Một lá thư bị rò rỉ từ Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thúc giục Liên minh châu Âu nhanh chóng giảm bớt “những quan ngại của Nga” liên quan đến việc thực hiện thỏa thuận tự do thương mại với Ukraine.
Trong bức thư gửi đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Paul Juncker, đã được soạn thảo sẵn cho đài RFE / RL, ông Steinmeier kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán ba chiều giữa EU – Ukraine – Nga để xác định “các giải pháp thực tế.”
Nga đã lên tiếng phản đối việc thành lập một khu vực về thương mại tự do sâu và toàn diện (DCFTA), nền tảng của thỏa thuận kinh tế liên kết rộng rãi đã được hoàn thành vào tháng Ba năm 2014 bởi Liên minh châu Âu và Ukraine.
Các nhà chức trách Nga cho rằng thỏa thuận này sẽ có một tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo Ukraine rằng việc thay đổi luật pháp quốc gia để chuẩn bị cho thỏa thuận sẽ kích hoạt “một phản ứng ngay lập tức từ Moscow.”
Ukraine lập luận rằng Nga không phải là một bên tham gia Hiệp định Hiệp hội và không có quyền can thiệp.
Sau khi bị hoãn lại do sự phản ứng dữ dội từ Nga, DCFTA bắt đầu thực hiện vào ngày 01 tháng 1 năm 2016.
Trong bức thư ngày 02 tháng 4, Steinmeier kêu gọi Ủy ban châu Âu hãy “sử dụng sự linh hoạt một cách mạnh mẽ nhất lời đề nghị từ bản thỏa thuận”.
Ông cho biết Đức ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện nhanh chóng DFCTA và thêm rằng hiện đang “chạy đua với thời gian.”
“Sự ổn định kinh tế của Ukraine khó có thể thành công nếu không có sự tham gia của Nga” ông cũng kêu gọi một “phương pháp tiếp cận dựa trên lợi ích và chính trị thực dụng mà không cần điều kiện tiên quyết.”
Cuộc biểu tình ở Kyiv đã dẫn đến việc lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych trong tháng 2 năm 2014 khi ông đột ngột quyết định gác lại kế hoạch ký một Hiệp định với EU và thúc đẩy quan hệ thương mại với Moscow để thay thế.
Nga đã sáp nhập Crimea tháng 3 năm 2014 và hỗ trợ cho ly khai chiến đấu với lực lượng chính phủ ở miền đông Ukraine đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ của Moscow với Ukraine và Liên minh châu Âu.
RFE/RL là Radio Free Europe/Radio Liberty (Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do) từng có trụ sở tại Englischer Garten ở München, Đức từ 1949 đến 1995. Năm 1995, trụ sở của đài chuyển về Praha, Cộng hòa Séc. Các hoạt động tại Châu Âu của đài đã suy giảm đáng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tại trụ sở hiện nay, đài hiện duy trì 20 ban ngôn ngữ trên khắp các vùng truyền thông của đài, cùng với văn phòng tại Washington, D.C. RFE/RL hiện phát sóng bằng 28 ngôn ngữ [3] tới 21 quốc gia, trong đó có Nga, Iran, Afghanistan, Pakistan, và Iraq.
Đức Dũng
- Nhật phản đối Nga vi phạm không phận
- Lãnh tụ tối cao Iran phản đối thỏa thuận hạt nhân
- Cơ quan năng lượng nguyên tử LHQ ủng hộ báo cáo bất chấp sự phản đối của Nga về Crimea
- Mỹ kêu gọi Hàn Quốc lên tiếng về hành vi của TQ ở Biển Đông
- EU: Nga giảm phản đối hiệp định thương mại EU - Ukraine
- EU tuyên bố thỏa thuận thương mại với Ukraine không được chậm trễ hơn nữa
Chàng Ủn cũng bao lần đe dọa Hoa Kỳ hay Nam Hàn là đánh cho “thảm khốc”, đánh “không thương tiếc”, “thổi tung…” sao mà các nhà lãnh đạo này có ngôn ngữ na ná giống nhau thế là cùng.