Cuộc tập trận Nato nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Nga

Các nước NATO đang triển khai tất cả sức mạnh quân sự gồm không quân, hải quân và lục quân cho các cuộc tập trận lớn sát biên giới phía Bắc của Nga vào tháng này nhằm đáp ứng với những lời đe dọa ầm ĩ sử dụng vũ khí hạt nhân của Kremlin từ Tổng thống Vladimir Putin và những cảnh báo của các chuyên gia phân tích quân sự.

Các cuộc tập trận tại Estonia, Lithuania và Na Uy với sự góp mặt hơn 21.000 binh sĩ và các loại vũ khí hiện đại. Cùng với việc quân đội Mỹ đào tạo cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraina và trong thời gian gần đây là sự kích hoạt lực xây dựng lượng phản ứng nhanh gồm 3000 binh sĩ để bảo vệ Đông Âu. Đây là những thông điệp mạnh mẽ gửi tới Moscow rằng liên minh đã sẵn sàng bảo vệ các thành viên mới trong khối tại sân sau của Nga.

Binh sĩ, những chuyên gia huấn luyện và những nhà phân tích đánh giá của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được củng cố phòng thủ dọc theo biên giới mà người Đông Âu gọi là “Bức màn sắt”.

Mở rộng sự hiện diện của NATO dọc biên giới Nga là phản ứng đáp trả trước hành động hung hăng của Putin đối với nước láng giềng Ukraine trong năm qua. Hành động của Nga đã làm  tất cả những nước thuộc Liên xô cũ khi họ vẫn còn những ký ức đau đớn trước sự thống trị của Liên Xô sau chiến tranh phải lo ngại.

Hôm thứ Hai, Estonia phát động các cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử. Cuộc tập trận mang tên Operation Hedgehog với 13.500 binh sĩ từ khắp các nước trong khối liên minh 28 quốc gia. Tại Lithuania cuộc tập trận Operation Lightning Strike được triển khai gồm 3.000 binh sĩ và sĩ quan cảnh sát với nhiệm vụ kiểm tra hiệu quả sự phối hợp giữa quân sự – dân sự. Mục đích: Để đánh bại các hình thức xâm lược “chiến tranh lai” và chiến tranh ủy nhiệm mà Ukraine hiện đang phải đối đầu.

Tàu ngầm và sự bổ sung 5.000 lính thủy đánh bộ từ Hoa Kỳ, Đức, Na Uy và Thụy Điển, nước không thuộc thành viên NATO đã tham gia vào các cuộc diễn tập chống tàu ngầm ở Biển Bắc.

Phô trương sức mạnh quân sự của NATO thua xa so với quy mô cuộc tập trận gần đây của Nga trong tháng Ba. Cuộc tập trận của Nga trên Biển Barents bao gồm 30.000 binh sĩ, lính thủy đánh bộ và hàng trăm máy bay. Tuy nhiên cuộc tập trận của Nato đã được ông Putin mô tả bằng tuyên bố là “mục tiêu của Hoa Kỳ đầy âm mưu thâm độc trong việc ép buộc các đồng minh cũ của Moscow cô lập nước Nga, rời khỏi nước Nga bằng hành động thay đổi chế độ”.

Putin đã cảnh bảo cứng rắn đối với kẻ thù phương Tây “Nga là cường quốc vũ khí hạt nhân, sẵn sàng bảo vệ đất nước bằng tất cả những gì họ có”. Trong một phim tài liệu sản xuất để kỷ niệm 18 tháng 03 ngày sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, ông Putin nói rằng ông dự tính sử dụng vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh sự đối đầu căng thẳng nhất với khối Nato khi Ukraine thoát khỏi quỹ đạo của Moscow.

Các nhà phân tích quân sự và chính trị kỳ cựu cho rằng không nên bỏ qua mối đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân.

Vũ khí thông thường của Nga được thể hiện hết khả năng qua cuộc chiến tại Georgia và Ukraine, thực chất không thể là mối đe dọa chống lại Nato, ông Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích quốc phòng độc lập, ông là nhà quân sự cao cấp thời Liên Xô.

Putin thực hiện một “chiến lược mang tính bước ngoặt” vào năm 2007 khi công bố một chương trình tái vũ trang lớn trong thập niên hiện nay, trị giá hơn 500 tỷ USD nhằm nâng cấp trang thiết bị vũ khí hiện đại thay thế dần vũ khí thời Liên Xô và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân, ông Felgenhauer nói.

“Nga đã cho thấy họ sẵn sàng sử dụng quân đội để áp đặt ý chí đối với nước láng giềng nhằm đảm bảo phạm vi ảnh hưởng của họ. Nhà lãnh đạo của Nước Nga hiểu rằng họ không đủ khả năng để tấn công Hoa Kỳ bằng cuộc chiến tranh thông thường nên họ phải dựa vào chính sách”miệng hố chiến tranh”,” với cảnh báo bất kỳ sự khiêu khích nào sẽ được đáp trả bằng cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân”.

Một bầu không khí nguy hiểm sắp xảy ra đã được dóng lên ở Nga, bởi báo cáo được lan truyền từ những người theo tư tưởng diều hâu trong nội các của Putin khi cho rằng lá chắn tên lửa Mỹ được triển khai tại hai nước đồng minh trong khối Nato Ba Lan và Romania “đang có ý định đưa nhà ở” của Putin tại St. Petersburg và Sochi trong tầm hỏa lực của các tên lửa phương Tây.

“Các sự kiện đã trải qua. Chúng tôi hiện đang ở trong tình trạng trước chiến tranh,” ông nói lên suy nghĩ hiện đang được phổ biến của những người dân Nga bình thường.

Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow lo ngại Putin nỗ lực theo cách của mình để Nga không bị đánh bại bởi Nato và bất kỳ thất bại nào của Nga trước Nato đều có thể kích động ông ta sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Ông (Putin) không thể để mất Donbas,” Trenin nói về sự ủng hộ của Putin đối với những người ly khai Ukraine. “Tại một thời điểm nào đó ông Putin có thể chuẩn bị cho cuộc tấn công hạt nhân, chứng tỏ ông ấy sẵn sàng cho những gì mà ông ấy cần hành động”.

Thất bại trong việc “bảo vệ” cộng đồng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine từ chính phủ Kiev, mà Kremlin tuyên truyền miêu tả là chính quyền của những kẻ theo chủ nghĩa phát xít chống Nga, sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ông Putin.

“Đất nước này (Nga) sẽ trải nghiệm ít sự thay đổi khi chế độ bị hỗn loạn,” ông đặt giả thiết về những hậu quả khi Putin bất ngờ bị lật đổ. “Sự sợ hãi và bối rối sẽ xảy ra sau đó, cũng tương tự như những người dân đã thoát khỏi sự tổn thương sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Josef Stalin vào năm 1953”.

Trong tuyên bố về nhiệm vụ quốc phòng được sửa đổi và đã ký thành luật vào ngày 26 Tháng 12 bởi Tổng thống Putin, điện Kremlin cáo buộc Mỹ phá hoại “sự ổn định toàn cầu được thành lập và cân bằng quyền lực” với sự phát triển của chương trình “tấn công chớp nhoáng toàn cầu – Prompt Global Strike”. Hệ thống vũ khí được thiết kế để định vị tên lửa có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới, vì vậy nó sẽ nhanh chóng loại trừ cuộc phản công từ đối phương.

Với các mối đe dọa hạt nhân, những người sống ở các nước Đông Âu là thành viên NATO đang hoài nghi rằng liệu liên minh sẽ có thể bảo vệ họ?

“Rõ ràng là chúng ta cảm nhận từ chính mình trong một khoảng thời gian gặp nguy hiểm khi nguy cơ cao của chiến tranh tại Ba Lan. Chúng ta đang sống trong bóng tối của chủ nghĩa đế quốc Nga,” nghị sĩ Ba Lan, nhà sử học Pawel Kowal nói. “Đây là cực điểm cuối cùng của chính quyền thực dân. Phải mất một thời gian dài cho một đế chế để sụp đổ.”

Thứ trưởng bộ trưởng quốc phòng Latvia, Janis Sarts lo ngại về quyết định của Nga khi tăng chi tiêu quân sự lên 30% trong năm nay thậm chí ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. “Đây là hành động của một người có ý định muốn thực hiện cuộc chiến tranh ở đâu đó.”

Mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin với cấp độ ngày càng tăng kể từ khi ông quay trở lại nắm quyền Tổng thống năm 2012.

“Tốt nhất là đừng có gây sự với chúng tôi” Ông Putin phát hiểu trước các máy quay truyền hình trong chuyến thăm trại trẻ do Kremlin tài trợ vào tháng 8 năm ngoái. “Tôi muốn nhắc nhở bạn,” ông nói với khán giả tưởng tượng ở  xa, “rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hàng đầu.”

Hai tháng sau, ông buộc tội “những đối tác” không cụ thể đã cố o ép nước Nga bằng hành động xâm phạm vào những quốc gia phía Đông là đối tác truyền thống với Nga và cảnh báo “họ nên nhớ những mối bất hòa giữa các cường quốc hạt nhân có thể khiến nước Nga cần phải làm gì để ổn định chiến lược.”

Nhà ngoại giao NATO phát biểu trước các nhà báo trong năm nay họ lo ngại bởi những báo cáo của điện Kremlin và các tham mưu trưởng đã giảm bớt các tiêu chuẩn được cho là đúng khi tấn công hạt nhân.

Lời tuyên bố công khai về sự sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân đã không được giới hạn từ ông Putin. Chỉ huy Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, Trung tướng Sergei Karakayev, công bố vào tháng Mười Hai điện Kremlin đã lên kế hoạch để tiếp tục thực hiện chiến thuật thời Liên Xô là lắp tên lửa đạn đạo liên lục địa trên các toa tàu hỏa nhằm tăng khả năng tấn công để đáp ứng với Mỹ. Ông nói thêm, ông luôn túc trực “sẵn sàng nhấn nút” sử dụng tấn công tên lửa hạt nhân nếu có lệnh từ cấp trên.

Trong tháng Hai, trưởng tuyên truyền viên truyền hình của điện Kremlin, Dmitry Kiselev cho rằng sự cam kết của Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh “không bao giờ là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân” là hiệu ứng ảnh hưởng của “chủ nghĩa chính trị lãng mạn.” Học thuyết quân sự hiện nay của Nga không áp đặt các hạn chế đó” , ông nói trước khán giả trong chương trình thời sự hàng tuần của mình “Nga không còn ảo tưởng.” Một năm trước đây, khi các nhà lãnh đạo phương Tây đang cân nhắc biện pháp trừng phạt Nga trong việc sáp nhập Crimea, Kiselev nói rằng “chỉ có Nga là nước duy nhất mới có sức mạnh để biến nước Mỹ thành tro phóng xạ.”

Đại sứ Nga tại Đan Mạch, Mikhail Vanin đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn vào tháng cuối năm 2014 với tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten nếu Copenhagen  tham gia lá chắn chống tên lửa của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). “Tôi nghĩ rằng Copenhagen không hiểu đầy đủ về hậu quả sẽ xảy ra nếu gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu.”Nếu điều này xảy ra, tàu chiến Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu cho tên lửa hạt nhân Nga.”

Andrei Kortunov, Giám đốc Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga cho rằng những cảnh báo đáng ngại của Kremlin được đưa ra vì các nhà lãnh đạo Nga cho rằng họ đang bị đối xử bất công từ phương Tây khi phương Tây không tôn trọng Nga đã lôi kéo đồng minh của Nga về phía Nato.

“Có tư tưởng như thế này tại phương Tây: Tất cả mọi việc tại Ukriane đều tốt cho đến khi tên côn đồ tại Moscow đã đến (Ukraine), bất chấp tất cả, quyết định viết lại trật tự quốc tế. Nhưng đó không phải là sự thật.”

“Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko được giật dây bằng những lời xu nịnh từ quan chức phương Tây và phương tiện truyền thông như một thứ hạng hai của Havel (Vaclav Havel) hay Mandela (Nelson Mandela)” Kortunov ám chỉ tới những nhà bất đồng chính kiến Czech và nhà đấu tranh tự do cho Nam Phi. Cả hai người được cả thế giới tôn kính, những người đã đi con đường từ nhà tù đến dinh tổng thống.

“Các lãnh đạo Kiev không chạy theo chủ nghĩa phát xít như phương tiện truyền thông Nga miêu tả, nhưng họ là những con thỏ trong lễ Phục Sinh.”

Cuộc nổi dậy của những người theo đường lối châu Âu lật đổ Tổng thống đồng minh của Kremlin, Viktor Yanukovich đã làm  Kremlin chấn động, nơi tư tưởng cho rằng các thay đổi được xem là mối đe dọa cho tổ chức chính quyền Putin.

Những cảnh báo và tài liệu tham khảo về năng lực hạt nhân của Nga đã tăng dần, những lời lẽ khoa trương trên quy mô lớn mà chỉ có thể kiểm soát bởi Putin.

“Không ai thực sự biết nếu Putin sẵn sàng phát động cuộc chiến tranh hạt nhân. Kể cả chính Putin cũng không biết. Nhưng thông điệp chính được truyền tải rất rõ ràng: Chúng ta có thể quyết đoán hơn đối thủ và họ cần phải luôn nhớ trong đầu  Ai là người sẵn sàng leo thang:.?. Barack Obama hay Vladimir Putin. Câu trả lời đã rõ ràng.”

Dương Chuyên

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Cuộc tập trận Nato nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Nga”:

  1. lelinh viết:

    Nato se tu tan vo boi co che.khong thich hop voi xu huong thoi dai.
    Co cau kinh te cua chau au khap khieng trong ban than va nhieu van de mau thuan loi ich cua my.
    Trong tuong lai khong xa nato se tan vo gan giong nhu su tan vo cua lien xo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề