EU nỗ lực giữ vững chế tài trừng phạt Nga

BRUSSELS (Reuters) – Những nước EU ủng hộ trừng phạt kinh tế Nga hôm nay khẳng định lệnh cấm vận vẫn cần thiết đối với an ninh của liên minh. Khẳng định này diễn ra trong bối cảnh 28 nước EU có sự rạn nứt trong sự đồng thuận về biện pháp để đối phó với Moscow.
Trong khi một số nước EU như các nước Baltic và Ba Lan cho rằng biện pháp trừng phạt vẫn là một phản ứng cần thiết trước sự bành trướng của Nga, nhưng những thành viên khác nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Moscow vì họ là đối tác thương mại, nhà cung cấp năng lượng và là một bên quan trọng để chấm dứt khủng hoảng tại Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania thuộc Liên xô cũ tuyên bố mặc dù hợp tác với Nga về vấn đề Syria là điều cần thiết nhưng điều đó không có nghĩa EU nên thỏa hiệp trong việc ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
“Chúng ta phải có một cái nhìn tỉnh táo tại khu vực của chúng ta. Không nên đánh đồng mọi sự việc với nhau. Đối với chúng ta an ninh phải được đặt lên hàng đầu,” Linas Linkevicius nói trong cuộc họp thường kỳ giữa các ngoại trưởng EU ở Brussels vào hôm nay.
Nhắc lại lập trường này Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tuyên bố: “Trong trường hợp của chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn, phải bảo vệ các nguyên tắc của chúng ta, giá trị của chúng ta và biên giới của chúng ta ở châu Âu.”
Các biện pháp trừng phạt về năng lượng, tài chính, quốc phòng của EU đã sẵn sàng gia hạn tiếp theo vào tháng Bảy.
Tại cuộc họp hôm thứ Hai bàn về chính sách của EU đối với Nga sẽ có một mục chính về chương trình nghị sự, đây là lần đầu tiên trong hơn một năm EU thảo luận cụ thể về vấn đề này. Phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh bà Federica Mogherini hy vọng khối sẽ tái khẳng định sự đoàn kết.
Chia rẽ
Đáng chú ý theo các nhà ngoại giao các cuộc thảo luận sẽ không đề cập đến vấn đề trừng phạt vì sợ làm trầm trọng hơn sự chia rẽ. Thay vào đó, các quan chức EU là những người soạn thảo chính sách đối ngoại của khối sẽ cố gắng đánh giá tâm trạng của các bộ trưởng trước khi lệnh trừng phạt có thể được các nhà lãnh đạo EU thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tới.
“Tôi mong đợi một đánh giá của tình hình thực tế vì hiện nay trong khối có những ý kiến khác nhau về quan hệ với Nga”, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski nói.
Những nước Ý, Hy Lạp, Síp và Hungary trong EU luôn hoài nghi về các biện pháp trừng phạt. Trong khi nông dân châu Âu đã từng xuất khẩu sang Nga muốn nhìn thấy thị trường mở cửa trở lại vì Moscow đã áp đặt lệnh trừng phạt trả đũa đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi vào năm ngoái đã nhanh chóng ủng hộ quyết định gia hạn lệnh trừng phạt nói rằng họ sẽ không vội vã thông qua lần này.
Tuy nhiên theo quan điểm của Hoa Kỳ việc dỡ bỏ biện pháp trừng phạt của phương Tây kèm theo điều kiện là Nga phải tuân thủ các điều khoản của tiến trình thỏa thuận Minsk. Trong đó Nga phải rút quân đội và vũ khí ra khỏi Ukraina, mặc dù Moscow luôn khăng khăng khẳng định quân đội của họ không tham gia vào cuộc xung đột tại miền Đông Ukraina.
“Hôm nay Nga chỉ có một sự lựa chọn, hoặc tiếp tục bị trừng phạt làm nền kinh tế bị tổn hại, hoặc tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận hòa bình Minsk. Moscow phải nhận thức được những gì cần phải làm và thông điệp của chúng tôi hiện nay là trừng phạt sẽ vẫn tồn tại trong chính sách của chúng tôi cho đến khi nào điều đó xảy ra (thực hiện nghiêm túc thỏa thuận Minsk”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tại Paris vào hôm qua.
Một số nhà ngoại giao EU cũng như Moscow đã đưa ra ý kiến thúc giục nới lỏng lệnh trừng phạt. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho biết ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng thỏa hiệp về tiến trình hòa bình Minsk cho Ukraina.

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề