Bằng chứng cho tính chất giả tạo của chủ nghĩa li khai ở Donbass

Nếu tin vào tuyên truyền của Nga thì ở miền tây Ukraina “người ta đốt sống bạn nếu như không biết tiếng Ukraina”. Vì thế một nhà báo đã tới một thôn hầu như hoàn toàn người Hungary sinh sống với 3 ngàn người dân gần sông Tissa khi một số người tị nạn từ Donbass được đưa tới đây.

Thực tế cuộc sống cho thấy hầu hết dân ở đây không biết tiếng Ukraina, họ nói tiếng Hungary, thậm chí treo cả cờ Hungary tại trụ sở ủy ban mà không ai đả động tới. Tất cả mọi người sống bình yên với lo toan riêng mà ko hề lo ngại về ngôn ngữ khác biệt.

Điều khác biệt với Donbass là ở đây chẳng có hầm mỏ cũng như xí nghiệp công nghiệp lớn, nơi mà người dân Donbass có thể làm việc và lĩnh lương cao và vì thế lương bình quân ở đây là rất thấp so với mức trung bình ở Donbass.

10365717_920799354599901_8638507441616743638_n

Nhưng tại sao nhà cửa và phố xá ở đây lại sạch đẹp hẳn so với những khu mỏ ở Donbass? – nhà báo đặt câu hỏi. Nhìn một làng quê hoặc thị trấn ở Donbass thật là thê thảm cho dùn lương thợ mỏ không phải là thấp. Vậy thì vấn đề không phải ở thu nhập và văn hóa hoặc ngôn ngữ như ai đó muốn kết luận, – nhà báo tự trả lời.

Câu trả lời rõ ràng trên bề mặt: càng gần với nước Nga người ta càng sợ giữ gìn tài sản do mình làm ra bởi vì không biết số phận những tài sản đó trong tương lai sẽ thuộc về ai. Vì lý do này các thế hệ ở Donbass ngán ngẩm gìn giữ của cải và chỉ biết làm và xài bằng hết mà không cần phải lo tu bổ nhà cửa của riêng mình. Họ vẫn quen với thực tế lịch sử rằng những gì làm ra rồi đến một ngày có thể bị tịch thu hoặc bị phá hủy… Một quan chức Nga Hoàng nào đó, một viên sỹ quan KGB hay một công tố, một thẩm phán ko thích ưa thích bạn, cũng như một tên vô lại cũng có thể cầm súng vào mà cướp đi những gì người dân Donbass làm ra bằng mồ hôi. Thế giới Nga đầy rẫy những thực tế cướp bóc và bỏ tù, giết người và cướp của… Hàng thế kỷ ko có sự bảo đảm nào… còn tài sản cá nhân không hề được tôn trọng… Thực tiễn lịch sử này tạo ra cho người dân Donbass tâm lý “sống ngày nào hay ngày ấy”, cho dù họ hoàn toàn có thể có đời sống tốt hơn.

Cuộc sống không phân biệt ngôn ngữ, sắc tộc cũng như tài sản ở cái thôn tỉnh lẻ miền tây bình yên này là bằng chứng cho tính chất giả tạo của chủ nghĩa li khai cũng như của cuộc chiến ở Donbass, tác giả kết luận.

***

Cờ Hung, tiếng Hung dùng phổ biến ở thôn với 3000 người nhưng ko có gì trở ngại cả!!! Phố xá sạch đẹp, nhà cửa ngăn nắp cho dù lương thấp, không có công nghiệp và hầm mỏ như ở Donbass… Foto cuối cùng là siêu thị của thôn với 3000 dân.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề