Người dân Hy Lạp đi tổng tuyển cử

Cử tri Hy Lạp tham gia cuộc bầu cử bất thường mà dẫn đầu trưng cầu dân ý là đảng cánh tả Syriza và đảng bảo thủ Tân Dân chủ.

Đây là cuộc bầu cử thứ năm ở Hy Lạp trong sáu năm qua, được tổ chức sau khi đảng Syriza mất đa số tại Nghị viện hồi tháng Tám.

Uy tín của thủ lĩnh Syriza – ông Alexis Tsipras, giảm mạnh sau khi ông đồng ý thỏa thuận cứu trợ tài chính với các lãnh đạo Âu châu.

Thỏa thuận này bao gồm nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng mà chính Syriza đã cam kết phản đối.

Hy Lạp đang chìm trong khủng hoảng tài chính và người nào thắng cuộc bầu hôm Chủ nhật 20/9 này cũng sẽ phải đưa ra các cải cách kinh tế sâu rộng hơn.

Phóng viên BBC Richard Galpin tại Athens nói nhiều khả năng sẽ không có đảng nào giành đủ ghế tại Quốc hội để lập chính quyền riêng.

Điều này có nghĩa sẽ lại mất một thời gian bất ổn chính trị trong khi thời hạn thực hiện nhiều cải cách tài chính quan trọng đang tới gần.

Khi bỏ phiếu vào sáng Chủ nhật tại khu vực Kypseli của Athens, ông Tsipras tuyên bố người dân Hy Lạp sẽ bầu ra một chính phủ “tranh đấu”, thực thi các cải cách cần thiết và “tách rời khỏi chế độ cũ”.

Cựu thủ tướng Hy Lạp đã ký thỏa thuận cứu trợ sau khi trưng cầu dân ý cho kết quả 60% cử tri bác bỏ các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ muốn ép nước này thực hiện.

Đặt đất nước lên hàng đầu

Khủng hoảng di dân có thể dẫn tới ủng hộ cho phe thiên hữu

Trong một phỏng vấn trước bầu cử, ông Tsipras nói ông đặt đất nước lên trên đảng của ông.

Ông nói nếu như ông không đồng ý ký thỏa thuận kéo dài ba năm trên thì Hy Lạp có lẽ sẽ phải ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Ông nói trên kênh TV Antenna hôm thứ Sáu 18/9 rằng ông sẽ cố hết sức để giảm nợ cho Hy Lạp.

Đối thủ chính của ông Tsipras, thủ lĩnh đảng Tân Dân chủ Vangelis Meimarakis, đã gọi thời gian ông Tsipras tại vị là “một thí nghiệm gây thiệt hại đáng kể cho đất nước”.

“Tôi lo rằng nếu Syriza được bầu thì lại sẽ phải bầu cử lại sớm và sẽ là thảm họa.”

Các bình luận gia cũng nói vị trí thứ ba đang được tranh đua giữa hai đảng – đảng xã hội Pasok và đảng thiên hữu Bình minh Vàng.

Theo họ, khủng hoảng di dân ngay tại cửa ngõ của Hy Lạo có thể sẽ dẫn tới gia tăng ủng hộ cho đảng Bình minh Vàng, vốn kịch liệt chống nhập cư.

Các phòng phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 16:00 GMT, tức 22:00 giờ Hà Nội, và khoảng hai tiếng sau đó sẽ có kết quả sơ bộ.

Hy Lạp có gần 10 triệu cử tri có đăng ký.

Theo BBC tiếng Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề