Chúng ta là những nhân chứng của cuộc chiến tranh Nga-Ukraina — nhà sử học

Tuyên truyền là một phần của bất kỳ chiến tranh nào, bởi thế Ukraina không cần thiết phải mất hơn một năm để thảo luận về việc cấm truyền hình Nga hay không. Đó là tuyên bố trong  một cuộc phỏng vấn độc quyền cho tờ báo “GORDON” của nhà sử học Nga-Mỹ Yuri Georgievich Felshtinsky. Theo chuyên gia, vũ khí tốt nhất chống lại  tuyên truyền của điện Kremlin là xe tăng Nga.

 

104516

Yuri, hiện tại có rất nhiều đồn đoán về quan hệ MỹNga có liên quan đến các cuộc đụng đ quân sự Ukraina. Dường như phương Tây sẵn sàng từbỏCrimea cho  Nga đ đổi lấy việc điều chỉnh các mối quan hệ này. Vậy theo ông, đường lối của Washington sẽ như thế nào?

– Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ, thậm chí nếu họ có một mong muốn như vậy, có quyền đồng ý để đánh đổi  công nhận quốc tế  về sự sáp nhập Crimea vào Nga lấy việc chấm dứt các hành động quân sự của Nga ở miền Đông Ukraina. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraina, toàn bộ thế giới văn minh không đứng về phía Nga. Tất nhiên, như mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ tìm thấy một số lượng lớn người dân, bao gồm cả những người có liên quan đến chính sách của Mỹ, hoặc biện minh cho hành vi của ông Putin và chính sách của Nga trong vấn đề này, hoặc – và có rất nhiều người như vậy – nói rằng đã xảy ra một cuộc xung đột giữa hai quốc gia:  Nga và Ukraina, và trong cuộc xung đột này, giống như cuộc ly hôn của các cặp vợ chồng, cả hai bên đều có lỗi.

– Còn quan điểm của ông ra sao?

– Tôi không nghĩ rằng trong cuộc xung đột  “Nga-Ukraina” cả hai bên đều có lỗi. Tôi tin rằng trong cuộc xung đột này nước Nga là là bên duy nhất  có lỗi, cụm  từ “xung đột” đã  dẫn dắt tất cả vào những rắc rối và cản trở sự nhận biết những gì đang xảy ra. Chúng ta không phải là những nhân chứng của cuộc “xung đột” giữa Nga và Ukraina. Chúng ta đang là nhân chứng của sự xâm lược của Nga ở Ukraina, nhân chứng của cuộc chiến tranh Nga-Ukraina.

Ukraina đã mắc nhiều sai lầm, nhưng trong ý nghĩa khác của sự việc: đó là ngay từ những năm 1991 đất nước Ukraina đã bị nguội lạnh về không gian và thời gian; là một quốc gia  không giầu có gì hơn  so với Ba Lan, chẳng hạn, đã không trở thành một nước với một nền kinh tế thị trường; đã  không đoạn tuyệt một cách rứt khoát và vĩnh viễn với quá khứ của Liên Xô; không lên án  chủ nghĩa cộng sản, không phá hủy tượng đài  Lênin và tượng đài của các nhà cách mạng khác, không đổi tên đường phố, thị trấn và làng mạc thành những tên của “con người”; cho phép sự chi phối của một vài gia tộc, cho phép chúng nắm quyền kiểm soát ở Ukraina thông qua các mối quan hệ Liên Xô cũ;  đã nhiều năm trôi qua nhưng  không thể   có được sự lựa chọn cuối cùng, đi với ai  – với châu Âu hay  với nước Nga…bởi vì nước Nga – đây không phải là châu Âu. Và cũng rất cần thiết phải làm kết luận này… Vâng, tôi sẽ không đề cập về vấn đề vĩnh cửu của thói quyen ăn cắp và phá hoại từ thời Xô viết của chúng ta: ăn cắp  từ nhà nước và từ ngân sách nhà nước và về vấn đề tham nhũng, bạn còn biết rõ hơn tôi.

– Liệu Obama có nên ngay từ đầu có một đường lối xác định trong mối quan hệ mâu thuẫn đó? Và tại sao ông ta  không tham gia thỏa thuận Minsk?

– Liệu Obama nên có một thái độ cứng rắn hay không? Nên. Nhưng Obama không thể làm điều này. Ông lên nắm quyền tại Hoa Kỳ để kết thúc các cuộc chiến tranh, mà được bắt đầu do chính quyền trước đó, chứ không phải khơi mào những cuộc chiến tranh mới. Và vì nhiệm vụ này, ông ta đã  nhận được sự đồng tình và ủng hộ của  cộng đồng thế giới: ông được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình. Trong cuộc tranh luận của các ứng củ viên tổng thống trước khi bầu cử, ông công khai chế giễu đối thủ đảng Cộng hòa Romney, chỉ vì nhân vật  “khủng long” này, đã tỉnh giấc sau nhiều thế kỷ, công khai gọi Putin của Nga là mối đe dọa chiến lược của Mỹ. Và bây giờ, sau nhiều năm, mới rõ rằng  Romney nói đúng, rằng giải Nobel cần phải trả lại và cần phải đầu tư nghiêm túc vào cuộc xung đột với Nga, đối tượng mà đã ngang nhiên xâm lược  Ukraina – một quốc gia  đầy tham nhũng, quốc gia thất bại trong những năm qua trong   thực hiện cải cách và gia nhập EU. Obama, tất nhiên, sẽ là người cuối cùng ủng hộ  những  biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga và Putin, hơn nữa tổng thống Obama, giống như hầu hết người Mỹ, cho rằng  quốc gia Nga là quốc gia  yếu kém về kinh tế, và trong suy nghĩ của TT Obama,  rất khó có thể tồn tại một quan điểm cho rằng một   quốc gia mà ngoài “Gazprom” và các vũ khí hạt nhân,   không có gì hơn,- lại có thể trở thành một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ và các cường quốc châu Âu.

Obama không cần thiết tham gia vào cuộc đàm phán Minsk, bởi vì đàm phán Minsk – đó là đòn tinh ranh quân sự của Putin, và toàn bộ quá trình đàm phán tại Minsk – chỉ là tấm bình phong ngoại giao cho các hoạt động quân sự liên tục của Nga. Tham gia vào trò chơi được ngụy trang này của Nga là vô nghĩa và ngây thơ. Vơ vào mình  cam kết trước các phần tử  “ly khai”,  và còn cam kết với  nước  Mỹ  trong một tình huống mà ở đó Nga đã phủ nhận bất kỳ sự tham gia vào các hành động quân sự – là không thực tế. Obama đúng ra  chỉ nên nói chuyện với Putin. Chính xác làm thế nào để nói chuyện và nói những gì – Obama biết tốt hơn. Tại Mỹ, ông ta  đã bị chỉ trích khá nhiều vì sự mềm mại và thiếu quyết đoán trong vấn đề đối ngoại. Và những lời chỉ trích này phần lớn là hợp lý. Nhưng chúng ta đang sống trong một hệ thống dân chủ. điều đó cho phép vị tổng thống được  bầu cho  nhiệm kỳ 4-8 năm, được trao quyền đưa ra quyết định về các vấn đề chính sách đối ngoại. Sự mềm mại, do dự của Obama sẽ không cứu vãn được Putin.

Có một giả thiết rằng các chính sách tích cực hơn của chính quyền Mỹ trong tháng Ba và tháng Tư năm 2014, rất có thể, sẽ ngăn chặn cuộc xâm lược của quân đội Nga ở miền đông Ukraina, và  có thể cứu sống hàng nghìn người. Nhưng tại đây chúng ta đang lạc vào lĩnh vực của các giả thiết, suy đoán và như vậy cũng luôn luôn là nguy hiểm.

Ở miền Đông của Ukraina đang diễn ra cuộc chiến nào,  có phải là chiến tranh lai * (hybrid) hay không? Tuyên truyền đóng vai trò gì trong cuộc chiến tranh này?

– Làm gì  có cuộc chiến tranh lai. Chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh. Có quân đội chính quy của  Nga. Có lực lượng đặc biệt. các lực lượng tình báo và phản gián. Tất cả các phóng viên chính thức của Nga, hoạt động trên lãnh thổ của Ukraina  đều làm việc không mang tính chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất tuyên truyền và  che đậy cho các hoạt động quân sự của quân đội Nga; một số các phóng viên chính là các điệp viên của Nga. Tất nhiên, để xác định và theo dõi những người này là rất khó, cũng như rất khó có thể nắm bắt bất kỳ gián điệp nào.

Tuyên truyền – một phần của một cuộc chiến tranh thông thường; không phải là chiến tranh “lai”, mà chỉ là cuộc chiến tranh thông thường nhất. Trong Thế chiến II Liên Xô tiến hành chiến tranh thông thường với Đức,  hay là chiến tranh “lai” ? Rõ ràng là một cuộc chiến thông thường nhất. Có cuộc chiến tuyên truyền hay không? tất nhiên, còn phải nói. Bạn có nhớ về những tuyên truyền chống người Đức (chống lại dân Đức, chứ không phải chống Đức quốc xã) trong các tiểu luận của Ehrenburg? Không có gì hơn ngoài tuyên truyền trong cuộc chiến tranh này. Bộ binh, xe tăng, máy bay và tuyên truyền, nội bộ và bên ngoài. Nếu trong tầng hầm của nhà thờ ẩn dấu các lực lượng đặc biệt của Nga, thì hãy tin rằng, họ đã  có ở đó một cách không ngẫu nhiên, và vị linh mục của nhà thờ này  là một nhân viên tình báo Nga thực thụ  (người của GRU hoặc FSB – Tôi không rõ). Nếu người phụ nữ tuổi 70 tuổi hoặc một ông già kêu lên giận dữ  trước ống kính truyền hình hoặc camera của điện thoại di động đòi phải “trưng cầu dân ý”, thì tôi tin rằng, nếu xem xét tiểu sử của bà già  hay ông già này, tôi chắc chắn bạn sẽ tìm có rất nhiều điều thú vị.

Bạn có nghĩ rằng cuộc cách mạng ở bất kỳ quốc gia châu Phi nào đó kiểu như  Angola (nơi các lực lượng đặc biệt Nga của GRU và FSB  cần phải nói bằng tiếng Bồ đầo Nha) còn khó hơn là tổ chức “phong trào cho cuộc trưng cầu » ở miền đông Ukraina, nơi mà họ có thể nói tiếng Nga? Vấn đề chính là ở chỗ đó, chiến tranh đã diễn ra hơn một năm trời, thế mà  chúng ta  vẫn đang thảo luận về việc cấm truyền hình Nga hay không, và phải làm gì với các nhà báo Nga ở Ukraina. Thực ra có gì để thảo luận đâu? Chỉ có hai cách giải quyết: ngày đầu tiên của sự chiếm đóng Crimea trong vòng 24 giờ cần phải đuổi khỏi Ukraina tất cả, không có ngoại lệ, những người làm việc cho truyền hình Nga và các nhà báo Nga. Nếu như một luật chung sẽ rơi vào một người bình thường, anh ấy sẽ hiểu và tha thứ, bởi vì nếu anh ta là người bình thường, anh ta sẽ có một cảm giác tội lỗi phức hợp trước những người dân của Ukraina vi trên thực tế là tổ quốc của anh ta đang bắt đầu gây hấn vô cớ.

Làm thế nào đ cuộc chiến chống lại tuyên truyền   không làm trầm trọng thêm tình hình?

– Ukraina cần phải chiến đấu quyết liệt với chiến tranh thông tin,  tuyên truyền của Nga. Nhưng ở đây đối tượng giúp bạn nhiều nhất lại chính là Putin và quân đội Nga, bởi vì xe tăng của Nga không phải là  đã đi Lvov của Ukraina mà là đi vào Lugansk và Donetsk của  “Nga”. Kết quả là bạn có thể nhìn thấy tốt hơn so với cái nhìn của tôi từ nước Mỹ xa xôi. Tất cả bị phá hủy trong các khu vực này, cuộc sống như ngưng lại. người dân chạy trốn, nhiều người thiệt mạng. Bây giờ, ở Lugansk và Donetsk có thể xem kênh truyền hình nước “Nga-24”  cả ngày lẫn đêm. Đây là mảnh đất đã bị cháy sém. xe tăng của Nga hóa ra là vũ khí tốt nhất chống lại sự tuyên truyền của Nga.

Yuri, xin hãy  nói thực, ông biết rõ hơn mà: Ukraina liệu có phải là một con búp bê trong các trò chơi địa chính trị của Mỹ, châu Âu và Nga? Liệu có một giới hạn của thế giới, cũng như trong các cuộc chiến tranh của thế kỷ qua? Châu Âu sẽ lại khác? Và thế giớikhác? Ai sẽ phải chịu thiệt trong quá trình này, còn  aisẽ hưởng lợi?

– Tôi không tin rằng trong phiên bản mà Mỹ và châu Âu đã tham gia, có một số dự án về địa chính trị phức tạp liên quan tới Ukraina. Không thấy có dấu hiệu nào nói về điều này, và  cũng không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Maidan được cho một sản phẩm độc đáo của các chính sách của Putin. Bắt đầu Maidan do thực tế là tổng thống của ông Yanukovych thân Nga và đã từ chối ký vào tài liệu, để tiếp tục quá trình của Ukraina  gia nhập Liên minh châu Âu. Yanukovych đã từ chối ký thỏa thuận sau khi chịu sự   ép buộc của ông Putin, người mà, để đổi lại, đã đề nghị sẽ kéo Ukraina vào Liên minh hải quan và cho Ukraina vay khoản tín dụng $ 15 tỷ USD. Trong thực tế, ông Putin đã hối lộ chính quyền Yanukovych. Nhưng vì sự từ chối của ông Yanukovych không ký một hiệp định để gia nhập EU cho nên tại Kiev bắt đầu làn sóng phản đối.

Tại thời điểm này, ông Putin đã nên phải suy nghĩ lại về tình hình, định hướng, để làm mềm hoặc thay đổi chính sách thất bại của chính ông đối với Ukraina. Nhưng, như một người đàn ông xuất thân từ KGB, ông đã quen với việc nói chuyện chỉ bằng ngôn ngữ của sức mạnh, quen với việc đấm tay xuống bàn, “đái bậy trong nhà vệ sinh”… Ông tiếp tục xem Thế vận hội Olympic ở Sochi và bỏ lỡ tình hình, sau đó thông qua một quyết định để khởi động một cuộc chiến tranh, xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân (như chính ông kể lại trong bộ phim tài liệu được làm theo đơn đặt hàng của mình).

Như vậy, tất cả mọi thứ đã xảy ra ở Ukraina đều là kết quả của các chính sách của Putin chứ không phải là âm mưu Âu-Mỹ và can thiệp vào công việc nội Ukraina. Mỹ và châu Âu trong giai đoạn này  không tham gia vào số phận của Ukraina. Bánh quy được phân phối tại Quảng trường Độc lập,  trên điện thoại nói chuyện với nhau (tình báo Nga đã thu âm và phát phát sóng các băng ghi âm của các cuộc nói chuyện). Nhưng trò chơi địa chính trị, theo tôi, là không có liên quan gì. Khi can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ và tổ chức cách mạng, thì không có sự phát bánh bích quy, mà sẽ có sự chuyển giao các mặt hàng khác.

Vào năm 2014, liệu Putin có làm thay đổi cán cân quyền lực và tình hình địa chính trị trên thế giới và châu Âu hay không? Vâng, chắc chắn là có. Ngày nay tất cả đều rõ  rằng nước Nga không phải là một đối tác hòa bình, mà là một đối thủ hung hăng. Lần đầu tiên kể từ năm 1945,  châu Âu sau chiến tranh đang phải đối mặt với một sự xâm lược  nước này đối với một nhà nước khác. Cán cân quyền lực ở châu Âu bị phá, an ninh bị đe dọa, có những  vi phạm hòa bình và âm mưu phá bỏ hiện trạng  ở châu Âu. Trong những năm 1990, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của đế chế và nước Đức thống nhất, và thậm chí cả sự can thiệp của các cường quốc thế giới trong cuộc xung đột Nam Tư. Nhưng không có quốc gia có thế lực nào  ở châu Âu có ý định thay đổi biên giới sau năm 1945 có lợi cho họ. Nước Nga đã quyết định hành động đầu tiên ở Georgia, và bây giờ là ở Ukraina. Vì vậy mà thế giới đã trở nên đổi khác, và những thay đổi này sẽ không có lợi cho bất cứ ai. Tất cả đều thiệt hại, và kẻ  chịu thiệt hại hơn cả, như thường xảy ra trong lịch sử, chính là nước Nga. Như một lần Putin  buột miệng  phát biểu tại quảng trường Đỏ vào ngày kỷ niệm sự sáp nhập của Crimea ngày 18 tháng 3 năm 2015: ” Chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn mà chúng ta rất dễ dàng tạo ra cho mình trong suốt thời gian qua”.

Vấn đề ở chỗ là tất cả những khó khăn do Nga tự tạo ra và cuối cùng là bản thân nước Nga sẽ phải trả giá cho sự việc. Nhưng trả giá cho sự việc này sẽ được tiến hành muộn hơn,  còn hiện tại nước Nga phải trả giả cho tất cả:  tăng chi tiêu quân sự, chi tiêu cho việc tập trận, cho  sự trên tuyên truyền chống đối của Nga, cho các  áp lực ngoại giao và chính trị.

Công việc tái cơ cấu của nền kinh tế Mỹ, và quan trọng nhất, các nền kinh tế châu Âu  đã được bắt đầu cho phù hợp với thực tế kinh tế mới, một khi Nga không còn là một đối tác thương mại đáng tin cậy trong việc cung cấp nguyên liệu thô (dầu mỏ và khí đốt) nữa. Kinh doanh toàn cầu được xây dựng lại dưới hình thức các lệnh trừng phạt chống lại nước Nga, mà theo thời gian sẽ càng ngày càng gia tăng;  đòn trừng phạt, tất nhiên, chủ yếu là rơi vào bản thân những người Nga chứ không phải châu Âu. Tuy thế  Putin có  nhìn thấy ở đó những lợi ích chính trị và sự cần thiết, như trong trường hợp của lệnh cấm nhập khẩu vào Nga các loại cá hộp của Latvia. Tất nhiên, điều này cũng giáng đòn “mạnh” vào các nền kinh tế châu Âu. Nhưng nếu  hệ thống ngân hàng SWIFT mà bị cắt đối với Nga, và nếu châu Âu từ chối mua khí đốt của Nga thì ở Nga thậm chí sẽ không còn đủ tiền để nhập khẩu cá hộp.

Liệu có hay không tính hai mặt trong quan hệ của châu Âu với Ukraina: Châu Âu đã công khai nhấn mạnh rằng đứng về phía Ukrainanhưng sự thực ra sao?

– Tôi không nghĩ rằng châu Âu có một lập trường ủng hộ Nga. Ngược lại, kể từ tháng 3 năm 2014 toàn bộ châu Âu  quay lưng lại với Nga và thực sự đã có quan điểm ủng hộ Ukraina. Một điều nữa là bản thân Ukraina không giúp đỡ được  châu Âu gì nhiều, bởi vì Ukraina đã không thể hiện một đường lối cứng rắn chống lại Nga. Tại sao châu Âu phải ngừng giao dịch thương mại  với Nga, trong khi đất nước bị Nga tấn công – Ukraina – vẫn tiếp tục giao dịch, không cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga, không đấu tranh với Nga trong các tòa án quốc tế, không sử dụng mọi cơ hội có sẵn? Nga vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraina; cho đến ngày hôm qua Ukraina vẫn mua khí đốt của Nga; đến ngày hôm nay Ukraina vẫn trợ giá cho việc vận chuyển quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ của mình; đến ngày hôm nay Ukraina vẫn  cung cấp điện cho Crimea, bán đảo của Ukraina nơi mà bị  Nga chiếm đóng… Danh sách những gì Ukraina đang làm và những gì mà Ukraina  không được quyền làm trong mối quan hệ chống lại một kẻ thù xâm lược – nước Nga, là vô tận.

Hoạt động của Ukraina có vẻ  không phù hợp và không thường xuyên. Và gây ra một cảm giác dường như chính phủ Ukraina cho đến nay vẫn không hiểu rất rõ, rằng họ  muốn gửi đên toàn thế giới một thông điệp  về cuộc “chiến tranh” với Nga, mà đã kéo dài liên tục kể từ tháng Ba năm 2014. Mới hôm qua, Tham mưu trưởng của quân đội Ukraina  nói lại một lần nữa rằng “dân quân” sử dụng xe tăng để bắn phá các vị trí của quân đội Ukraina. Và điều này do một quân nhân, tham mưu trưởng quân đội nói ra. Liệu có ở  đâu đó bạn có thấy rằng “chiến binh”  đã bắn phá từ xe tăng hay không ?

– Ukraina đã đổ máu, đã quá đủ… Nhưng có một nước Nga khác, không phải  nước Nga – Kremlin, ở đó có nhiều người suy nghĩ, trăn trở và họ cũng đau khổ vì phải chứng kiến hoàn cảnh bế tắc này!

– Máu đổ ở Ukraina – đó là chỉ là khởi đầu. Không nên nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Ở Chechnya, hàng chục ngàn người chết, và chiến tranh vẫn đang diễn ra. Tôi không nghĩ rằng Putin có vấn đề tâm lý liên quan đến số lượng nạn nhân. Các bạn còn nhớ hình ảnh ông Putin đã cười khúc khích khi nói về tàu ngầm “Kursk” trong chương trình truyền hình Larry King: “Nó bị chìm…”. Con số thống kê thiệt hại chỉ có thể tác động đối với Putin trong các vấn đề liên quan đến  chiến tranh hoặc vấn đề chính trị. Còn con số thương vong không hề gây ra một mặc cảm đạo đức nào ở con người như ông Putin.

Có hay không một nước Nga và những người Nga khác ? Tất nhiên là có. Đối với những người Nga khác, chúng tôi biết rõ nhiều người trong số họ. Họ can đảm công khai phản đối chế độ Putin. Vấn đề ở chỗ là tiếng nói của họ hầu như không được nghe thấy trong phần còn lại của nước Nga, phần mà không phải là nước Nga khác, mà là phần nước Nga của Tổng thống Putin. Trong mọi trường hợp, những người này, cũng như dân chúng của Nga trong tổng thể, không quan tâm đền các quá trình chính trị trong nước.  Chỉ có Putin và đội hình quanh ông ta  mới có  ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

Vì vậy, “chống lại ” điện Kremlin là có thể, nhưng như vậy quy tắc trò chơi có thể không được thiết lập. Đối đầu về mặt tinh thần trong chiến tranh là vô nghĩa. Trong chiến tranh, những cuộc đối đầu chỉ có thể là quân sự, kinh tế và chính trị. Chỉ có một “cuộc đối đầu lai” như thế mới có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến “lai” của Putin đối với thế giới tự do.

  • * Chiến tranh lai (tiếng Anh là hybrid warface) – Một thuật ngữ, đã xuất hiện trong những năm cuối thế kỷ XX tại Hoa Kỳ nhằm hiểu rõ về chiến lược quân sự mà được  kết hợp lại như một mắt xích gồm  cuộc chiến tranh thông thường, chiến tranh cục bộ  và chiến tranh trên các phương tiện thông tin tuyên truyền. Ngoài ra, cụm từ “chiến tranh lai ” được sử dụng cho việc  thống nhất hành động với việc sử dụng hạt nhân, vũ khí sinh hóa, thiết bị nổ và phương tiện chiến tranh thông tin.
  • Chiến tranh lai không phải là mới, nhưng là một dạng chiến tranh phổ biến, mà được tiến hành không chỉ thông qua súng đại bác và xe tăng mà còn được huy động cả các lực lượng tuyên truyền chính trị,  khủng bố, truyền thông tin sai lệch và áp lực kinh tế nhằm vào đối thủ. Chiến tranh lai  cũng bao gồm các phi vụ đặc biệt của tình báo trong lãnh thổ đối phương và các công nghệ bóp méo thông tin. Cụm từ  “Hybrid”  có nghĩa là,  trong bối cảnh nhất định, sẽ sử dụng nhiều đòn bẩy áp lực lên đối phương, trong đó hành động quân sự, mặc dù quan trọng, nhưng chỉ một phần trong chiến lược này. 
  • Một ví dụ về một cuộc chiến tranh lai – cuộc xâm lược liên tiếp của Nga chống lại đất nước Ukriana. Về mặt chính thức, Nga không tiến hành cuộc chiến tranh này,  tuy nhiên, cung cấp tài chính, vũ khí và thậm chí cả quân đội,  đã được Nga sử dụng tích cực. Truyền thông của Nga dùng  tuyên truyền quân sự để che đậy hoặc biện minh cho sự xâm lược, còn các trang thiết bị   và binh lính được trá hình thành lực lượng “dân quân của Donbass”. Trên thực tế  đó là những người tinh nhuệ của quân đội chính quy của Nga, được cải trang xen kẽ với người dân địa phương.

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ

theo http://politolog.net


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề