Những sai lầm chiến lược của Putin

Tổng thống Nga Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi không tập trung hoàn thiện thể chế chính trị tại nước Nga để rồi từ đó tiếp tục mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, dẫn đến sự khủng hoảng tồi tệ cho nền kinh tế của nước Nga hiện nay.

Đến giờ này có thể khẳng định rằng, tất cả những toan tính của ông Putin nhằm kéo nước Nga ra khỏi khủng hoảng đều là những toan tính không thành công. Con bài Ukraina xem ra không còn một chút giá trị gì, ngược lại nó còn làm thiệt hại cho nước Nga rất lớn.”

 

The Guardian ngày 18/3 đưa tin, những người khuyết tật ở Nga đã tỏ ra phẫn nộ với chính quyền nước này khi thay đổi quy định về điều kiện trợ cấp cho người khuyết tật, khiến cho khoảng 500.000 người khuyết tật trên toàn nước Nga bị mất trợ cấp bởi quy định mới.

Theo đó, Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Nga đã giới thiệu các quy định mới dựa trên mô hình của Đức về việc hỗ trợ quyền lợi cho người khuyết tật theo các loại bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Với hệ thống các quy định mới, người khuyết tật chỉ được trợ cấp khi được cơ quan y tế xác nhận mất ít nhất 40% chức năng nào đó của cơ thể. Nhiều gia đình chăm sóc cho trẻ em khuyết tật đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định mới này của chính phủ Nga.

Kết quả là, số người Nga khuyết tật chính thức được công nhận là người khuyết tật theo quy định mới đã giảm gần 500.000 trong 18 tháng – từ 12,9 triệu vào đầu năm 2014 xuống còn 12,5 triệu người vào tháng 9/2015, theo số liệu của chính phủ Nga.

Có thể thấy rằng đây là một sự phơi bày thực chất khó khăn của nước Nga. Hậu quả của các lệnh cấm vận cộng với sự sụt giảm của giá dầu, chi phí tốn kém trong cuộc không kích tại Syria đã khiến cho kinh tế đất nước này ngày càng xuống dốc.

Tuy nhiên, việc thay đổi quy định để cắt giảm trợ cấp cho người khuyết tật là một việc làm khó có thể chấp nhận được của chính quyền Tổng thống Putin trong việc giải quyết khó khăn cho nền kinh tế Nga.

Từ sai lầm đến tàn nhẫn

Như người viết đã từng phân tích, Tổng thống Nga Putin đã mắc sai lầm chiến lược khi không tập trung hoàn thiện thể chế chính trị tại nước Nga để rồi từ đó tiếp tục mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, dẫn đến sự khủng hoảng tồi tệ cho nền kinh tế của nước Nga hiện nay.

Đến giờ này có thể khẳng định rằng, tất cả những toan tính của ông Putin nhằm kéo nước Nga ra khỏi khủng hoảng đều là những toan tính không thành công. Con bài Ukraina xem ra không còn một chút giá trị gì, ngược lại nó còn làm thiệt hại cho nước Nga rất lớn.

Khi đang vùng vẫy trong cơn khủng hoảng chưa lối thoát thì ông Putin lại quyết định ném bom IS tại Syria, mà mục đích là chống đỡ cho chế độ Adssad để dùng con bài này mặc cả với Mỹ. Nhưng ông lại quên rằng, Mỹ chuẩn bị vào mùa bầu cử nên sự quan tâm vào cuộc chiến Syria sẽ trở thành thứ yếu.

Một mục đích khác lớn hơn là nhắm tới NATO, nhưng ông Putin lại có hành động được xem là không tương xứng khi đi quá đà trong “sự kiện 17 giây” với Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy là NATO nhường quyền quyết định cho đồng minh của họ đối mặt với Nga, còn họ có những toan tính khác.

Khi có được con bài dân nhập cư có thể giúp Nga giảm nhẹ được cấm vận thì Nga lại không chủ động khai thác. Đến bây giờ thì EU đã không cần tới Nga nữa, vì đã có Thổ Nhĩ Kỳ san sẻ gánh nặng nhằm lấy điểm với Liên minh kinh tế này.

Quanh đi quẩn lại chỉ còn con bài dầu thô là Nga có thể sử dụng thì đùng một cái Mỹ ném cái phao cho Iran. Cuối cùng Nga phải ngậm đắng nuốt cay nhìn dòng dầu thô từ Iran chảy đi nhiều ngả cùng với đó là giá dầu thế giới không thể sớm đảo chiều.

Trong cơn bĩ cực, ông Putin đã bắt tay với anh “nhà giàu cũng khóc” Saudi Arabia – đối thủ của Iran. Nhưng rõ ràng đây là một bước đi mà không cần tính toán nhiều cũng biết không thể thành công trong thời đểm hiện tại.

Ông Putin hướng về người bạn chiến lược mới Trung Hoa với hy vọng AIIB sớm vận hành, để Nga có thể tận dụng vốn vay của định chế tài chính khổng lồ này nhằm vượt qua khó khăn hiện tại.

Nhưng ông Putin đã lầm. Tập Cận Bình sẽ để cho Nga không còn cựa quậy được nữa thì mới rót vốn. Bởi lúc đó, đồng tiền của Bắc Kinh sẽ có sức mạnh gấp nhiều lần.

Quay về chiến trường Syria, Putin đã không nhanh chóng cùng Obama gút lại những điểm chính của con bài này, mà cứ cò cưa để đến lúc không còn chịu đựng được nữa thì phải tuyên bố rút quân, bỏ bạn cứu lấy mình. Việc Nga rút khỏi Syria là một thất bại chứ không thể gọi là thành công như ai đó đã nhận định.

Bởi lẽ, đến giờ này không ai có thể phân tích hay liệt kê những gì Nga đạt được trong mấy tháng mang bom ném xuống cứ địa của IS tại Syria. IS thì vẫn lẩn như trạch, Mỹ thì không hợp đồng tác chiến nên chỉ có bom đạn Nga cày xới đất nước Syria.

Có thể thấy rằng, tất cả những gì mà ông Putin hành động trong thời gian qua, từ sự kiện Crimea, đều là những sai lầm mang tính lũy tiến, sai lầm sau lớn hơn sai lầm trước.

Đến lúc này thì “gấu” Nga khó có thể đúng vững được với những hậu quả nặng nề mà chưa biết khi nào mới tới ngày nhẹ gánh.

Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng được chính quyền Nga sẽ có những hành động nhắm vào việc cắt giảm phúc lợi dành cho người khuyềt tật. Bởi lẽ phúc lợi xã hội dành cho những người phải gánh nỗi đau đồng loại luôn là thể hiện của tiến bộ xã hội. Vì vậy hành động ấy rất tàn nhẫn.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề