Việc trì trệ phi tự do là nguyên nhân của cải cách thất bại hậu Xô Viết

Người đoạt giải Nobel về kinh tế Dzhozef Stiglits nói về các lỗi của sự đồng thuận Washington và những hậu quả của nó

Hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh – mà Nga lại một lần nữa vẫn mâu thuẫn với phương Tây. Tuy nhiên, lần này việc mâu thuẫn lại sâu rộng hơn về ảnh hưởng địa chính trị, chứ không phải về hệ tư tưởng – điều này ít nhất là cho một trong các bên. Phương Tây có thế này hay thế kia đi chăng nữa thì vẫn hỗ trợ các phong trào dân chủ trong khu vực hậu Xô Viết, và hầu như cũng không che giấu sự nhiệt tình của mình cho những cuộc cách mạng “màu” khác nhau, cái mà đã thay thế những nhà độc tài vững chắc bằng những nhà lãnh đạo năng động hơn (tuy nhiên, than ôi, trong thực tế không phải tất cả trong số họ đã hoàn toàn dành cho các ý tưởng dân chủ như họ đã giả vờ lúc ban đầu).

Quá nhiều các nước thuộc khối Liên Xô cũ vẫn còn bị dưới sự kiểm soát của các nhà lãnh đạo độc tài, kể cả những người như tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã học được cách tốt nhất để bảo vệ bề mặt chế độ dân chủ của mình hơn so với những người tiền nhiệm Cộng sản của họ. Họ trình bày hệ thống riêng của mình về “dân chủ phi tự do”, được xây dựng trên một nền tảng của chủ nghĩa thực dụng chính trị chứ không phải là một lý thuyết phổ quát của lịch sử. Và các nhà lãnh đạo này đang nói rằng họ rõ ràng có hiệu quả hơn trong việc đạt được các mục tiêu đề ra.

Với vấn đề đó thật khó để mà tranh luận, tạm thời đang nói về việc kích động tính dân tộc chủ nghĩa và bất đồng quan điểm ngột ngạt. Tuy nhiên, họ kém hiệu quả trong các vấn đề kích thích phát triển lâu dài. GDP của Nga, lúc nào đó đã từng là một trong hai siêu cường trên thế giới, bây giờ đứng ở mức bằng khoảng 40% GDP của Đức và chỉ hơn 50% GDP của Pháp. Tuổi thọ trung bình của người Nga hiện đứng thứ 153 năm trên thế giới, vượt trước Honduras và Kazakhstan.

Theo mức thu nhập bình quân đầu người (tính đến mức độ sức mua) Nga hiện chiếm vị trí thứ 73, thấp hơn nhiều so với các nước vệ tinh trước đây của Liên Xô ở Trung và Đông Âu. Đất nước thực tế là đã bị de-công nghiệp hóa: phần lớn doanh thu nước ngoài của nó xuất phát từ việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế của nó đã không trở thành thị trường “bình thường”, đúng hơn, nó biến đổi thành một hình thức đặc biệt thuộc chủ nghĩa tư bản bè phái.

Vâng, Nga vẫn còn ảnh hưởng trong một số lĩnh vực – ví dụ, trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Nga vẫn có quyền phủ quyết trong Liên Hiệp Quốc. Và, như việc thể hiện bởi vụ xâm nhập mạng gần đây của Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ,  Nga có một số khả năng ảo nào đó cho phép nó không câu nệ can thiệp vào các cuộc bầu cử ở các nước phương Tây.

Có những cơ sở thực tế để cho rằng những vụ can thiệp như vậy sẽ vẫn tiếp tục. Căn cứ vào mối quan hệ sâu sắc của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nhân vật Nga đáng ngờ (những người có liên quan chặt chẽ với Putin), người Mỹ đang lo ngại sâu sắc về sự gia tăng khả năng ảnh hưởng của Nga tới chính sách của Mỹ – đó là một chủ đề của một cuộc điều tra đang được tiến hành tổng thể.

Sau sự sụp đổ của ” bức màn sắt ” số đông ở phương Tây đã có kinh nghiệm trong quan hệ với Nga và các nước khác của Liên Xô cũ rất nhiều sự lạc quan, mặc dù quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường dân chủ sau bảy mươi năm từ nền kinh tế kế hoạch là một việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, do những lợi thế trông thấy của chủ nghĩa tư bản thị trường dân chủ đối với hệ thống mà đã vừa mới chia tay, người ta cho rằng nền kinh tế dù sao đi chăng nữa cũng sẽ tăng trưởng, và người dân sẽ đòi hỏi để tiếng nói của họ được nghe nhiều hơn.

Điều gì đã xảy ra vậy? Ai có lỗi trong điều này (nếu  nói chung có thể đổ lỗi cho ai đó)? Có thể chăng tốt nhất kiểm soát sự biến đổi của thời hậu cộng sản Nga?

Chúng tôi sẽ không bao giờ có thể tự tin để trả lời các câu hỏi này: lịch sử không biết tâm trạng giả định. Cá nhân tôi cho rằng những vấn đề mà bây giờ chúng ta phải đối mặt, là một phần là do khiếm khuyết của “Đồng thuận Washington”, cái mà xác định bản chất của giai đoạn chuyển tiếp ở Nga. Tác động của việc này ảnh hưởng cách tiếp cận về những mong muốn của các nhà cải cách để tư nhân hóa bằng mọi giá – và tốc độ tư nhân hóa được coi là ưu tiên cao nhất so với tất cả các đổi mới khác, bao gồm cả việc tạo ra các cơ sở hạ tầng thể chế cần thiết cho các hoạt động đúng đắn của một nền kinh tế thị trường.

Mười lăm năm trước, khi tôi viết cuốn sách “Toàn cầu hóa: những xu hướng đáng lo ngại”, tôi đã cho rằng cách tiếp cận ” sốc ” như thế để cải cách kinh tế là một sai lầm ngớ ngẩn. Tuy nhiên, những người ủng hộ của học thuyết này đã đề nghị phải kiên nhẫn và bảo lưu các đánh giá cuối cùng miễn là những tác động của cải cách không hoàn toàn hiển thị.

Nhưng hôm nay, sau một phần tư thế kỷ khi bắt đầu có giai đoạn chuyển tiếp, xuất hiện ngay từ đầu những hiện tượng ngày càng rõ hơn. Những người cho rằng đã được quan hệ sở hữu tư nhân  tự mình chắc chắn sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của công chúng về nhà nước pháp quyền, đã phạm sai lầm bi thảm. Nga và các nước khác với nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi ngày nay đang tụt hậu hơn trước so với các nước phát triển. GDP của một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thậm chí còn thấp hơn so với mức trước lúc bắt đầu của quá trình chuyển đổi của họ.

Nhiều người  ở Nga cho rằng Bộ Tài chính Mỹ  bằng sự ủng hộ “Đồng thuận Washington” đã cố tình làm suy yếu tiềm năng kinh tế của đất nước. Quan điểm này thường được hỗ trợ bởi những thực tế tham nhũng sâu của đội Đại học Harvard đã thu thập để “giúp đỡ” Nga trong giai đoạn chuyển tiếp của nó (những sự kiện này đã được thu thập trong một báo cáo chi tiết được công bố bởi tạp chí ” Institutional Investor” năm 2006).

Tôi cho rằng những lý do của sự thất bại này là ít đáng ngại, việc thực hiện sai lầm của ý tưởng, ngay cả với những ý định tốt nhất, cũng có thể sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khả năng bị cám dỗ lợi ích cá nhân, mà Nga cám dỗ là quá lớn đối với một số trong những “trợ lý” khó có thể chống lại sự cám dỗ này. Rõ ràng quá trình dân chủ hóa của Nga đã đòi hỏi những nỗ lực nhằm đảm bảo sự thịnh vượng toàn cầu, chứ không phải về việc thực hiện chính sách dẫn đến việc tạo ra cấu trúc tài phiệt chánh trị.

Nhưng thất bại chính sách trước đây của phương Tây không nên làm suy yếu quyết tâm của mình ở đây và bây giờ để thúc đẩy việc thành lập của các quốc gia dân chủ tôn trọng các nguyên tắc nhân quyền và luật pháp quốc tế. Ngày nay, nước Mỹ đang phải vật lộn để ngăn chặn chính quyền của ông Trump muốn biến chủ nghĩa cực đoan chính trị của ông thành tiêu chuẩn –  đó là lệnh cấm nhập cảnh đối với người Hồi giáo, chính sách môi trường, phủ nhận cách tiếp cận khoa học, hoặc đe dọa chấm dứt thực hiện các nghĩa vụ trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Những vi phạm luật pháp quốc tế của các nước khác (ví dụ, các hành động gây hấn của Nga ở Ukraina) vì những lý do đó trong mọi trường hợp không thể nào được coi là chuyện bình thường.

Nguyễn Vinh (bài của Dzhozef Stiglits

Giải Nobel Kinh tế,

giáo sư tại Đại học Columbia,

Trưởng chuyên gia kinh tế Viện Roosevelt trong liga,net)

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề