
Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov trong cuộc họp ngày 18 tháng 7
Ngày hôm nay Nga kêu gọi Liên minh châu Âu giảm mức độ xử phạt đối với Moscow cùng với lời hứa sẽ bỏ lệnh cấm vận lương thực đối với EU, tuy nhiên một quan chức cấp cao EU đã từ chối, kèm theo đó là động thái cứng rắn hơn: Áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với phiến quân ly khai Ukraina.
Vào cuối tháng bảy Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt kinh tế Nga nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực chủ chốt gồm: Năng lượng, ngân hàng, quốc phòng. Để trả đũa Moscow đã cấm nhập khẩu hầu hết thực phẩm, rau quả từ phương Tây, trị giá $ 9 tỷ một năm.
“Chúng tôi không mong đợi nhiều điều từ các đối tác châu Âu chỉ duy nhất mong họ nới lỏng và hủy bỏ lệnh trừng phạt vô nghĩa “xoắn ốc”, không di chuyển mức xử phạt tăng nặng và hủy bỏ những người có tên trong danh sách cấm vận”, hãng tin Interfax đã dẫn lời ông Alexei Meshkov thứ trưởng ngoại giao Nga.
Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 chỉ huy phiến quân ly khai Ukraine vì bị buộc tội tổ chức các cuộc bầu cử giả mạo ở miền đông Ukraine vào ngày 02 tháng mười một. Đóng băng tài sản của họ và cấm đi lại.
Jean-Claude Juncker, chủ tịch mới của Ủy ban châu Âu cho biết hành động sáp nhập Crimea của Nga đặt ra cho châu Âu bài toán hóc búa và đưa họ vào hai sự lựa chọn: Hoặc là chiến tranh với Nga hoặc là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga.
“Nếu bạn không muốn một cuộc chiến tranh với Nga tất nhiên phải sử dụng biện pháp duy nhất là trừng phạt … Bạn phải có biện pháp trừng phạt nhằm tạo ra một hiệu ứng để Nga phải nhận ra chính sách của mình hoàn toàn sai lầm,” Juncker phát biểu trên đài phát thanh RTL ở Luxembourg.
“Giải pháp duy nhất là phải duy trì biện pháp trừng phạt cho tới khi nào Nga có những hành động thực tế để mang lại hòa bình cho khu vực này” ông nói về Ukraine.
Hồi đầu tuần này Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết giá dầu giảm và biện pháp trừng phạt tài chính phương Tây sẽ làm Nga bốc hơi khoảng $ 130 tỷ- $140 tỷ một năm, tương đương với khoảng 7 phần trăm GDP.
Meshkov cũng cho biết thêm thiệt hại từ phía EU khi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào khoảng $50 tỷ trong năm tới. Kim ngạch thương mại hai chiều giữu Nga và EU giảm tỷ lệ ở mức hai con số.
Theo báo cáo của Reuters trong tháng này xuất khẩu châu Âu vào Nga giảm gần 20 phần trăm trong tháng Tám so với tháng bảy.
Theo ông Juncker hiện tại không cần thiết để tiếp túc áp dụng thêm nhiều biện pháp trừng phạt, nhưng cảnh báo các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn có thể sẽ được áp dụng nếu Moscow không thực hiện các bước để giải quyết cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Các quan chức Liên minh châu Âu lo ngại thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk không được tôn trọng và các cuộc bỏ phiếu của phiến quân ở miền đông Ukraine đã được khuyến khích và ủng hộ bởi Nga nhằm làm suy yếu chủ quyền của Ukraina.
Quân ly khai đã thực hiện cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi vào ngày 02 tháng 11 đây là bước tiếp theo cuộc trưng cầu dân ý đòi tách ra khỏi Ukraina vào tháng năm.
Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu lên án cuộc bầu cử là “bất hợp pháp và phi pháp”, nhưng Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả bầu cử dẫn đến làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Ukraina.
Trong tạp chí chính thức của mình, Liên minh châu Âu cho biết Chủ tịch Ủy ban Bầu cử “Trung ương LPR” Sergei Kozyakov “đã tích cực hỗ trợ các hành động và chính sách làm xói mòn sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập chủ quyền của Ukraine”.
Danh sách mới bao gồm các lãnh đạo của hai nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông Ukraine.
Danh sách gồm các nhân vật của LPR lần này có Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Sergei Kozyakov, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Tài chính Dmitry Semenov, Bộ trưởng Quốc phòng Oleg Bugrov, Bộ trưởng Giáo dục Igor Kostenok, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Oleg Akimov và Bộ trưởng Y tế Larisa Airapetyan.
Trong khi đó, danh sách các đại diện DPR bị trừng phạt lần này bao gồm Phó Chủ tịch Quốc hội Alexander Kofman, Phó Thủ tướng thứ nhất Ravil Khalikov và thành viên Quốc hội Yuri Sivokonenko.
Ngoài ra EU còn trừng phạt các hoạt động tài chính đối với 5 đảng và tổ chức của “Cộng hòa nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa nhân dân Lugansk” vì đã đề cử những ứng cử viên cho cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11.
Lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay 29 tháng 11 năm 2014
Reuters
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
Ngấm đòn rồi
qua tham di chu