Một nửa số phiếu đã được kiểm: 60,4% cử tri Hy Lạp nói “Không”

Hy Lạp đã bỏ phiếu “Không” vào ngày Chủ nhật trong cuộc trưng cầu dân ý về một gói cứu trợ lịch sử. Với một nửa số phiếu đã được kiểm cho thấy 60,4% người Hy Lạp đã bỏ phiếu  từ chối đề nghị cứu trợ tài chính từ các chủ nợ. Các số liệu cho thấy cử tri bỏ phiếu “có” chỉ dành được 40,1%. Theo kết quả kiểm phiếu vào lúc 18 giờ GMT (1400 EDT).

Các quan chức Chính phủ Hy Lạp, đã lập luận rằng kết quả bỏ phiếu “Không” sẽ là lợi thế trên bàn đàm phán với các chủ nợ Quốc tế sau nhiều tháng tranh cãi, họ cho biết ngay lập tức sẽ khởi động lại cuộc đàm phán với các đối tác châu Âu.

“Các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu trong thời gian sớm nhất,  thậm chí trong vòng 48 giờ,” phát ngôn viên Chính phủ Gabriel Sakellaridis nói trên truyền hình Hy Lạp. “Chúng tôi sẽ thực hiện mọi nỗ lực để ấn định trong thời gian sớm nhất.”

Euclid Tsakalotos, trưởng đoàn đàm phán của chính phủ cho biết các cuộc đàm phán có thể khởi động lại vào đầu buổi tối chủ nhật.

“Tôi tin rằng kết quả như vậy có thể được sử dụng như một công cụ đàm phán mạnh mẽ, vì vậy người châu Âu có thể hiểu rằng chúng tôi không phải là một thuộc địa,” Nefeli Dimou, một sinh viên 23 tuổi ở Athens cho biết.

Chiến thắng mạnh mẽ đáng kinh ngạc với kết quả “Không” đã lật ngược các cuộc thăm dò khi cho rằng khó dự đoán một kết quả trong thời gian quá ngắn. Kết quả này sẽ đưa Hy Lạp vào tình trạng lơ lửng: Nguy cơ bị cô lập tài chính và chính trị trong khu vực đồng euro cũng như sự sụp đổ ngân hàng, nếu chủ nợ từ chối viện trợ thêm.

Nhưng đối với hàng triệu người Hy Lạp kết quả là thông điệp cứng rắn đối với chủ nợ, khi Hy Lạp phải chấp nhận vòng đàm phán lặp đi lặp lại về thắt lưng buộc bụng trong năm năm mà đã làm nhiều người thất nghiệp. Thủ tướng Alexis Tsipras đã lên án cái giá phải trả cho viện trợ là “tống tiền” và “làm nhục” quốc gia.

Hàng trăm người Hy Lạp bắt đầu đổ ra quảng trường Syntagma trung tâm trước Quốc hội để ăn mừng, sau một tuần tuyệt vọng khi các ngân hàng đã bị đóng cửa và hạn chế rút tiền để ngăn chặn một sự sụp đổ của hệ thống tài chính.

“Đây là một dấu ấn về ý chí của người dân Hy Lạp và bây giờ nó là thông điệp cho châu Âu thấy rằng họ phải tôn trọng ý kiến của chúng tôi khi muốn giúp đỡ,” Nikos Tarasis, một sinh viên 23 tuổi cho biết.

“Tôi tin rằng không có ngày hôm nay Hy Lạp sẽ không có sự tự hào, bởi vì cuộc bỏ phiếu cho thấy đất nước đã tôn trọng các giá trị dân chủ,” Bộ trưởng Lao động Panos Skourletis nói.

“Chính phủ hiện nay có một nhiệm vụ mạnh mẽ, một tấm thẻ đàm phán mạnh mẽ, để mang lại một thỏa thuận theo một cách thức mới.”

Tuy nhiên các quan chức châu Âu đã dẹp tan bất kỳ triển vọng nào trong việc nối lại cuộc đàm phán sớm nhất. Một quan chức cho biết không có kế hoạch cho một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro vào thứ hai, thêm kết quả bỏ phiếu có nghĩa là các Bộ trưởng “sẽ không biết thảo luận những gì”.

Nhiều đối tác của Athens đã cảnh báo trong tuần qua rằng nếu cuộc bỏ phiếu “Không” đồng nghĩa với việc rời khỏi EU và hệ thống tài chính của Hy Lạp sẽ lâm vào cảnh phá sản hoàn toàn, nó sẽ làm 5 năm dài của đất nước trở nên xấu đi nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu kết quả này được xác nhận sẽ là một chiếc búa giáng vào dự án đồng tiền chung EU. Khi mục đích tạo ra đồng tiền chung cách đây 15 năm để tồn tại vĩnh viễn và không thể phá vỡ, các nước trong khu vực đồng euro có thể sẽ mất thành viên đầu tiên trước nguy cơ cuộc kiểm phiếu kết thúc.

Ngân hàng Trung ương châu Âu, tổ chức môt cuộc hội thảo vào sáng thứ Hai, có thể miễn cưỡng tăng cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp sau khi cử tri bác bỏ việc cắt giảm chi tiêu và cải cách kinh tế, điều mà chủ nợ xem xét là sự cần thiết để làm cho tài chính công của Hy Lạp trở nên sáng sủa, Ngân hàng Trung ương cho biết.

Dấu hiệu đầu tiên là bất cứ sự hồi đáp chính trị từ phía liên minh châu Âu có thể mất một vài ngày. Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ gặp ở Paris vào chiều thứ hai. Uỷ ban Châu Âu, điều hành EU (Liên minh châu Âu), gặp nhau tại Strasbourg vào ngày thứ ba và sẽ báo cáo cho Quốc hội Châu Âu về các tình huống.

“Các nhà lãnh đạo EU phải gặp nhau càng sớm càng tốt, thậm chí ngay ngày thứ hai. Tình hình quá nghiêm trọng đến nỗi Bộ trưởng tài chính luôn phải túc trực,” Axel Schaefer, Phó Trưởng ban của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), nhóm trong quốc hội Đức cho biết.

“Bạn phải có niềm tin vào khả năng của ECB để hành động. Chúng ta phải sử dụng tất cả các khả năng trong ngân sách EU để giúp Hy Lạp, họ vẫn là một thành viên của đồng euro và EU.”

Chưa có cuộc thăm dò

Bỏ phiếu “Không” sẽ đặt Hi Lạp và khu vực sử dụng đồng Euro vào trạng thái lơ lửng. Không thể vay tiền trên thị trường tài chính, Hy Lạp là một trong những nước có công nợ cao nhất thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo vào tuần trước họ sẽ cần cứu trợ lượng tiền khổng lồ và 50 tỷ euro mới trong quỹ.

Các quan chức Hy Lạp xem báo cáo của IMF như một sự hỗ trợ quan trọng cho lập luận của họ về các điều khoản cứu trợ tài chính, khi họ không linh hoạt sẽ khiến Hy Lạp lâm vào cảnh khó khăn hơn.

Tsipras kêu gọi trưng cầu dân ý vào tám ngày trước, sau khi từ chối các điều khoản khó khăn mà các chủ nợ đưa ra được coi là điều kiện để giải ngân hàng tỷ euro trong gói cứu trợ. Ông lên án các điều khoản của gói cứu trợ tài chính như là một “tối hậu thư” và một kết quả “Không” sẽ cho phép chính phủ có lợi thế trong cuộc đàm phán và dường như điều này đã thuyết phục nhiều người Hy Lạp, đặc biệt là các cử tri trẻ, những người đã bị tàn phá bởi tỷ lệ thất nghiệp gần 50 phần trăm.

Trước đó Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu “Không” trong cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ.

Bộ trưởng Yanis Varoufakis cáo buộc các chủ nợ đang “tống tiền” Hy Lạp, nhưng cho biết các bên sẽ sớm đi đến một thỏa thuận sau cuộc trưng cầu và định lượng giới hạn rút tiền mặt hiện nay sẽ được nới lỏng.

Ngày 01-07, Thủ tướng  Hy Lạp  Alexis Tsipras đã trình bày một số đề xuất mới trước các đối tác trong khu vực đồng euro, trong đó chấp nhận hầu hết những điều khoản được đưa ra trước khi cuộc đàm phán bị đổ vỡ vào hồi tuần trước.

Đề xuất mới nhất của ông Tsipras gắn liền với thỏa thuận về gói cứu trợ trị giá 29,1 tỷ euro, có thời hạn hai năm.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis  Varoufakis nói: “Đây là thời khắc tối tăm cho châu Âu, họ đã đóng cửa các ngân hàng của chúng tôi nhằm mục đích tống tiền. Việc bỏ phiếu “Có” cho một giải pháp không bền vững sẽ không có lợi cho châu Âu.”

Theo Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề