10 năm sau Katrina – cộng đồng Việt ở Louisiana kiên cường đứng lên

Katrina là thiên tai thảm khốc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Hơn một triệu người quanh Vịnh mất nhà cửa, và hơn 1800 nạn nhân mất mạng. Đê vỡ khiến 80% New Orleans bị ngập trong nước, có nơi ngập sâu trong 20ft nước (6 mét). Thiệt hại ước tính lên đến $108 triệu Mỹ kim.

Những chiếc tàu đánh cá bị hất tung lên bờ, nước bắn cao phủ kín các bến cảng, vô số nhà cửa bị tàn phá, Robert Nguyễn nhớ lại những cảnh tượng sau khi cơn bão Katrina hung hãn quét ngang vào tháng 8 năm 2005.

Dân chúng không có sự chuẩn bị đối phó với thảm họa do cơn bão gây ra. Nguyễn thậm chí còn không có bảo hiểm cho tàu đánh cá mà anh dùng hàng năm trời để nuôi sống gia đình.

“Không ai hay biết về một cơn bão như Katrina trước đó,” anh nói.

Robert Nguyễn – 63 tuổi – sang định cư ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ và chiến tranh Việt nam kết thúc vào năm 1975. Trong ký ức của mình, Nguyễn vẫn còn giữ hình ảnh hàng trăm người nhồi nhét như nên trên một con tàu lớn, một số bị bệnh, thậm chí có cả người rơi xuống biển.

Nhiều thuyền nhân Việt Nam đã chọn Louisiana làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Họ đem theo kiến thức sâu về nghề cá và kinh nghiệm làm việc trên mặt nước đến nơi này. Đông nam Louisiana là nơi tập trung rất nhiều người dân gốc đông Á, Nguyễn cho biết.

“Nếu trước đó đã làm nghề đánh cá ở Việt Nam, thì mọi việc sẽ rất dễ dàng ở đây,” Nguyễn nói.

1/3 ngư dân trong Vịnh Mexico đều là người gốc Việt, làm ăn sinh sống ở 1 trong 10 tiểu bang đông người Mỹ gốc Việt nhất, theo Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ.

Riêng ở khu đông New Orleans đã có khoảng 5000 gia đình Việt. Hàng chục cơ sở thương mại với những bảng hiệu song ngữ Anh-Việt thay nhau mọc lên. Tiệm Đông Phương nổi tiếng với những chiếc bánh mì nóng giòn mới ra lò, thu hút lượng khách rất đa dạng.

Nhưng 10 năm trước, cộng đồng ngư dân bây giờ đã ổn định, luôn cảm thấy bấp bênh.

Katrina là thiên tai thảm khốc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Hơn một triệu người quanh Vịnh mất nhà cửa, và hơn 1800 nạn nhân mất mạng. Đê vỡ khiến 80% New Orleans bị ngập trong nước, có nơi ngập sâu trong 20ft nước (6 mét). Thiệt hại ước tính lên đến $108 triệu Mỹ kim.

Hàng năm sau cơn bão, các khu dân cư ở đông New Orleans bắt đầu dần dần được xây dựng lại. Những ngôi nhà có khả năng chống lại nước lụt mọc lên với những thảm cỏ xanh. Cờ Mỹ và cờ Vàng ba sọc đỏ ngẩng cao đầu tung bay trong gió.

Nhà thờ công giáo đóng vai trò lớn trong việc phục hưng cộng đồng. Ngày nay, vào mỗi thứ 5, hàng chục người gốc Việt dẫn theo con cái tham dự Thánh lễ. Giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam ra đời ở đông New Orleans không lâu sau chiến tranh Việt Nam kết thúc. Họ dang rộng tay giúp đỡ những người tị nạn mới đến, tìm nhà, cung cấp thông tin và giúp hòa nhập vào đời sống ở New Orleans.

Sau Katrina, nhà thờ được dùng làm nơi giáo dân đến nhận đồ cứu trợ và những dịch vụ trợ giúp của Hội chữ Thập đỏ và các tổ chức thiện nguyện khác.

Phải mất cả năm trời, những chiếc tàu đánh cá trong cộng đồng anh Nguyễn mới được sửa chữa, hay được thay thế để ra khơi.

Vậy mà chỉ gần 5 năm sau, lại một đòn nặng nề khác giáng xuống. Quả là ông trời thử thách sự chịu đựng của con người.

Mùa đánh cá đang tới gần thì vụ nổ giàn khoan tại giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP khiến 11 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương xảy ra vào tối nổ ngày 20 tháng 4 năm 2010. Tai nạn khiến cho giàn khoan bị bốc cháy và chìm, gây tràn dầu ở khu vực rộng lớn trong vùng Vịnh Mexico, dẫn đến việc đóng cửa các hoạt động thương mại nghề cá trên Vịnh vào mùa hè năm đó.

Cyndi Nguyễn là cư dân sinh sống 40 năm ở New Orleans, cô cũng là con gái và cháu gái của người ngư phủ tị nạn đến lập nghiệp ở Louisiana vào năm 1975. Cô điều hành VIET – tổ chức Sáng kiến Việt trong Huấn luyện Kinh tế, nơi đã hỗ trợ cộng đồng rất nhiều sau thiên tai.

“Đây là một bài học cho các ngư dân chúng tôi,” Cyndi Nguyễn nói. “Nhiều cơ sở thương mại, nhiều người làm ăn không đúng cách, chỉ dùng tiền mặt.”

Thiếu giấy tờ khiến cho nhiều ngư dân khó lấy được tiền bồi thường thiệt hại từ hãng BP. Thêm vào thủ tục rắc rối là rào cản ngôn ngữ.

“Những người đàn ông trưởng thành rơi nước mắt, cầu xin sự giúp đỡ,” Cyndi nhớ lại. “Họ cảm thấy bất lực, không biết làm thế nào để có thể lo được cho gia đình.”

Thông tin, nguồn lực, và cả những cuộc hội thảo được tổ chức để giúp các chủ cơ sở thương mại nhỏ và để bảo vệ việc kinh doanh buôn bán của họ. Nhưng 5 năm sau, ảnh hưởng của vụ tràn dầu vẫn còn chấn động. Robert Nguyễn và các ngư dân gốc Việt khác khẳng định số tôm cua đánh bắt được chưa bao giờ nhiều, và cũng không có giá bán tốt như trước khi dầu tràn.

Từng lênh đênh trên chiếc tàu vượt biển chật cứng người khi mới 5 tuổi, Cyndi Nguyễn biết rõ cảm giác thế nào khi cuộc sống của mình trôi dạt đi. Sau Katrina, kiệt sức và chán nản, cô không chắc liệu mình có đủ nghị lực, năng lượng để quay về New Orleans gầy dựng lại nơi ăn chốn ở. Lúc đó là lúc mẹ cô nhắc nhở sự kiên cường của gia đình và của cả cộng đồng Việt Nam nói chung.

“Con còn nhớ năm 75?” Mẹ cô nói. “Mình chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, không một chữ tiếng Anh. FEMA cũng chẳng có ở đó, nhưng mình vẫn vượt qua được.”

“Nghĩ về Katrina, và tất cả cộng đồng gốc Việt ở đông nam Louisiana đã trải qua,” cô chậm rãi, “Chúng tôi cùng chung sức vượt qua!”

Lan Hương (Theo CNN, Calitoday)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề