Châu Âu sẽ không có hòa bình nếu Putin vẫn lãnh đạo nước Nga

Hòa bình không thể được thiết lập và cuộc chiến tranh tiềm năng vẫn tồn tại vì Putin chính là nền tảng của mối hiểm họa đe dọa các nước hàng xóm của Nga và phương Tây. Nhưng chính xác là lý do gì đã thúc đẩy ông hành động như vậy?

Các nhà phân tích bị chia rẽ về những lý do mà ông Putin đã thực hiện trong chính sách đối ngoại của mình. Một số người cho rằng nó xuất phát từ mối lo ngại vì chiến lược bao vây của phương Tây. Những người khác cho rằng nó xuất phát từ chế độ độc tài và ý thức hệ chủ nghĩa Sovanh nước lớn của ông Putin.

Nét đặc trưng của ông Putin là sự thất thường không thể đoán trước. Nhiều nhà phân tích cho biết chính sách đối ngoại của ông Putin có căn cứ logic rõ ràng, động thái của ông có thể được phán đoán trước, trên thực tế có thể lý giải. Tuy nhiên hành động của ông luôn đem lại sự ngạc nhiên và bất ngờ đối với trong nước cũng như quốc tế, điều đó chứng minh rằng động thái của ông không có căn cứ vào bất kỳ sự logic nào hoặc chiến lược nào.

Ngược lại động thái của Putin đều xuất hiện bắt nguồn từ ý tưởng bất chợt cá nhân. Khi nhà độc tài có quá ít người phê bình đương nhiên ông có quyền làm bất kỳ điều gì nếu ông cảm thấy đúng, bất kể điều đó có lợi cho Nga hay chỉ để tiêu diệt kẻ thù mà ông tưởng tượng.

Theo ý nghĩa này ông Putin là Hitler, một bạo chúa của thế kỷ 21 có chăng chỉ khác nhau là sự chuyển dịch khái niệm từ người này sang người khác.

Tăng cường quân sự và tập trung quân ở biên giới với Ukraina là một trường hợp điển hình. Nga báo trước cuộc chiến sẽ nổ ra? Hay chỉ nhằm mục đích đe dọa? Không ai có thể biết trước, tất cả đều phỏng đoán vì đáp án đang nằm trong đầu của Putin.

Ông Putin đang lặp lại điều tương tự trong sự khiêu khích mới nhất: Trung lập hóa giả định nhóm “khủng bố” Ukraina ở Crimea từ cơ quan An ninh Liên bang. Ông Putin đưa ra tuyên bố rằng Kiev bây giờ đã dùng đến khủng bố sau khi nhồi cho các cơ quan truyền thông Nga tuyên truyền chính quyền mới của Ukraina là “nhóm phát xít mới”.

Sự  khiêu khích này làm người ta liên tưởng đến khúc dạo đầu cho cuộc tấn công của Hitler sau sự kiện Gleiwitz khét tiếng năm 1939 khi đó lính Đức đã đóng giả người Balan tấn công vào đài phát thanh biên giới Đức.

Hay Putin có ý định đe dọa để lấy tín nhiệm cho cuộc bầu cử quốc hội tháng Chín? Hoặc sự khiêu khích đó nhằm gửi một tín hiệu đến phương Tây và Kiev rằng Putin đã đến giới hạn của sự chịu đựng?

Không ai biết đích xác và không ai có thể tưởng tượng ý đồ này là gì, có thể ngay cả bản thân ông Putin cũng không biết.

Sau khi Putin có tất cả như sức mạnh và vị thế của Nga trên trường quốc tế được nâng cao Putin sẽ đi đến cuộc chiến xâm lược Ukaine?

Tất cả những câu  hỏi trên có lẽ ông Putin sẽ có câu trả lời. Đảng Dân chủ Xã hội Đức nói rằng an ninh ở châu Âu không thể thiếu vai trò của Nga. Điều đó có thể đúng. Nhưng như vậy, cũng là sự khẳng định rằng hòa bình ở châu Âu là không thể với Putin.

Ông sẽ phải đi, cách này hay cách khác, vì hòa bình, vì tình yêu đồng loại để người châu Âu không còn phải lo lắng mỗi khi ông Putin trái gió trở trời.

Đức Dũng (bài viết theo nội dung của tờ Newsweek)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 1 phản hồi cho bài viết “Châu Âu sẽ không có hòa bình nếu Putin vẫn lãnh đạo nước Nga”:

  1. Cao Nam viết:

    Bài viết đưa dữ liệu phân tích không mới nhưng vẫn luôn đúng với bản tính con người Putin trong thời gian trị vì nước Nga và chắc chắn cả sau khi ông vĩnh biệt con đường chính trị. Tuy nhiên, qua đây cho thấy, đồng loại ta vẫn chưa vượt qua khái niệm Bầy đàn, chắc là bầy Khỉ, bầy Vượn đã quá khắc sâu trong con Người chúng ta về ám ảnh sợ sệt hèn yếu nên thiên hướng đề cao, ngưỡng mộ sức mạnh của một thực thể nào đó mà bất chấp giá trị, phẩm giá của thực thể đó – Sử tử, Hổ, Báo, Đại bàng, cá Mập; rồi Hitle, Napoleon, Stalin, Putin, Tập Cận Bình, Hugochevez là ví dụ.  Phải chăng sự văn minh không dẫn dắt nổi hay chính xác hơn là chưa đủ độ để hoàn thành Sứ mệnh. Câu trả lời, có lẽ C. Max đã đúng trong trường hợp này: chủ nghĩa tư bản quá đề cao lợi nhuân mà quên bổn phận với đồng loại và về lâu dài có thể là quên sự tồn tại của chính mình; vì đồng tiền lợi nhuận họ ít ỏi của các tập đoàn, họ đã không chỉ làm sống, mà còn tiêm doping cho con quỹ dữ Trung Quốc cũng như các thực thể xa rời giá trị văn minh trỗi dậy. Đây chính là điểm yếu cố hữu của CNTB. Hy vọng thời gian chưa muộn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề