T.Tg Tsipras: Hy Lạp không đồng thuận với biện pháp trừng phạt chống lại Nga

ATHENS, Hy Lạp (AP) – Chính phủ mới của Hy Lạp không đồng thuận với biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga và mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với nước này, Thủ tướng Alexis Tsipras phát biểu trước chuyến thăm Moscow vào tuần tới.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tass của Nga hôm nay, ông Tsipras coi biện pháp trừng phạt là “đi vào ngõ cụt” và các lệnh cấm vận trả đũa từ Nga đối với thực phẩm rau quả từ Liên minh châu Âu đã làm thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế của đất nước mình.

Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga nhằm làm tê liệt  việc chiếm đóng bán đảo Crimean của Ukraine và hỗ trợ cho cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine. Moscow đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm và rau quả từ phương Tây – đòn trả đũa này đã làm ngành xuất khẩu nông sản của Hy Lạp bị thiệt hại vào thời điểm đất nước này phải kêu gọi châu Âu giải cứu khi đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất.

Kể từ khi được bầu vào tháng Giêng, chính phủ liên minh giữa đảng Syriza (đảng cảnh tả theo đường lối cấp tiến)  và đảng Hy Lạp Độc lập (ANEL) đã ủng hộ mối quan hệ ấm áp hơn với Nga. Chính phủ mới của Hy lạp cũng chỉ trích chính phủ tiền nhiệm hùa theo EU về việc cấm vận Nga.

“Trong những năm qua tai họa đã giáng xuống quan hệ ( Hy Lạp – Nga ). Chính phủ tiền nhiệm đã làm điều đáng lẽ không nên làm đó là tránh chính sách trừng phạt vô nghĩa này thông qua bối cảnh tại Ukraine. Đây là quan điểm của tôi,” Tass trích dẫn lời ông Tsipras trong cuộc phỏng vấn.

“Kết quả của việc này là ngành nông nghiệp của Hy Lạp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến nền kinh tế quốc dân bị tổn thất”

“Chúng tôi không đồng ý với biện pháp trừng phạt. Tôi tin rằng đây là một con đường dẫn vào ngõ cụt. Tôi ủng hộ quan điểm về cuộc đối thoại và ngoại giao,” Tsipras nói thêm.

Bộ trưởng Năng lượng Panagiotis Lafazanis có chuyến thăm Moscow vào tuần này, trở về Athens ngày hôm nay ông cho biết đã gặp người đồng cấp Nga và người đứng đầu tập đoàn khí đốt tự nhiên Gazprom.

“Chúng tôi đã quyết định phải tiếp tục phát triển quan hệ về năng lượng giữa hai nước, để đưa quan hệ đến một cấp độ mới và mở rộng toàn bộ vào các lĩnh vực có thể”.

Việc Athens “ve vãn” Moscow đã gây sửng sốt từ các đồng minh châu Âu, đặc biệt là sau khi chính phủ trong ngày đầu tiên của mình ngay tại văn phòng  đã đưa ra lời chỉ trích công khai EU qua một tuyên bố chung về biện pháp trừng phạt Nga.

Pháp và Đức hôm thứ Ba xem nhẹ chuyến viếng thăm sắp tới của Thủ tướng Tsipras đến Moscow, nơi ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 8 tháng Tư.

“Các quốc gia châu Âu có thể đi đến Moscow và vấn đề này  không làm ảnh hưởng đến châu Âu”, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết trong chuyến thăm Berlin.

Về phần mình Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng thể hiện quan điểm “Tôi sẽ chỉ nói rằng chúng ta đã ở Moscow và dù sao cũng có đại diện EU ở đó”, bà nói.

Khi được hỏi về khả năng Nga sẽ hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, phái viên EU tại Moscow, Vigaudas Usackas cho biết “chúng ta sẽ chào đón nó, nếu sự viện trợ về tài chính minh bạch và cởi mở. Nếu nó giúp ổn định kinh tế và tài chính của Hy Lạp, một việc mà EU đã và đang làm”.

Hy Lạp đã tham gia vào các cuộc đàm phán với các chủ nợ từ Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế, một lần nữa kêu gọi các tổ chức này mở gói cứu trợ tài chính nhằm ngăn chặn sự phá sản của Hy Lạp. Đất nước này phụ thuộc vào các khoản vay giải cứu từ các nước trong khu vực châu Âu và IMF từ năm 2010.

“Không nên hy vọng rằng Nga hoặc thế lực nào đó có thể chia rẽ các quốc gia EU,” Usackas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Govorit Moskva.

 Mai Hạnh


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề