Những chiếc Samova thời Stalin, hay là chuyện kể về việc các thương binh đã bị dọn sạch sau chiến tranh như thế nào.


Năm 1949, trước lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của đồng chí Stalin vĩ đại, ở Liên Xô ngừơi ta đã quyết định  giết hại hầu hết các cựu chiến binh và các  thương binh của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phần lớn  trong số họ đã bị bắn chết, số còn lại đã được đưa tới các hòn đảo xa xôi của miền Bắc và ở những nơi xa xôi của Siberia với mục đích nhằm tiếp tục bị loại bỏ.Theo Uainfo:  Balaam – là một trại tập trung dành cho người tàn tật trong chiến tranh thế giới II, nằm trên đảo Valaam (phần phía bắc của hồ Ladoga), nơi mà sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, vào khoảng những năm 1950-1984, các cựu chiến binh tàn tật đã  được đưa đến. Valaam được xây dựng theo lệnh của các nhà lãnh đạo Liên Xô vào năm 1950. Đó là những tòa nhà nằm trong khuôn viên của một tu viện cũ, trại này bị đóng cửa vào năm 1984.

Quyết định cuối cùng về vấn đề thương binh ở Liên Xô đã được thi hành chỉ sau đúng một đêm bởi các đơn vị lực lượng đặc biệt của các Bộ nội vụ Liên Xô. Vào một đêm tối trời, những cơ đội đặc biệt đã đột kích, thu gom  các thương binh vô gia cư và dồn họ tập  trung vào sân của nhà gat trung tâm, dồn vào các  toa xe bọc sắt kín và cách nhiệt, kiểu như ZK và hàng đoàn tàu được chuyển đến  Solovki (– Một ngôi làng ở huyện Uzhgorod của khu vực Transcarpathian của Ukraina – ND). Ở đây không hề có  sự phán xét và quy tội.

Mục đích là để cho họ không gây ra những hình ảnh khó chịu cho những người dân và xã hội, cũng như không làm hỏng hình ảnh bình dị và giảm gánh nặng cho quỹ  phúc lợi chung của các thành phố của Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Người ta tin rằng người những người vô gia cư khuyết tật của chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có hàng chục ngàn người thương binh, chủ yếu gây ra sự tức giận đối với những người chỉ huy thực sự trong thời chiến tại bộ tổng tham mưu.

Có tin đồn rằng chiến dịch này do chính cá nhân  Zhukov trực tiếp lãnh đạo. Các thương phế binh, đã bi đưa đi không chỉ từ Kiev, họ được dọn sạch từ tất cả các thành phố lớn của Liên Xô.

“Làm sạch ” cả đất nước chỉ qua một đêm. Đây là một chiến dịch đặc biệt lớn chưa từng có trong phạm vi của cả một đất nước. Người ta nói rằng thương phế binh đã cố gắng chống cự, gieo mình xuống đường ray nhưng cũng vô ích: họ vẫn bị bắt và dù sao vẫn bị đưa đi. “Bị đưa đi ” ngay cả những cái gọi là “samovars”, đó là những người không có tay và chân. Ở Solovki, đôi khi họ được đưa ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành và đôi khi họ bị treo lên cây bằng dây thừng.

Đôi khi họ  bị lãng quên, và bị chết cóng. Đây thường là những thanh niên trạc tuổi  20 tuổi, bị thương tật  bởi chiến tranh và bị tổ quốc sa thải vì không còn mang lại lợi ích vật chất cho quê hương đất nước.

Nhiều người trong số họ bị thương trong cuộc tổng tấn công Berlin hồi tháng ba-tháng 4 năm 1945, khi mà nguyên soái  Zhukov,  để tiết kiệm xe tăng đã xua các lính bộ binh vượt qua các bãi mìn – vì thế, nếu  đạp phải mìn sẽ bị phát nổ  – những người lính đã dùng thân thể của họ để dọn sạch các bãi mìn, tạo ra một hành lang cho quân đội, do đó đã mang lại thắng lợi lớn.  Đồng chí Zhukov  đã tự hào khoe với Eisenhower về sự việc này. Nó cũng được ghi nhận trong cuốn nhật ký cá nhân của  người đứng đầu quân đội Mỹ. Ông đã thực sự bị sốc, và xúc động mạnh trước những mặc khải không hề giấu diếm của đồng nghiệp Liên Xô.

Từ khắp Kiev vào thời điểm đó đã gom được một vài ngàn thương phế binh. Những  Invalides, mà sống cùng với gia đình đã gặp may mắn không bị sờ đến. “Sự thanh lọc những người khuyết tật” được lặp đi lặp lại trong những năm cuối thập niên 40. Nhưng khi đó, những người khuyết tật đã được đưa đến những trại tập trung, mà cũng gợi nhớ đến hình dáng của những nhà tù, và đó là những khu trại thuộc quyền kiểm soát của bộ phận NKVD (Trung tâm phòng  chống tội phạm và giữ gìn trật tự công cộng thuộc Bộ nội vụ- ND). Kể từ đó, trong các cuộc diễu hành của các cựu chiến binh đã không còn bóng dáng của các thương phế binh nữa. Họ chỉ đơn thuần là loại bỏ như cắt bỏ những hồi ức khó chịu.

Như vậy đất nước đã vĩnh viễn không bao giờ phải nhớ về vấn đề khó chịu của những người khuyết tật, và những người Xô Viết có thể tiếp tục tiếp tục vô tư tận hưởng những ân sủng của thực tế của Liên Xô mà không cần phải chiêm ngưỡng cảnh tượng khó chịu của hàng ngàn người khuyết tật xin ăn ở khắp mọi nơi.

Thậm chí tên tuổi của họ cũng bị xóa nhòa. Mãi về sau những người khuyết tật, những người  mà may mắn còn sống sót bắt đầu nhận được những quyền lợi và  những lợi ích khác. Thế còn những người khác – những chàng trai cụt chân, cụt tay  thì hầu hết  là bị chôn sống ở  Solovki, và ngày nay không ai biết đến tên tuổi và sự đau đớn của họ. Quyết định cuối cùng về vấn đề những người thương phế binh đã được thực hiện như vậy vào thời Liên Xô.

Phim tư liệu tham khảo:

Nguyễn U Quốc, chuyển ngữ

theo nguồn  http://ochevidnoenews.blogspot.ru

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Những chiếc Samova thời Stalin, hay là chuyện kể về việc các thương binh đã bị dọn sạch sau chiến tranh như thế nào.”:

  1. Hoàng Xuân Kiểm viết:

    Đế chế Nga – đế chế của tội ác !!!Tuyền truyền cộng sản xô viết làm cho hàng triệu người ngu si, người hiểu biết cũng sợ hãi mà không dám đấu tranh… Nên đọc “Arhipelag GULAG” của nhà văn Soljenitsyn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề