Chính phủ Nga không đủ khả năng trả lương như thường lệ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ba nghị định mới thành luật sẽ cắt giảm lương công chức – kể cả chính mình và của Thủ tướng Dmitry Medvedev – 10% từ 01 tháng năm.

Chính phủ cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm số lượng các quan chức chính phủ từ 5% đến 20%.

Đây là các biện pháp khẩn cấp trong một phần các biện pháp của chính phủ để giải quyết các khoản thu bị thiếu hụt do giá dầu sụt giảm và trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Giá dầu thô đang giao dịch quanh $ 60 một thùng nhưng ngân sách liên bang tính trên giá dầu là 100 USD một thùng. Cách tính này đã để lại một lỗ hổng lớn đối với ngân sách của nhà nước.

Ông Putin gần như không quan tâm đến chuyện cắt giảm lượng của bản thân và như ông đã nói trước các thành viên của báo chí Q & A vào năm ngoái:

“Thành thật mà nói, thậm chí tôi còn không biết lương của tôi – họ trao nó cho tôi và tôi gửi vào tài khoản của mình”.

Tuy nhiên những viên chức khác trong chính quyền Nga có thể ít lạc quan và vui vẻ về về việc tiền lương bị cắt giảm. Điều đặc biệt là họ là những người đại diện cho sự khởi đầu của một chương trình rộng lớn hơn để trở lại với quy mô lực lượng lao động công của nước này nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế.

Tin tức xuất hiện một tuần sau khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đề nghị Quốc hội phê duyệt chi 3,2 nghìn tỷ rúp (45,5 tỷ USD) từ quỹ dự trữ, một trong những quỹ tài sản có chủ quyền của Nga, đây cũng là một phần trong kế hoạch chống khủng hoảng. Con số này bằng hơn một nửa giá trị của quỹ và cũng vượt quá 500 tỷ rúp mà chính phủ đã lên kế hoạch trước đó.

Các động thái này cho thấy chính phủ Nga vẫn đang vật lộn dưới sức nặng từ lệnh trừng phạt và giá dầu thấp. Lạm phát trong nước tăng lên mức 16,7% trong tháng hai, một tỷ lệ tăng giá chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ, do đồng rúp yếu và trả đũa lệnh trừng phạt từ phương Tây đối với thực phẩm và rau quả đã đẩy giá hàng tiêu dùng lên cao. Trên thực tế người dân Nga phải chi một nửa tiền lương của họ để chi phí cho thực phẩm trong năm nay.

Theo dự báo của IMF nền kinh tế của Nga sẽ giảm 3% GDP trong năm nay và 1% trong năm 2016. Nhiều chuyên gia đồng ý với dự báo trên, tuy nhiên đây là giả định về lệnh trừng phạt sẽ được nới lỏng trong vài tháng tới. Tuy nhiên với sự can thiệp của Nga đối với Ukraine thì viễn cảnh nới lỏng hay dỡ bỏ cấm vận thật xa vời.

Tuy nhiên trong khi chính phủ Nga đang chờ đợi để xem thỏa thuận ngừng bắn mới nhất giữa Kiev và ly khai thân Nga ở phía đông của Ukraine được giữ vững thì nền kinh tế trong nước tiếp tục oằn lưng gánh chịu. Hôm nay Gazprom Neft một công ty con của tập đoàn khổng lồ nhà nước Gazprom đã yêu cầu chính phủ cấp 198 tỷ rúp để hỗ trợ tài chính như yêu cầu tương tự từ Rosneft, công ty dầu khí lớn nhất của Nga.

Bộ trưởng tài chính Siluanov cảnh báo rằng các công ty này đang trong trạng thái tồi tệ. Ông phát biểu trong cuộc họp chính phủ – Giá dầu vẫn có thể giảm.

“Điều đáng chú ý là những rủi ro trên thị trường dầu mỏ, hiện cung vẫn vượt cầu do tồn kho đang tăng lên nhanh chóng”.

 Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề