Chuyện của bác sỹ trực đêm khi Paris bị khủng bố

Bác sỹ Youri Yordanov bắt đầu ca trực đêm thứ Sáu ở khoa cấp cứu bệnh viện Saint-Antoine nghĩ đây là một đêm như mọi đêm khác, với bệnh nhân thường là những người say rượu lúc nửa đêm hay người già ốm yếu.

Nhưng đêm thứ Sáu đó, bệnh viện của anh – chỉ cách 200 mét so với nơi xảy ra vụ tấn công gây chấn động toàn thành phố.

Sau ba giờ trực ca, bác sỹ Yordanov đang chữa trị cho “một phụ nữ lớn tuổi rất tốt tính bị ốm nặng” thì một sinh viên y khoa chạy tới chỗ anh và hét lên những từ lẫn lộn.

Anh không hiểu người sinh viên đó nói gì. Nhưng anh bắt đầu nhìn thấy hàng loạt bệnh nhân được chở tới.

Chuyện của các nạn nhân

Một nạn nhân bị sát hại trong loạt tấn công Paris hôm 13/11

Người phụ nữ đầu tiên ở độ tuổi 30 với ba vết đạn bắn bị thương.

Anh nói: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái gì như thế.

“Vai cô ấy là một đống hỗn độn máu và xương.”

Bác sỹ Yordanov mới 35 tuổi. Anh chưa bao giờ phải trị vết thương do vũ khí gây ra. Nhưng là bác sỹ cao tuổi nhất trong khoa lúc đó, anh phải đứng ra phụ trách.

Những bệnh nhân đầu tiên đi bộ vào, dù bị thương – được bạn bè giúp, hay đáng ngạc nhiên hơn, đã tự gọi được taxi.

Nhưng khi đêm muộn xuống, xe cứu thương bắt đầu tới, chở theo những người bệnh nặng hơn.

Bác sỹ Yordanov nói ông không biết có bao nhiêu người đã thoát chết.

Một viên đạn kẹp giữa xương sọ và da đầu của một phụ nữ.

“Cô ấy vẫn còn đó – là cả một phép lạ.” anh nói.

Một phụ nữ phủ trong máu từ đầu đến chân. Anh bắt đầu kiểm tra vết thương nhưng cô ấy nói: “Không phải máu của tôi. Máu của chồng tôi. Anh ấy đã đứng chắn cho tôi.”

Bác sỹ Yordanov nói phần khó khăn nhất không chỉ là cấp cứu cho nạn nhân với những vết thương phức tạp.

Có nhiều bệnh nhân bị thương nhẹ hơn và vẫn có thể nói chuyện.

Qua câu chuyện của họ anh hiểu được sự kiện kinh hoàng đã xảy ra gần đó.

Anh nhanh chóng gọi yêu cầu giúp đỡ từ khắp bệnh viện.

Và rất nhiều tình nguyện viên đã từ bên ngoài tới – dù chặng đường có thể nguy hiểm.

Nhưng nhiều sinh viên y khoa có mặt ở các nhà hàng gần đó theo bản năng đã mang nạn nhân đến nơi gần nhất để giúp họ.

Có khoảng 50 nạn nhân tới bệnh viện trong đêm đó. Tất cả đều bị thương do đạn bắn.

‘Chuẩn bị’

Bệnh viện Saint-Antoine, Paris

Yordanov nói dù đó là tình huống chưa từng xảy ra với anh, nhưng sau năm phút đầu tiên hoảng hốt, anh bắt đầu vận dụng những gì đã được đào tạo.

Anh nói: “Đó là những gì chúng tôi làm, là công việc của chúng tôi.”

“Chúng tôi ổn định cho nạn nhân, bắt đầu chữa trị và gọi bác sỹ phẫu thuật khi cần.

“Chúng tôi vẫn làm việc này hàng ngày – đây là chỉ ở tầm và mức độ khác, bất ngờ hơn.”

Ông Yordanov nói chuẩn bị trước là một phần của công việc.

Thực ra trong ngày hôm đó, các đồng nghiệp không phải trực của anh đã thực hiện bài tập mô phỏng giúp chuẩn bị cho tình huống tấn công bằng súng.

Theo bác sỹ Yordanov, bài tập này diễn ra hai lần mỗi năm.

Dù anh đã tập một lần, anh chưa bao giờ nghĩ diễn tập sẽ thành sự thực.

Anh nói rất tự hào về đồng nghiệp và hệ thống cấp cứu của Paris.

Một số bác sỹ đã đóng vai trò ứng cứu, là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường và sơ cứu cho bệnh nhân ngay trên vệ đường.

Đêm thứ Sáu, nhờ sơ cứu tốt mà các bệnh nhân được phân bổ đều tới khoảng 20 bệnh viện trong vùng.

Có nghĩa là các bác sỹ phẫu thuật và nhân viên y khoa không bị quá tải.

Tổn thương tâm lý

Trở lại bệnh viện của bác sỹ Yordanov, ba bệnh nhân bị thương trong loạt tấn công hôm thứ Sáu đang được chăm sóc đặc biệt. Một người trong tình trạng nguy kịch.

Nhiều bệnh nhân trải qua phẫu thuật đơn giản hơn đã được cho ra viện.

Nhưng nhiều bệnh nhân và nhân viên y khoa sẽ không thể chữa lành được vết thương tâm lý.

Pháp đã mở đường dây điện thoại trợ giúp cho những người cần tư vấn.

Trên thực tế, một bác sỹ tâm lý trị liệu ở bệnh viện đã bắt đầu tư vấn và nói chuyện với các bệnh nhân chỉ vài giờ sau vụ tấn công.

Nhưng bác sỹ Yordanov sẽ đối mặt với sự kiện này như thế nào?

Đêm thứ Hai, anh đi uống với đồng nghiệp cùng trực trong trận chiến đêm thứ Sáu 13/11.

Quán bar họ tới ở rất gần nơi xảy ra vụ thảm kịch.

“Đây là câu trả lời của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thay đổi cuộc sống của mình.”

BBC tiếng Việt


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề