Có gì tại Hội nghị G20 ở Brisbane?

Hội nghị G20 năm nay sẽ được tổ chức tại Brisbane vào ngày 15 và 16 tháng Mười Một. Vậy hội nghị G20 có ý nghĩa gì và tại sao công luận cần chú ý đến nó?

Hội nghị G20 là gì?

Hội nghị G20 là một diễn đàn thường niên để các lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất gặp mặt và thảo luận về các vấn đề kinh tế và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu nguy cơ khủng khoảng tài chính.

Trước năm 2008, hội nghị chỉ có các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến các lãnh đạo trên thế giới cũng đến với hội nghị.

Ai sẽ có mặt tại G20 năm nay?

3Những lãnh đạo của nhóm G20 đại diện cho một phần lớn dân số thế giới và Tổng giá trị quốc nội GDP (Lowy Institute)

Lãnh đạo của 19 nước trong G20, bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Ả rập Saudi, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ cùng Khối Liên minh Châu Âu tạo thành 20 thành viên.

Có một số khách mời thường xuyên như Liên minh Châu Phi, Liên Hiệp Quốc và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng một số cơ quan khác.

Gộp chung, G20 thể hiện 84% tổng giá trị của kinh tế toàn cầu.

Tại sao năm nay lại tổ chức tại Úc?

4CC Flickr: Chris Lofqvist

Các nước G20 lần lượt làm chủ tọa hội nghị và bắt buộc phải đứng ra tổ chức sự kiện thường niên này. Năm ngoái Nga đứng ra đăng cai tổ chức và năm 2015 hội nghị sẽ diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Với vai trò chủ tọa của hội nghị năm nay, Úc sẽ quyết định chương trình nghị sự và các đối thoại sẽ diễn ra.

Năm nay họ sẽ thảo luận về các vấn đề nào?

SONY DSCCC Flickr: Marc Wathieu

Thuế, thương mại và việc làm sẽ là trọng tâm của thảo luận. Mục tiêu nhằm đạt được đồng thuận trong vấn đề cơ cấu lại kinh tế toàn cầu để có thể phát triển bền vững.

Một trong những chủ đề mà chính phủ Úc quyết định không cho vào chương trình nghị sự đó là thay đổi khí hậu. Thủ tướng Úc Tony Abbott ngay từ ban đầu không thông qua đề nghị thêm nó vào chương trình và Bộ Trưởng Ngoại giao Julie Bishop nói cuộc họp không nên cố gắng bàn luật tất cả các vấn đề mà thay vào đó “chúng ta cần ưu tiên những vấn đề mà các nước G20 cùng đồng ý sẽ thực hiện”.

Chính phủ Úc đã gặp phải nhiều sức ép buộc phải thay đổi quyết định này và bản thảo chương trình gần đây nhất có bao gồm những phần lấy ý kiến chung về thay đổi khí hậu.

Mặc dù cuộc họp được tổ chức với mục đích là một diễn đàn về kinh tế năm 2013 của G20 tại St Petersburg, Nga, thì vấn đề vũ khí hóa học ở Syria đã trở thành vấn đề chính được thảo luận và một số nhà phê bình dự đoán chủ đề của năm này sẽ thiên về các chính sách ngoại giao.

Sau vụ máy bay của Malaysia bị nhóm phiến quân Ukraine ủng hộ Nga bắn rơi, chính phủ Úc chịu áp lực phải cấm không cho Tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự G20.

Thủ tướng Úc Tony Abbott đã từ chối không làm việc này và nói rằng “Hội nghị G20 là một buổi gặp gỡ quốc tế hoạt động trên sự nhất trí chung. Úc không có quyền nói có hay không với một thành viên của G20.”

Ông sau đó hứa rằng sẽ mặt đối mặt với tổng thống Nga khi ông này đến dự G20 và cho biết rằng Úc không hài lòng với việc phiến quân Ukraine đã dùng vũ khí của Nga bắn rơi máy bay khiến các hành khách Úc thiệt mạng.

Kết quả nào có thể mong đợi từ G20 lần này?

6Các nước G-20 có vấn đề trong việc cam kết? CC Flickr: David Clow

Những cam kết tại G20 không có tính pháp lý nên mặc dù quá trình thực hiện được theo dõi và đánh giá thì những phê phán chung về hội nghị là những nước thành viên có vấn đề trong thực hiện cam kết – họ không thực hiện thay đổi thật sự.

Những mục tiêu trước đây được đưa ra trong các lĩnh vực như tránh thuế, cải tổ thị trường lao động, việc làm cho thanh niên và đầu tư.

Các nhà phê bình nói rằng đại diện cho 80% giá trị của kính tế thế giới và gần như hầu hết các hoạt động giao thương, kết quả của hội nghị cần lớn lao hơn và hội nghị vẫn chỉ là một lễ hội trao đổi thì đúng hơn.

Úc chuẩn bị như thế nào?

8Danh sách những thứ bị cấm tại Brisbane gồm có cả những loài bò sát độc. CC Flickr: Sam Ilić

Thông cáo chính thức cho biết việc đăng cai tổ chức G20 sẽ cho Úc “một cơ hội quý báu để tác động đến chương trình của kinh tế toàn cầu và làm vững mạnh quan hệ của nước này với những nền kinh tế chính của thế giới.”

Brisbane sẽ là thành phố đầu tiên tổ chức hoạt động văn hóa G20 cùng với hội nghị, âm nhạc và các điệu múa của nơi này sẽ được trình diễn.

Tuy nhiên trong thời gian hội nghị, người dân Brisbane sẽ phải chấp nhận việc đường bị đóng và thay đổi về phương tiện công cộng, và lực lượng tổ chức G20 đã quyết định thứ Sáu ngày 14/11 sẽ là ngày nghỉ lễ để tránh tình trạng ùn tắc trong thành phố.

Một loạt các luật mới cũng được thông qua để đảm bảo an ninh nghiêm ngặt cho khu vực từ ngày 1/11, cho phép cảnh sát đặc quyền khám xét và bắt giữ. Khoảng 6 nghìn cảnh sát sẽ tuần tra thành phố và một số đông lực lượng này được mượn từ các bang khác và New Zealand.

Danh sách mới những thứ bị cấm được đưa ra trong đó không cho sử dụng nhiều loại vũ khí trong khu vực G20 diễn ra và những vật dụng gia đình như trứng, cốc cùng những thứ khá bất ngờ như roi, sản phẩm từ gia súc hay bò sát có độc cũng bị cấm.

Trong bối cảnh này thì việc cân đối giữa an ninh và quyền tự do được cân nhắc rất kỹ. Hội nghị G20 là một sự kiện điển hình thu hút các cuộc biểu tình từ nhiều nhóm khác nhau, trong đó những nhóm phản đổi tư bản rất muốn gây chú ý đến sự bất bình đẳng giữa người giàu và nghèo, những tác động của môi trường đến phát triển. Cảnh sát cho biết có 26 nhóm biểu tình đã đăng ký năm nay, trong đó có những người phản đối Putin, và nhóm bảo vệ quyền của Thổ dân muốn bày tỏ về các vấn đề như khai khoáng trên đất truyền thống của họ.

Cảnh sát Queensland đã phải chỉ định nhóm đàm phán để làm việc với các nhóm biểu tình nhằm tránh tình trạng rối loạn từng xảy ra những năm trước đó, đáng chú ý là tại London 2009 và Toronto một năm trước đó khi cảnh sát bị phê bình là quá vũ lực.


Australia không thích trò “khoe cơ bắp” của Moscow

Các quan chức Australia cho biết không thích “trò khoe cơ bắp” từ phía Moscow, một cách nói ẩn dụ về việc các tàu chiến Nga đang “hộ tống” chuyến đi của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến hội nghị G20 ở Brisbane vào cuối tuần này, theo Tiếng nói nước Nga.

9

Một đội tàu chiến của Nga. Ảnh tư liệu RT

Nhóm các tàu chiến Nga đang hiện diện trong vùng biển phía Bắc của Australia để hộ tống chuyến đi của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến hội nghị G20 ở Brisbane vào cuối tuần này, từ ngày 14 đến 16 tháng Mười Một.

Các tàu tuần tra và máy bay trinh sát của Úc hiện đang tiến hành giám sát nhóm tàu trên.

Theo dự kiến, những tàu này sẽ đậu ở vùng biển quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, được biết như “quyền quá cảnh trên biển”. Điều này được luật quốc tế cho phép.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Australia không biết về bất kỳ tàu quân sự nào từ các nước khác đi hộ tống các nhà lãnh đạo của họ. Chỉ có Liên bang Nga quyết định hành động như vậy, theo tờ The Australian.

Các quan chức Australia cho rằng trò khoe cơ bắp này từ phía Moscow liên quan đến những tuyên bố của thủ tướng Úc Tony Abbott về mong muốn “vật ngã” Putin trong cuộc khẩu chiến tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Nguồn: Australia Plus, BizLive


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề