.”

Nới lỏng thêm lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ kích thích tăng trưởng, mặc dù Ahmed thừa nhận rằng đây sẽ là một “tiến trình chính trị, mà chúng ta chưa thể biết.” Điều đó đồng nghĩa với việc Iran sẽ xử lý như thế nào khi hiện nay lực lượng an ninh  bắt giữ những người có quan hệ với phương Tây trong khi lực lượng Vệ binh Cách mạng vẫn chi phối nền kinh tế.
Đức Dũng (theo AP)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề