Nga phải đối mặt với con đường dài an ninh năng lượng sau khi sáp nhập Crimea

MOSCOW (Reuters) – Điện Kremlin đang cố gắng trấn an cư dân Crimea vì họ vẫn còn sống trong bóng tối sau khi nguồn cung cấp điện từ Ukraina đã bị cắt. Nga đang thực hiện phương án giải cứu cho Crimea bằng cách liên kết nguồn năng lượng.

Nhưng thực tế sẽ diễn ra thế nào? Nga sẽ phải mất nhiều tháng vì những kỹ thuật phức tạp mới có thể đảm bảo an toàn năng lượng cho Crimea. Lệnh trừng phạt từ phương Tây do Nga thôn tính Crimea đã gây khó khăn lớn trong việc mua các thiết bị chuẩn nhất phục vụ cho công việc.

Việc sáp nhập Crimea của ông Putin vào năm ngoái không những phức tạp đối với Quốc tế mà còn về năng lượng và làm thế nào để có thể đảm bảo năng lượng cho bán đảo với vị trí cắt rời nước Nga?

Vào khoảng ba tuần trước Crimea đã chìm vào bóng tối, sau khi hai trụ điện bị phá hoại. Trong khi chính quyền Ukraina đang tức giận trước sự xâm lược của Nga vẫn chưa tích cực trong việc khôi phục lại nguồn cung cấp.

Nga đã ngay lập tức đưa đến những máy phát điện dùng trong lúc khẩn cấp và phục vụ cho một số nơi trọng yếu tại Crimea và Ukraina đã khôi phục phần nào nguồn năng lượng điện. Crimea cần phải mất thời gian và chấp nhận gián đoạn nguồn cung cấp mới hoàn toàn hòa vào lưới điện của Nga.

Trước sự việc đó Moscow đã phản ứng gấp rút tăng tốc độ làm việc trên “cây cầu năng lượng”. Đây là dự án gồm các dây cáp chuyển tải điện lắp đặt qua eo biển Kerch.

Dự án này do Putin đưa ra trong chuyến thăm Crimea vào 02 tháng 12, nhưng dung lượng truyền tải vẫn còn hạn chế và phần lớn các quan chức Nga đã che đậy được những thách thức rất lớn về kỹ thuật đòi hỏi trong công việc.

“Đây thực sự là áp lực. Cầu năng lượng không chỉ là những sợi cáp chạy ngầm dưới biển như bạn biết mà còn là công việc khó khăn thông thường cần phải mất nhiều năm”. Sergei Pikin, giám đốc tư vấn Quỹ Phát triển Năng lượng Nga cho biết.

Cầu năng lượng

Nga đã thuê công ty, Hengtong – Trung Quốc  cung cấp các loại cáp điện để đặt dưới eo biển Kerch, theo một nguồn tin từ một công ty điện lực phương Tây cho biết và báo Kommersant của Nga cũng nói cung cấp các loại cáp là một công ty Trung Quốc. Tuy nhiên các nguồn tin  phương Tây lưu ý công ty Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này so với những công ty đã rời bỏ dự án do lệnh trừng phạt.

Thời gian trước đó hồi năm 2011 Nga đã đặt một đường cáp ngầm cho một dự án tương tự giữa cảng Vladivostok Thái Bình Dương với đảo Russky, họ ký hợp đồng với một công ty Nhật Bản để cung cấp cáp truyền. Một công ty của Pháp cung cấp cáp cho một dự án chạy ngầm dưới hồ Baikal ở Siberia được hoàn thành năm 2005.

Hengtong đã không trả lời câu hỏi của Reuters về vai trò của họ trong dự án và Bộ Năng lượng Nga từ chối cung cấp thông tin về công ty cung cấp cáp điện.

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch thì vào tháng Sáu năm sau tất cả các loại cáp trong cầu năng lượng sẽ hoành thành việc lắp đặt.

“Cầu năng lượng có thể chuyển tải 850 Megawatt điện bắt đầu từ tháng 5 năm 2016, mà không có bất kỳ rủi ro cho hệ thống năng lượng của miền Nam của Nga”, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Andrei Cherezov nói với Reuters.

Điều đó sẽ cho phép Crimea giảm thiểu thiếu hụt điện từ nguồn cung cấp của Nga, theo Vladimir Sklyar, giám đốc nghiên cứu các dịch vụ cung ứng tại Renaissance Capital.

Tuy nhiên cáp ngầm chạy dưới biển sẽ luôn phải đối mặt với những thách thức. Các nhà phân tích cho rằng vì luồng điện cung cấp cho Crimea chạy từ phía bắc, qua một khu vực của Ukraina, lưới điện được thiết lập để xử lý dòng điện chạy theo hướng bắc-nam và hiện tại phải làm lại cấu hình để bỏ đường dây phía đông. Vì vậy công trình phải được thực hiện ngay tại nước Nga để đảm bảo công suất đầy đủ cho lưới điện phía Nam của Nga để cung cấp điện cho Crimea.

E.ON Nga do công ty E.ON của Đức điều hành cho biết họ đã quan tâm đến việc xây dựng các nhà máy điện trong khu vực Krasnodar, mà trước đó nhà chức trách Nga nói rằng có thể được sử dụng để chuyển điện đến Crimea.

Maxim Shirokov điều hành E.ON Nga, nói với các nhà báo: “Nó sẽ cung cấp điện cho thị trường bán buôn… Tương tự như chúng tôi đang làm hiện nay, vì vậy tôi không thấy bất kỳ rủi ro liên quan đến điều này…”

Giải pháp lâu dài

Các chuyên gia nói rằng các nhà máy điện ở Crimea mới là một giải pháp lâu dài để cung cấp điện cho bán đảo. Nga đang có kế hoạch xây dựng Thủ đô của Crimea tại Simferopol và Sevastopol cũng là căn cứ của hạm đội Biển Đen. Những nhà máy điện đầu tiên tại đây sẽ được hòa vào lưới điện vào tháng 9 năm 2017 và công suất phát điện có thể tăng gấp đôi lên khoảng 940 Megawatts vào năm sau.

Điều đó sẽ là cần thiết đảm bảo cho Crimea tự cung cấp điện và nguồn điện từ cầu năng lượng sẽ hỗ trợ hoặc dự phòng trong giờ cao điểm vào khoảng 1,3 GW. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất của nhà máy điện là máy móc. Việc sản xuất các tua-bin khí công suất lớn và hiệu quả là điều khó khăn đối với các công ty của Nga. Hiện nay các nhà máy điện của Nga vẫn phải nhập những tuabin như vậy từ các hãng Siemens của Đức, Alstom của Pháp và General Electric của Hoa Kỳ.

Công ty Alstom – Pháp cho biết họ đã không nhận được đề nghị cung cấp thiết bị cho Crimea và từ chối bình luận về việc có chuẩn bị sẵn sàng cung cấp hay không. Siemens và GE cũng từ chối bình luận.

Nếu những nhà cung cấp đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị cho các nhà máy điện ở Crimea, họ có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt và bị phạt rất nặng. Việc tìm kiếm một giải pháp thay thế phải mất thêm thời gian và tốn kém.

Một trong những vẫn đề lớn tiếp theo là những thách thức của việc nâng cấp mạng lưới điện đã ọp ẹp sau nhiều năm dưới sự đầu tư từ Kiev.

“Phải mất vài năm mới có thể cải tạo để cho hệ thống vận hành tốt và ổn định,” một nguồn tin trong dịch vụ cung ứng Nga cho biết. “Không ai có thể cải tạo nhanh chóng những gì chồng chất trong 50-60 năm qua. Tất nhiên công việc  sẽ không dễ dàng.”

Đức Dũng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Nga phải đối mặt với con đường dài an ninh năng lượng sau khi sáp nhập Crimea”:

  1. ng quang x viết:

    pu tin đưa quân sang uy hiếp quân đội Ukraine sau đó dựng nên một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo và ngang nhiên tuyên bố cream thuộc nga thật là hành động ăn cướp trắng trợn có một không hai trong thế kỷ này , tất cả mọi người trên thế giới hãy lên án hành động này của nga.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề