Lễ ra mắt Truyện Kiều bằng tiếng Nga

Ngày 6-11, nhân dịp kỷ niệm 250 năm Ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt cuốn “Truyện Kiều” được dịch sang tiếng Nga tại Hà Nội.

Được thực hiện từ năm 2013, tác phẩm này được dịch trên cơ sở văn bản tập khảo đính Truyện Kiều của Giáo sư Nguyễn Thạch Giang tái bản tại Việt Nam lần thứ 7, dịch sang tiếng Nga vẫn mang tên Kiều (КИЕУ) và có tên thứ hai là Đoạn trường tân thanh (Стенания стерзанной души).

Đây là một công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt – Nga, gồm những nhà Việt Nam học, Nga học, trong nhiều năm qua đã tham gia các chương trình trao đổi, truyền bá văn hóa Nga – Việt như:  nhà Nga ngữ học, nhà Hán Nôm học, nhà Hà Nội học và là Nhà Giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi; tiến sĩ Nga ngữ, nhà thơ gốc Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, cộng tác viên văn học Việt Nam tại MГУ (LB Nga) Nguyễn Huy Hoàng; dịch giả Đoàn Tử Huyến và nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov; nhà Việt Nam học người Nga, phó giáo sư Ngôn ngữ học Anatoli Socolov. Truyện Kiều (Киеу истерзанной души) đến được với bạn đọc tiếng Nga và tiếng Việt còn là nhờ sự tài trợ của viện HLKH XH Viêt Nam và nhà tài trợ Hoàng Văn Vinh, doanh nhân ở th.phố Ekaterenburg.

12208626_705882762845529_5290390453118213287_n

 Nguyễn Huy Hoàng và nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov

Nguyễn Huy Hoàng và nhà thơ trẻ người Nga Vasili Popov

Cộng tác viên Kygia.net Nguyen Hong và dịch giả Lê Đức Mẫn (từ trái qua)

Cộng tác viên Kygia.net Nguyen Hong và dịch giả Lê Đức Mẫn (từ trái qua)

Nhà Việt Nam học người Nga, phó giáo sư Ngôn ngữ học Anatoli Socolov (thứ 2 từ trái sang)

Nhà Việt Nam học người Nga, phó giáo sư Ngôn ngữ học Anatoli Socolov (thứ 2 từ trái sang)

Trong quá trình dịch, nhóm dịch giả tuân thủ theo nguyên tắc: Tác phẩm được dịch ra văn xuôi và hiệu đính lần thứ nhất; sau khi hiệu đính xong lần thứ hai mới dịch ra thơ. Bản dịch thơ sẽ được đối chiếu với bản dịch văn xuôi một cách kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở trao đổi, góp ý và cuối cùng thống nhất ý kiến.

Đại diện nhóm biên dịch cho biết, nhóm xác định điều quan trọng nhất không phải là giải mã, chuyển nghĩa thông thường mà là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung Truyện Kiều mà không làm mất đi vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhóm cũng thực hiện việc đánh số các câu thơ trong bản tiếng Nga nhằm giúp người đọc Nga các lứa tuổi, các tầng lớp xã hội và học vấn khác nhau bước đầu tiếp xúc với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du dễ dàng theo dõi nội dung của truyện thơ hơn.

Cho đến nay kiệt tác Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau với 35 bản dịch.

Lễ ra mắt truyện Kiều bằng tiếng Nga của Đại Thi Hào Nguyễn Du ở Hà Nội còn là dịp hội ngộ của những đứa con Hà Tĩnh xa quê, những người Việt yêu nước Nga và nền văn học thi ca Nga đã từng sống, học tập và làm việc ở nước Nga và giới dịch thuật Việt Nam. Nhà thơ trẻ Vasili Popov phát biểu cảm tưởng: “… sau khi chuyển ý truyện Kiều sang thơ bằng tiếng Nga, tôi cảm thấy mình như trở thành con người khác… Nguyễn Du khác nào là Puskin của Việt Nam…”.

Nguyen Hong


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề