Tín hiệu rối loạn trong nền kinh tế Nga, Ukraine

Nga tiếp tục là mục tiêu cấm vận của G-7 khi lãnh đạo nhóm đã thống nhất tiếp tục gia hạn và sẽ họp bàn mở rộng lệnh trừng phạt trong cuộc họp lần sau, khi ông Putin vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu tại miền Đông Ukraine. Vì vậy nền kinh tế Nga sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi không tiếp cận được công nghệ và nguồn vốn.

Crimea vẫn là điểm vướng mắc

“Chúng tôi nhắc lại lời lên án Liên bang Nga về sự sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimean của Ukraine và khẳng định chính sách của chúng tôi không công nhận nó,” G-7 tuyên bố đồng thời nhóm cũng tuyên bố rõ ràng về biện pháp mở rộng trừng phạt Nga vào năm tới.

“Chúng tôi lo ngại bởi sự gia tăng gần đây về các cuộc chiến đấu dọc biên giới (ly khai – Ukraine); chúng tôi kêu gọi tất cả các bên phải tôn trọng đầy đủ và thực hiện thỏa thuận ngừng bắn cũng như kéo lui vũ khí hạng nặng ra khỏi chiến tuyến. Chúng ta nhớ lại thời hạn trừng phạt trước đó nó phải rõ ràng và gắn kết chặt chẽ trong việc Nga thực hiện hoàn chỉnh thỏa thuận Minsk cũng như tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Chúng có thể được nới lỏng hoặc dỡ bỏ khi Nga đáp ứng các cam kết này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẵn sàng bổ sung thêm các biện pháp giới hạn nhằm tăng chi phí cho Nga vì những hành động của họ đòi hỏi phải như vậy. Chúng tôi hy vọng Nga ngừng hỗ trợ xuyên biên giới cho lực lượng ly khai và sử dụng ảnh hưởng to lớn của họ đối với các phần tử ly khai để làm tròn trách nhiệm cam kết của thỏa thuận Minsk mà họ đã ký.”

Nước Nga sáp nhập Crimea vào tháng ba năm 2014. Trừng phạt bắt đầu ngay sau đó. Dầu và diễn biến thay đổi tại Ukraine đã từng là một động lực của thị trường Nước Nga,  Market Vectors Russia (RSX) trao đổi buôn bán quỹ suốt từ đó.

Quản lý quỹ theo dõi sát sao biện pháp trừng phạt được tuyên bố từ Brussels và Washington.

“Chúng tôi đang nhìn vào những hành động quân sự đang tiến hành giữa Ukraine và quân nổi dậy do Nga ủng hộ; tác động của chiến tranh đối với nền kinh tế Nga từ xử phạt; Chính sách của Nga và phản ứng của châu Âu – Mỹ đối với họ, tất nhiên có cả dầu và lạm phát “, theo ông Michael Reynal, quản lý quỹ RS có tài sản 285 triệu USD thuộc Emerging Markets (GBEMX) quỹ tương hỗ có trụ sở tại Des Moines. Ông cho biết các cuộc đàm phán trong tình trạng chiến tranh leo thang và tin đồn xấu về chiến tranh lan rộng của Tổng thống Petro Poroshenko “khiến tôi hoảng hốt. Nó làm chậm sự ổn định và mở lại tiềm năng của nền kinh tế Nga và thị trường của mình.”

Nga đang vướng bận việc bổ sung dự trữ ngoại tệ. Trong năm vừa qua do giá dầu giảm và liên quan đến cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ tại Ukraine đã làm quỹ dự trữ hao hụt nhanh chóng. Ngân hàng Trung ương Nga đã hoang phí trong việc mua USD làm phát sinh những mặt trái cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Các quan chức cho biết vào tuần trước họ có ý định tăng lượng dự trữ USD như ban đầu với trị giá 500 tỷ USD, từ mức dự trữ hiện tại 356 tỷ USD. Động thái này là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng trung ương sẽ tích cực mua USD, từ thông tin này dẫn đến đồng rub mất giá mạnh so với đồng USD, từ 52 rúp lên 56 rúp ăn một đôla. Sự suy yếu của đồng rúp là do hành động bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Nga trên thị trường tiền tệ.

“Nó có thể sẽ dẫn đến việc cắt giảm lãi suất chi phí sát giới hạn chậm hơn trong những tháng tới,” Jan Dehn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thị trường mới nổi của Tập đoàn Ashmore tại London quản lý tài sản 71 tỷ USD nói.

Trong khi đó, Ngân hàng Quốc gia Ukraine đang trở nên giàu có.

Dự trữ ngoại tệ tăng 1,3 tỷ USD vào tháng trước lên 9,9 tỷ USD. Đây là con số rất nhỏ nhưng thực sự là sự tích cực so với đầu năm nay. Ukraine cũng đã có thặng dư vốn.

Bên cạnh tin tức xấu về gia tăng bất ổn dân sự và giao tranh giữa phiến quân vũ trang và quân đội Ukraine, hiện đang có ánh sáng le lói trong các bộ phận của nhà nước Xô Viết cũ.

Nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu cải thiện sau khi sụt giảm dài và sâu.

Mức giới hạn rút tối đa tiền gửi hàng ngày từ Ngân hàng Ukraine đối với chủ tài khoản tiền gửi đã tăng lên đến 300.000 hryvnia (khoảng $ 14,500) trước đó chỉ 150.000 hryvnia (giới hạn để giữ cho Ngân hàng tránh sụp đổ).

Mặc dù có cuộc chiến đấu mới, nhưng Tổng thống Poroshenko đã làm dịu bớt sự lo ngại từ Nga bằng tuyên bố “Ukraine vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc trưng cầu gia nhập NATO”. Theo luật của NATO họ không cho phép các nước có tranh chấp lãnh thổ gia nhập, như vậy Ukraine vẫn coi Crimea là lãnh thổ của mình và Nga vẫn hỗ trợ cho ly khai tại miền Đông, một cuộc trưng cầu gia nhập Nato sẽ không thể được tiến hành và cũng không có trọng lượng.
Ukraine hy vọng sẽ đi theo đường lối của Ba Lan và trở thành nước Liên Xô cũ thành công, không còn trong phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Trong khi đó Nga đang bận ve vãn Trung Quốc. Nhưng họ nên nhớ quan hệ làm ăn ra sao tại thị trường chính của họ – châu Âu.

Tháo dỡ trừng phạt nên được đề cao trong danh sách những việc cần phải làm của Moscow, khi G – 7 một lần nữa cho thấy rằng cuộc ly hôn giữa Nước Nga và Ukraine là nguồn cơn căng thẳng của các nước.

Theo forbes


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề