‘Cuộc chiến’ thực sự Putin phải đối mặt ở ngay trong lòng nước Nga

 Dù đang nổi bật và được cho là ghi dấu thành công với cuộc không kích IS nhưng Tổng thống Putin vẫn còn nhiều bất an. Một cuộc chiến thực sự, kéo dài mà Putin phải đối mặt và không dễ gì có cách để thắng nhanh lại ở ngay trong lòng nước Nga.

‘Ăn đong’ năm một

Không có kịch bản dài hơi, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đang tính toán cho ngắn hạn và tương lai của nền kinh tế kém đa dạng này khá bất ổn.

Chính phủ Nga vừa thông qua ngân sách cơ bản 2016. Theo đó, ngân sách 2016 dù đã thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn sẽ thâm hụt tương đương 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các nguồn chính để bù đắp thâm hụt vẫn là Quỹ dự phòng. Bản ngân sách sẽ được đệ trình lên Duma quốc gia Nga vào ngày 25/10.

Bộ Tài chính Nga cũng đã lập kế hoạch vay nội địa gần 20 tỷ USD trong năm 2016 và có thể sẽ phát hành trái phiếu để vay nước ngoài khoảng 2 tỷ USD, thấp hơn so với con số 7 tỷ USD trong các năm trước đó.

Trên CNBC, dự báo của Bộ Tài chính Nga cũng cho thấy, nền kinh tế Nga có thể suy giảm 3,8% trong năm nay dưới sức ép của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong năm 2016, dự báo nền kinh tế Nga chỉ tăng trưởng dương trở lại từ quý II với giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Tuy nhiên, Bộ Phát triển kinh tế Nga cũng chuẩn bị một kịch bản bi quan cho trường hợp giá dầu xuống đến mức 40 USD/thùng, khi đó lạm phát sẽ ở mức 8,3%, GDP sẽ suy giảm ở mức âm 1%. Đầu tư vẫn là lĩnh vực đáng lo ngại của Nga. Hầu hết các kế hoạch đều bị hoãn lại dài hạn do kinh tế gặp khó khăn.

 

Như vậy, thay vì lên kế hoạch cho 3 năm liên tiếp, Nga hiện chỉ tính năm một, trước hết cho năm 2016. Chính phủ Nga không đưa ra các dự báo cho hai năm tiếp theo 2017 và 2018. Ngoài ra, giá dầu trung bình cho ba năm gần đây cũng không được lấy làm cơ sở để dự trù chi phí tối thiểu của ngân sách.

Trước đó, chính quyền Putin cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách. Cuối năm 2014, Tổng thống Putin đã ra lệnh không trả lương trong một năm cho công chức ở các văn phòng nhà nước, gồm cả chính quyền tổng thống trong bối cảnh đồng rúp mất giá và giá dầu tụt giảm.

Đầu 2015, ông Putin cũng ra lệnh cắt giảm 10% lương của ông và các bộ trưởng cũng như nhiều quan chức hàng đầu nhà nước. Lệnh cắt giảm sẽ được kéo dài cho đến cuối năm 2015 và có thể gia hạn thêm đến năm 2016. 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề