Phương Tây bám vào thỏa thuận Minsk, mặc dù Kiev hoài nghi

Cường quốc phương Tây đang bám vào một thỏa thuận hòa bình rách nát tại Ukraine và buộc Kiev phải làm theo, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy không có dấu hiệu của sự dao động cũng như cảnh báo của Nato Moscow đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn đang ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn Minsk II, mặc dù cảm giác ngày càng tăng về sự sụp đổ của nó. Phương Tây cứng rắn tuyên bố lệnh trừng phạt vẫn tiếp tục nếu Putin không tôn trọng lời hứa của mình.

Điều này đem lại niềm an ủi nhỏ cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, người đang chịu áp lực trong nước khi quân đội đang chiến đấu với ly khai thân Nga tại miền Đông, song song thực hiện đường lối ngoại giao với phương Tây vì họ là người hỗ trợ về tài chính và chính trị.

Ông bộc lộc cảm xúc của mình hôm thứ Tư tại Berlin khi một nhà báo Đức cho rằng phía đông Ukraine đã tương đối yên tĩnh.

“Tôi phủ nhận điều đó bởi vì Ukraine hiện nay đang phải trả một giá rất đắt cho thỏa thuận ngừng bắn giả tạo”, ông vặn lại và đưa ra bằng chứng 83 người trong lực lượng Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi thỏa thuận hòa bình vào tháng Hai được ký kết tại Minsk.

“Ukraine mất những người anh hùng mỗi ngày, nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn ủng hộ các thỏa thuận Minsk,” ông nói với hãng ZDF TV.

Theo phát ngôn viên quân đội trong 24 từ qua đã có ba binh sĩ  Ukraine đã thiệt mạng.

Rất ít người tại Kiev tin rằng Putin sẽ giảm bớt sự hỗ trợ cho các phần tử ly khai trong một cuộc xung đột đã giết chết hơn 6.100 người chỉ trong vòng một năm. Chỉ đơn giản một điều ông ta đang chờ đợi trong tháng Sáu khi EU quyết định về việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với ngành tài chính, quốc phòng, năng lượng, trước khi thực hiện ý đồ của mình.

Ốm yếu từ khi mới sinh

Ngay từ khi khai sinh đã bị ốm yếu gần như không có sức sống nhưng không ai muốn “làm lễ cầu siêu” cho thỏa thuận  này.

“Dựa trên thỏa thuận Minsk từ tháng Hai, chúng ta phải lưu ý rằng chúng tôi chưa đến được nơi mà chúng tôi muốn. Chúng tôi vẫn chưa có một thỏa thuận ngừng bắn đúng nghĩa”, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố tại Berlin cùng với Tổng thống Poroshenko.

Tổng thống Lithuania, Dalia Grybauskaite người luôn chống đối Nga thẳng thắn hơn. “Việc ngừng bắn không còn tồn tại,” Bà phát biểu với Reuters.

Nhà phân tích chính trị Kiev – Volodymyr Fesenko tin rằng.

Người châu Âu nói riêng đang uổng công với một ảo tưởng. “Họ cố gắng bám víu vào ảo tưởng này và di chuyển mọi thứ theo hướng đó. Đối tác phương Tây của Ukraine sẽ không thực hiện bất cứ điều gì mới. Họ sẽ cố gắng, đến cuối cùng, để làm sống lại các xác chết được gọi là thỏa thuận Minsk.”

Một số nhà bình luận phát hiện giọng điệu mềm mại hơn khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã cáo buộc Nga không rút vũ khí hạng nặng như các hệ thống phòng không, xe tăng và pháo binh ra khỏi miền đông Ukraine, điều này vi phạm trắng trợn kế hoạch Minsk.

Tư lệnh NATO, tướng Philip Breedlove phát biểu trước  Quốc hội Mỹ vào tháng trước quân đội của Nga có thể sử dụng thỏa thuận ngừng bắn để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới nhằm hỗ trợ của các phần tử ly khai.

Bất kỳ nỗ lực mới nào của Nga hỗ trợ cho ly khai đều có khả năng sẽ tập trung vào thành phố ven biển của Mariupol. Nếu thành phố này mất, phiến quân sẽ mở một hành lang đất liền nối với Crimea, mà Nga sáp nhập năm ngoái.

Sự khác nhau về quan điểm

Nhiều người thấy sự khác biệt cơ bản về nhận thức giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và Poroshenko. Trong khi EU có thể sống với lệnh ngừng bắn rách nát, tránh sự mất mát về người thì Kiev phải đối mặt với dòng chảy ổn định của thương vong và không chắc chắn về những hành động tiếp theo của Putin.

Ngay cả những thành quả đạt được theo thỏa thuận Minsk là khiếm khuyết. Cả hai bên đã kéo ra khỏi tiền tuyến các loại vũ khí hạng nặng, xe tăng, tuy nhiên họ vẫn đang sử dụng những loại này chống lại quân đội chính phủ tại các điểm quan trọng, theo tin từ Kiev.

Mặc dù những tù binh được trao đổi, nhưng Moscow vẫn đang giam giữ Nadia Savchenko, nữ phi công nổi tiếng bị bắt giữ tại miền đông Ukraine. Bà vẫn giữ được khí phách khi bị giam cầm tại Nga.

Quan trọng hơn nữa đối với Ukraine, hiệp định Minsk không bao gồm kế hoạch cho Kiev khôi phục lại lãnh thổ đã mất bởi quân nổi dậy. Có nghĩa là bạo lực vẫn tiếp tục kể cả mức độ giảm thì Kiev gần như không có cơ hội tổ chức bầu cử địa phương tại miền Đông đúng như kế hoạch vào cuối năm nay.

“Lý do đơn giản tại sao chương trình nghị sự chính trị Minsk II đã rất nhanh chóng không đi đến đâu vì đó là chương trình nghị sự phê chuẩn làm tăng lợi ích về chiến lược cho Nga do đó đi ngược với mục đích quốc gia được ấn định bởi Chính phủ Ucraina,” nhà tư vấn Christopher Granville, Giám đốc điều hành của Trusted Sources có trụ sở tại London đã viết trong bản ghi nhớ.

Putin kết thúc trò chơi

Mặc dù các cuộc họp diễn ra thường xuyên với các nhà lãnh đạo phương Tây, nhưng cho đến nay những biểu hiện Putin kết thúc trò chơi không rõ ràng. Ông dường như có chút lợi ích nhỏ trong khu vực ly khai sáp nhập, kiểm soát, tuy nhiên sẽ rất tốn kém khi nền kinh tế tại đây bị kiệt quệ và tan hoang.

Đây không phải điều dễ dàng nằm trong lòng bàn tay của Putin và chỉ thực hiện bằng cái “nháy mắt”. Putin không thể thoái lui tại Ukraine vì như vậy sẽ mất sự ủng hộ tại Nga, mất số phiếu cử tri không phải là sự lựa chọn. Ông đã ra lệnh cho các cuộc tập trận hải quân với Trung Quốc, đây là lần đầu tiên hai nước tập trận chung tại phía đông Địa Trung Hải cũng như gần đây tổ chức một loạt các cuộc họp với sĩ quan quân sự cao cấp.

Tuy nhiên, với những trường hợp tử vong của quân đội Nga tại Ukraine có thể là mối đe dọa đối với cái ghế của ông ta. Ông cũng có thể tính toán và xem xét khi tiến hành cuộc chiến tranh toàn diện với Ukraine sẽ quá sức đối với nền kinh tế cũng như rủi ro về chính trị.

Các công ty Nga không bị trừng phạt hy vọng sẽ trở lại thị trường trái phiếu quốc tế vào cuối năm nay khi các nhà đầu tư đang bị thu hút do lãi suất cao. Nhưng bất kỳ sự tái tăng cường đối với cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ nhấn chìm sự hy vọng này.

Nếu mục đích của ông Putin hỗ trợ cho một cuộc xung đột ở mức độ thấp làm phức tạp tình hình, cản trở bước tiến của Ukraine về phía Nato và EU vậy thì tất cả những gì ông ta làm hiện nay là không làm gì.

“Mục tiêu chiến lược (của Nga) của họ đã không hề thay đổi một chút nào: …Để kiềm chế toàn bộ Ukraine bằng kiểm soát phía Đông. Đối với điều này chúng ta cần phải nhìn thấy thỏa thuận Minsk được thực hiện”, một nhà ngoại giao phương Tây tại Moscow cho biết.

Theo Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề