Nền kinh tế Nga bị tổn thất rất lớn do giá năng lượng thấp và lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo ý kiến các chuyên gia của nhóm tình báo tư nhân Mỹ Stratfor, Moscow muốn giảm gánh nặng đang đè trên vai về cung ứng viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai ở Gruzia, Ukraina, Moldova và Nagorno-Karabakh. Để làm điều này, Nga có thể đưa ra các chính sách nhượng bộ trong quá trình đàm phán, nhưng không muốn từ bỏ chính sách bảo hộ, bảo trợ vùng đòi ly khai khỏi Ukraina là Donbas Luhansk, vì điều này cho phép Nga duy trì ảnh hưởng của mình trên các quốc gia láng giềng. Apostrophe viết.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, các vùng lãnh thổ ly khai thân Nga chiếm một vị trí nổi bật trong bức tranh chính trị Á-Âu. Hiện tượng này được bắt nguồn từ giai đoạn cuối cùng trong sự tồn tại của Liên Bang Xô Viết, dưới thời Mikhail Gorbachev, khi mà sự kiểm soát tập trung của nhà nước yếu đi và xuất hiện phong trào ly khai khu vực, người dân tìm cách thoát khỏi nước cộng hòa của họ.
Điều này đặc biệt thấy rõ ở những khu vực dân tộc thiểu số và văn hóa tập trung: ở Abkhazia và Nam Ossetia, Transdniestria, nơi dân thiểu số người Sla -vơ sinh sống ở Moldova, và Nagorno-Karabakh thuộc Azerbaijan, nhưng có dân số chủ yếu là người Armenia. Cuối cùng, ở những vùng lãnh thổ này đã nổ ra xung đột vũ trang. Bằng cách hỗ trợ các phiến quân, Nga tăng cường kiểm soát đối với các lãnh thổ thuộc Liên Xô trước đây và chuyển đổi các vùng ly khai thành tài sản của mình. Sự hiện diện quân sự của Nga tại các khu vực này đã cho phép triển khai một cách nhanh chóng các con bài chính trị trong khu vực. Ví dụ, khi Gruzia đã chuyển sang ủng hộ phương Tây và có những chính sách đối ngoại chống Nga mạnh mẽ, Nga bèn tăng cường hỗ trợ cho Abkhazia và Nam Ossetia, và trong năm 2008 sử dụng những lãnh thổ này như một bàn đạp cho cuộc xâm lược Gruzia, đồng thời cũng chứng minh sự miễn cưỡng của NATO trong việc trợ giúp đồng minh. Ngay sau đó, Nga đặt căn cứ quân sự chính thức của mình trên lãnh thổ của những nước Cộng Hòa không được công nhận, nhằm mục đích ngăn cản Gruzia gia nhập NATO và EU.
Vào năm 2009,ở Moldolva Đảng Cộng Sản thân Nga đã nhường vai trò lãnh đạo chính quyền cho Đảng thân phương Tây và ủng hộ Liên minh với châu Âu, Moscow đã gia tăng sự hiện diện của mình trên lãnh thổ của Transdniestria, nhằm phá vỡ kế hoạch của chính phủ Moldova tái hoà nhập nước cộng hòa ly khai. Chính sự tồn tại của Transnistria trong Cộng hòa Moldova đã hạn chế khả năng trở thành thành viên trong EU và NATO.
Trên lãnh thổ Nagorno-Karabakh, không có sự hiện diện quân sự trực tiếp của Liên bang Nga, nhưng nhờ cuộc xung đột này, Nga vẫn là cường quốc thống trị ở vùng Caucasus: Armenia đi theo đường lối thân Nga, còn Azerbaijan đi theo chính sách đối ngoại cân bằng hơn. Như vậy, Nga bán vũ khí cho cả hai nước, để họ xung đột với nhau và phụ thuộc vào Moscow trong lĩnh vực an ninh.
Trong năm 2014, Moscow đã sử dụng chiến lược của mình tại Ukraina. Nga sáp nhập Crimea và hỗ trợ quân nổi dậy ở miền Đông Ukraina. Donetsk và Lugansk hiện là vùng lãnh thổ ly khai mới nhất trong không gian của Liên Xô cũ. Sự thành lập cái gọi là DNR và LNR chỉ ra rằng chiến lược của Nga thời hậu Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Chiến lược đó được hiểu như là một phần nỗ lực rộng lớn của Nga, nhằm giữ gìn một phạm vi ảnh hưởng ở Liên Xô cũ. Nga cũng tìm cách để gây bất ổn thông qua việc sử dụng các nhóm đối lập tại địa phương và ủng hộ các khu vực nổi dậy bằng chính trị, kinh tế và quân sự.
Theo ghi nhận của các nhà phân tích Stratfor, vai trò của các vùng lãnh thổ ly khai tăng theo mức độ đối đầu giữa Nga-và phương Tây. Trong khi phương Tây đang gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh với Ukraina, Moldova và Gruzia, thì Nga cũng gia tăng sự hiện diện của mình trong những ốc đảo, tăng nhịp độ các cuộc tập trận quân sự và cung cấp cho các chiến binh những vũ khí hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên,vẫn có thể có được những tiến bộ trong ngoại giao. Kể từ khi nước Nga bị thua lỗ do giá năng lượng thấp và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, điều đó có thể góp phần vào việc tăng cường các cuộc đối thoại về vấn đề lãnh thổ ly khai. Mặc dù các cuộc đàm phán vẫn chưa đưa ra bất kỳ một tiến bộ nào, chúng vẫn dẫn đến một số thay đổi chiến thuật quan trọng. Ví dụ, Ukraina và phiến quân pro-Nga đã nhất trí tại Minsk về kế hoạch rút các lực lượng tại ba đoạn trên ranh giới xung đột. Ngoài ra, trong cuộc đàm phán theo thể thức Normandi gần đây nhất về Ukraina, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ ủng hộ việc đưa các đội vũ trang của OSCE vào Donbass. Mặc dù đại diện của điện Kremlin sau đó bác bỏ tuyên bố này, nhưng tình hình đã chỉ ra rằng phía Nga có thể hiện tính linh hoạt trong đàm phán.
Với sự yếu kém của nền kinh tế, Nga muốn giảm gánh nặng viện trợ cho các vùng lãnh thổ ly khai. Tuy nhiên, điện Kremlin không hoàn toàn từ bỏ vị trí của họ trong các vùng này. Duy trì một sự hiện diện quân sự trong khu vực Donbass, Transnistria, Abkhazia và Nam Ossetia đã đem lại cho Moscow một đòn bẩy mạnh mẽ trong việc gây áp lực lên Ukraina, Moldova và Gruzia, còn sự hỗ trợ gián tiếp trong các cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh có thể duy trì vai trò của Nga ở vùng Caucasus. Nga có thể đưa ra các nhượng bộ chiến thuật để làm giảm sự cô lập về chính trị và kinh tế của riêng mình, nhưng chiến lược rộng lớn của Nga đối với các vùng lãnh thổ ly khai chắc chắn vẫn được duy trì.
Bài viết của Denis Moskalik
Nguồn: apostrophe.ua
Nguyễn U Quốc chuyển ngữ
Linh Chi hiệu đính
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời