Nhật Bản “quyết chiến” với Nga đến cùng về quần đảo Kuril

Giải quyết vấn đề về quyền sở hữu các đảo thuộc quần đảo Nam Kuril (Nhật bản truyên bố chủ quyền của 4 đảo tại quần đảo này và gọi đây là Vùng lãnh thổ phương Bắc), cũng như ký kết một Hiệp ước hòa bình với Nga là quan trọng đối với lợi ích của Tokyo.

Thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe nhấn mạnh: giải quyết vấn đề về quyền sở hữu các đảo thuộc quần đảo Nam Kuril (Nhật bản truyên bố chủ quyền của 4 đảo tại quần đảo này và gọi đây là Vùng lãnh thổ phương Bắc), cũng như ký kết một Hiệp ước hòa bình với Nga là quan trọng sống còn đối với lợi ích của Tokyo.Ngày 24/8, tờ Lenta (Nga) dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, nước này sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về “số phận” của quần đảo Kuril và ký kết một Hiệp ước hòa bình với Nga, bất chấp căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước liên quan đến chuyến thăm đảo Iturup (một đảo thuộc quần đảo tranh chấp Kuril) của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 22/8 vừa qua.

Ngoài ra, ông Abe cũng nói thêm rằng Nhật Bản dự định sẽ tiếp tục “đàm phán mạnh mẽ” hơn nữa để giải quyết vấn đề này một cách triệt để.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nga Medvedev đến đảo Iturup, một hòn đảo mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền thuộc quần đảo Nam Kuril, diễn ra vào ngày thứ Bảy (22/8) đã khiến Tokyo rất “tức giận”.

Tổng thư ký của Chính phủ Nhật Bản Suga Ёsihide nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev đến đảo Iturup “làm tổn thương tâm hồn của nhân dân Nhật Bản; trái với quan điểm của Nhật Bản và đi ngược với chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với các vùng lãnh thổ phương Bắc. Đây là hành động không thể chấp nhận được”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến quần đảo Kuril sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển đối thoại chính trị giữa 2 quốc gia.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã quyết định hủy chuyến thăm Nga (dự kiến diễn ra vào ngày 31/8).

 

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, toàn bộ quần đảo Kuril được sáp nhập vào Liên Xô, tuy nhiên Nhật Bản vẫn tiếp tục tranh giành bốn hòn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai thuộc Nam Kuril, viện dẫn Thỏa thuận song phương về thương mại và biên giới ký năm 1855 giữa hai nước. Tokyo yêu cầu trả lại của các đảo trên như một điều kiện để ký kết một hiệp ước hòa bình với Nga, Hiệp ước mà sau Thế chiến II vẫn chưa được ký kết.

Lập trường của Moscow là quần đảo Nam Kuril đã trở thành một phần của Liên Xô sau Thế chiến II và chủ quyền của Nga đối với quần đảo này là hợp pháp, có đăng ký pháp lý quốc tế đầy đủ.

Hồi tháng 11/2010, ông Medvedev trở thành lãnh đạo Nga đầu tiên thăm quần đảo Kuril. Khi đó, ông đang giữ chức Tổng thống Nga. Tháng 7/2012, ông Medvedev một lần nữa bay đến đảo Kunashir ở phía nam quần đảo Kuril.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Lenta, trang chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự và các thông tin liên quan đến tình hình các nước trong không gian hậu Xô Viết. 

Nguồn infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề