Việt Nam sẽ mua vũ khí nào của Mỹ?

Hoa Kỳ mới đây đã tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ được áp dụng cho các mục đích an ninh hàng hải.

Việt Nam không tiết lộ muốn mua thiết bị gì của Mỹ.

Tuy vậy, theo chuyên gia lâu năm về Việt Nam, giáo sư người Úc Carl Thayer, Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P3 của Mỹ.

P3 sẽ giúp mở rộng khả năng tuần tra trên biển của Hải quân Việt Nam với thời gian lâu hơn và khả năng bao quát rộng hơn bất kỳ loại máy bay tuần tra nào Việt Nam hiện đang có.

Tuy nhiên, chưa rõ liệu P3 có được trang bị tên lửa chống tàu và chống tàu ngầm hay không. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu trong đơn đặt hàng của Viêt Nam (nếu có) và phải được Mỹ thông qua. Đây có thể sẽ là mặt hàng ưu tiên của Việt Nam sau khi đạt được dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ, giáo sư Thayer nhận định.

Hải quân Mỹ đang thay thế các máy bay P3 của họ bằng loại P8 tân tiến hơn do Boeing sản xuất. Do đó, Việt Nam có thể đạt được mức giá ưu đãi hơn nếu mua các máy bay P3 đã qua sử dụng này của Mỹ.

Giáo sư Thayer cũng cho hay, các nguồn tin của Mỹ cho thấy Washington sẵn sàng bán tàu tuần tra cho Việt Nam; tuy nhiên chưa có thông tin rõ là tàu lớp nào.

Điểm nổi bật là Washington sẵn sàng bán các tàu tuần tra có vũ trang cho Hà Nội. Các quan chức Mỹ cũng cho biết đây sẽ là mặt hàng ưu tiên cho Việt Nam.

Một mặt hàng khác cũng được Việt Nam quan tâm là radar ven biển, theo giáo sư. Các radar hiện đại của Mỹ sẽ giúp tăng cường khả năng giám sát biển của Hải quân Việt Nam.

Trong khi đó, tạp chí The Economist ngày 11/10 đưa tin, với việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận Việt Nam có thể đặt mua máy bay do thám đã qua sử dụng của Mỹ cùng các phụ tùng cho máy bay quân sự.

130729091517_sang_512x288_dennisbrackgettyimages (1)

Sau cuộc gặp năm 2013 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện

Trong tương lai, giáo sư Thayer cho rằng thậm chí Việt Nam có thể đặt mua nhiều hơn các vũ khí của Mỹ từ máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano cho đến máy bay tuần tra biển P8.

Tác động lên quan hệ Việt – Mỹ

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí thể hiện sự gia tăng mức độ tin cậy lẫn nhau trong mối quan hệ Việt – Mỹ.

Điều này cũng mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Hãng tin Reuters trích dẫn một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay đây là bước đầu tiên rất quan trọng sẽ tạo ra sự hợp tác trong tương lai.

Nếu Việt Nam sử dụng các tàu quân sự và vũ khí của Mỹ, cơ hội hợp tác giữa hải quân hai nước cũng sẽ được nâng cao khi mà việc mua bán vũ khí sẽ được thực hiện cùng với đào tạo và huấn luyện kỹ năng vận hành.

Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể hiện đại nhất của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969.

Đến nay, P-3C đã được nâng cấp nhiều lần để phù hợp cho chiến trường hiện đại. Ngoài ra, các cụm thiết bị riêng như thiết bị liên lạc, định vị, trinh sát thủy âm và điều khiển vũ khí của P-3C cũng được nâng cấp trong các chương trình riêng biệt để thỏa mãn yêu cầu của Hải quân Mỹ.

Loại máy bay này có khả năng mang nhiều loại vũ khí dành cho nhiều loại nhiệm vụ khác nhau cả trên biển và trên bộ với tổng khối lượng 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54…

Một phi đội tiêu chuẩn vận hành máy bay P-3C Orion có 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung.

 150413_khoa-hoc_p3c_dan-viet

P3 thả bẫy mồi nhiệt

Với nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát hiện đại như sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)… Các thông tin thu thập được sẽ được chuyển đến máy tính trung tâm, từ đó sẽ phân tích, lưu trữ, gửi đến các cấp chỉ huy hay vận hành tự động các vũ khí trên máy bay.

Gói nâng cấp đầu tiên của P-3C được thực hiện năm 1975 chủ yếu nhằm vào nâng cấp máy tính xử lý thông tin cùng phần mềm. Gói nâng cấp thứ hai năm 1977 được lắp đặt cảm biến hồng ngoại, nâng cấp hệ thống tiếp nhận thông tin thủy âm, nâng cấp khả năng sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon.

Gói nâng cấp thứ ba của P-3C được thực hiện từ giữa những năm 1980 với rất nhiều nội dung so với 2 gói nâng cấp trước, bao gồm bộ vi xử lý tín hiệu thủy âm IBM Proteus mới.

Hệ thống xử lý tín hiệu cũ chỉ có thể nhận tín hiệu từ sonar trên 31 kênh sóng khác nhau, trong khi hệ thống được nâng cấp có thể tiếp nhận tín hiệu trên 99 kênh với khả năng chuyển kênh bất kể lúc nào, đảm bảo tín hiệu truyền về được tiếp nhận và xử lý hoàn toàn trong thời gian nhanh nhất.

130413_khoa-hoc_P-3-vu-khi_dan-viet

Vũ khí trang bị cho P3

Ngoài ra, bản nâng cấp thứ ba này cũng có thêm nhiều nội dung quan trọng khác như bộ xử lý tín hiệu đơn (SASP) cho phép nhanh chóng phân biệt tín hiệu thu về là tầu ngầm hay tạp âm đơn thuần của đại dương. Tín hiệu thu được từ nhiều phao thủy âm sẽ được phân tích và hiển thị cùng lúc, cho phép người vận hành đánh giá dễ dàng và chính xác tình hình.

Hệ thống nhận tín hiệu thủy âm của bản nâng cấp này gồm bốn antenna được bố trí dưới bụng máy bay theo hình tinh thể kim cương, được điều khiển bởi máy tính CP-901 cho phép tăng tín hiệu đường truyền VHF và giảm nhiễu.

Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.

130413_khoa-hoc_P-3-phao-dinh-vi_dan-viet

P3 thả phao định vị.

Hiện nay, Mỹ đang hoàn thiện và chuẩn bị đưa máy bay chống ngầm P-8 Poseidon vào biên chế nên một số máy bay P-3 Orion sẽ được chuyển đổi thực hiện các nhiệm vụ khác, ít quan trọng hơn như giám sát chiến trường hay huấn luyện, hoặc được rao bán.

Ngoài Mỹ, Nhật Bản cũng có nhu cầu thay thế 100 chiếc P-3 Orion với thiết bị điện tử nội địa bằng máy bay chống ngầm Kawasaki P-1.

Cùng với việc nới lỏng xuất khẩu vũ khí, trong tương lai, loại máy bay này chắc chắn sẽ đến tay nhiều nước hơn ngoài khối đồng minh của Mỹ.

P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13 công suất 4.600 mã lực/động cơ. Tốc độ tối đa của máy bay là 760 km/h, tầm hoạt động tới 4.400 km (khi tuần tiễu ở tốc độ 600 km/h).

150413_khoa-hoc_p3c2_dan-viet

P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét,

Một số nước có thể trang bị vũ khí cho P3 Orion

1 – Nhật bản

Nhật Bản hiện là quốc gia ngoài Mỹ sở hữu phi đội máy bay săn ngầm P-3 Orion lớn nhất thế giới với 87 chiếc đang hoạt động (trong đó có cả phiên bản trinh sát điện tử EP-3).

Ngay khi xuất hiện thông tin Việt Nam có thể mua 6 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C không kèm vũ khí vào năm ngoái, đã có nhiều luồng ý kiến cho rằng rất có thể trong tương lai Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam vũ trang cho những máy bay này. Tuy nhiên tại thời điểm đó Hiến pháp của Nhật vẫn chưa được diễn giải lại để cho phép nước này cung cấp vũ khí cho những quốc gia bạn bè nên vấn đề trên đã bị lắng xuống.

Còn vào lúc này, khi Hiến pháp của Nhật đã được sửa đổi, Nhật Bản đã được phép xuất khẩu vũ khí và thậm chí có thể mang quân tham chiến bảo vệ những nước đồng minh thì triển vọng máy bay P-3C của Việt Nam sẽ được vũ trang bằng vũ khí Nhật là hoàn toàn khả thi.

 2 – Hàn Quốc

Bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là một quốc gia sở hữu khá nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion với tổng cộng 16 chiếc ở 2 phiên bản P-3C và P-3CK (phiên bản P-3C của riêng Hàn Quốc).

Trong thời gian gần đây, Hàn Quốc đã nổi lên và bước vào danh sách những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, vũ khí Hàn Quốc giống như vũ khí Nhật được đánh giá rất cao ở chất lượng và tính năng chiến đấu.

Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã có quan hệ quốc phòng từ rất lâu, trước khi một phần lệnh cấm vận vũ khí được Mỹ dỡ bỏ, Hàn Quốc chính là quốc gia cung cấp phụ tùng để Việt Nam phục hồi và hiện đại hóa trực thăng UH-1 cũng như xe thiết giáp chở quân M-113. Dó đó triển vọng máy bay P-3C của Việt Nam sẽ trang bị vũ khí do Hàn Quốc sản xuất cũng hoàn toàn có thể xảy ra.

 3 – Ixrael

Một quốc gia nữa cũng phải nhắc đến mặc dù ít khả năng hơn đó là Israel. Hải quân Israel tuy không sở hữu máy bay P-3C trong biên chế nhưng họ cũng hiểu khá rõ loại máy bay này, phiên bản P-3C Orion block IV mới nhất trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 chính là thành quả của sự hợp tác Mỹ – Israel.

Như đã biết trong thời gian gần đây, hợp tác quốc phòng Việt Nam – Israel có những bước phát triển vượt bậc và Israel đã vươn lên giữ vị trí nhà cung cấp vũ khí số 2 cho Việt Nam. Tất cả các loại vũ khí Mỹ trang bị cho P-3C Orion phía Israel đều có loại tương ứng được sản xuất trong nước, hoàn toàn có thể tích hợp ngay vào máy bay mà không cần sửa đổi.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Việt Nam sẽ mua vũ khí nào của Mỹ?”:

  1. Sylong Nguyễn viết:

    Không quân Hải quân Nhân dân Việt Nam đang đặt mua của Mỹ 6 chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion của Hải quân Hoa Kỳ và hai bên đang tiếp tục đàm phán. Chính phủ Mỹ sẽ giúp đỡ phía Việt Nam có thể hoàn thành hợp đồng này. Dự kiến 6 chiếc P-3C này sẽ được nâng cấp với các trang thiết bị vô tuyến điện tử hiện đại bậc nhất (thiết bị cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại FLIR,hệ thống máy tính ASQ-114,hệ thống xử lí dữ liệu AYA-8,hệ thống hiển thị MAD ASQ-81,ra đa ALR-95V,hệ thống định vị thủy âm AQH-4V…)[

  2. Xuki Ho viết:

    Nga đang nga hóa vn bằng cách này? RIA Novosti thông tin toàn tin vn? http://ria.ru/lenta/location_Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề