Theo bản đồ mới nhất vừa được ngân hàng Bank of America công bố, nợ công của Việt Nam đứng thứ 12 trong nhóm rủi ro cao nhất thế giới.
Để có được thống kê, ngân hàng sử dụng giá của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap – CDS) của trái phiếu chính phủ.
Về cơ bản, đây là một công cụ tài chính dựa trên nguyên tắc của hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên có nguyên tắc giống như một hợp đồng bảo hiểm. Người mua CDS trả cho người bán một khoản phí nhỏ (CDS spread) để được bảo hiểm cho rủi ro trong trường hợp vỡ nợ, cụ thể ở đây là nhà phát hành trái phiếu vỡ nợ.
Phí bảo hiểm thường tỷ lệ nghịch với độ tín nhiệm của trái phiếu. Trái phiếu có độ rủi ro càng thấp thì phí bảo hiểm càng nhỏ, và ngược lại.
Theo bản đồ, Venezuela đang là nước có rủi ro nợ công cao nhất. Chi phí bảo hiểm của CDS nước này cao gần gấp đôi so với hai nước theo sau là Hy Lạp và Ukraina. Nước còn lại trong nhóm các quốc gia có CDS spread vượt 500 điểm cơ bản là Pakistan.
Nhóm các nước có CDS spread nằm trong khoảng 200 – 500 điểm cơ bản lần lượt bao gồm Ai Cập, Cyprus, Nga, Brazil, Kazakhtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Việt Nam.
Phần đông các nước Đông Nam Á có mức độ rủi ro nợ công cao lọt nhóm có CDS spread trong khoảng 100 – 200 điểm, như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines.
Các quốc gia phát triển là những nước có tỷ lệ rủi ro nợ công thấp nhất. Đứng đầu bảng là Đức, theo sau là Thụy Sỹ và Thụy Điển. Mỹ và Anh lần lượt chia nhau vị trí 4, 5.
Con số này trùng khớp với số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố trước đó. Vị chi mỗi người dân Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.200 USD nợ công.
- “Việt Nam lấy tiền đâu để phát triển nhanh, bền vững?”
- Nợ công bất ngờ lên 66,4% GDP: Sát sự thật hơn
- Nợ công Việt Nam thuộc nhóm cao trên thế giới
- Đức quyết không xóa nợ cho Hy Lạp, linh hoạt về điều khoản thanh toán
- Cảnh báo nợ công VN: Tiêu xong, trả thế nào?
- Ukraina: Điều quan trọng cần hoàn thành việc tái cơ cấu nợ vào tháng Sáu
Trả lời