Bắc Triều Tiên dùng tên lửa thời Liên xô để dọa thế giới

Kỹ sư ngành chế tạo tên lửa, giáo sư Robert Schmucker cho  rằng người bắc Triều không tự chế tạo tên lửa mà đã sử dụng công nghệ chế tạo thời Liên xô.

Человек перед монитором наблюдает за траекторией полета северокорейской ракеты, Токио, Япония, 4 июля2017 года.

 

Toàn thế giới đang nín thở theo dõi các động thái leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Ngay sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ trút  “lửa giận” lên đầu Bình Nhưỡng thì lãnh đạo của Bắc Triều Tiên cũng lập tức ra tuyên bố rằng đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Những lời đe dọa này thực chất chỉ là những màn đầu khẩu vô tội vạ nhằm diễu võ dương oai ” –  kỹ sư người Đức trong ngành chế tạo tên lửa Robert Schmucker khẳng định. Vị kỹ sư 74 tuổi Schmucker là chuyên gia trong ngành chế tạo động cơ cho các tàu vũ trụ con thoi  sử dụng nhiều lần “Space Shuttle”, và hiện tại ông  là giáo sư tại trường Đại học Kỹ thuật Munich. Ông tin tưởng rằng các thành phần cơ bản của tên lửa mà  CHDCND Triều Tiên vừa phóng thử, đều được nhập từ nước ngoài.

DW: M và CHDCND Triu Tiên đã li qua tiếng li thông qua nhng đe da nghiêm trng đi vi nhau. Toàn nhân loi nên thc s lo ngi hay đây chng qua ch là trò diu võ dương oai vô ti v?

Robert Schmucker: Đây thực sự chỉ là trò hề chính trị. Cả hai bên đều thực sự không muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh.

– Nhưng Bình Nhưỡng đã th nghim mt qu tên la xuyên lc đa. Nói v mt lý thuyết, tên la đó có th bay đến Bc M. Đây có phi là mt mi đe da nghiêm trng không?

 

Роберт ШмукерRobert Schmucker

– Cái gọi là tên lửa liên lục địa “Hwaseong-14” đã được phóng vào hai lần vào không trung, cả hai lần đều phóng gần như thẳng đứng. Chúng tôi đã cố gắng tái tạo lại quỹ đạo của nó. Theo tính toán của tôi, tầm bắn của tên lửa nặng một tấn sẽ được khoảng 5.200 km. Chúng tôi không biết liệu Bắc Triều Tiên có sở hửu vũ khí hạt nhân hay không và hơn nữa sức mạnh của nó đến đâu. Cho dù họ có sở hữu cái đó thì không thể sử dụng các đầu đạn hạt nhân vào những tên lửa như vậy được. Do đó, tôi cho rằng những tên lửa này,  và mặc dù có thể vượt qua một khoảng cách lớn, nhưng theo tôi, nó vẫn không phải là những lửa xuyên lục địa.

Ngoài ra còn có nhận định thứ hai rất quan trọng: Tên lửa bắn đi xa vẫn chưa phải là quan trọng, điều quan trọng là phải bắn trúng mục tiêu. Nhưng cho đến nay chúng ta chưa thấy có đợt phóng tên lửa nào mà có thể trúng vào một điểm xa xôi nào đó. Chưa hề có một cuộc thử nghiệm như vậy. Vì vậy, đây là những cuộc thử nghiệm mang tính trình diễn đẹp mắt, không hơn: 70-80 phần trăm các cuộc phóng tên lửa từ năm 1984 – chẳng qua đều mang tính chất trình diễn, nhất là các tên lửa sản xuất từ thời Liên Xô.

Ông vừa nói rằng có những bằng chứng hiển nhiên khẳng định nếu không có sự trợ giúp của những người Nga thì công việc phóng tên lửa này không có kết quả. Vậy thì những bằng chứng đó là gì?

– Những tên lửa được Bắc Triều phóng trước đó là các loại tên lửa kiểu “Scud”, “Rodong” và “Point” – tất cả đều là những tên lửa do Liên Xô chế tạo. Từ những bức ảnh chụp tại các cuộc diễu binh quân sự, và từ các đợt phóng tên lửa cho thấy rằng phần lớn trong số họ là các tên lửa của Liên Xô cũ.

Tuy nhiên, những tên lửa mới, mà đã được phóng trong vòng 12-14 tháng qua, đã dựa trên một công nghệ hoàn toàn khác so với thế hệ tên lửa kiểu như “SCUD”. Họ phải tạo ra công nghệ này ra từ con số không. Nhưng ở đây chúng tôi thấy rằng động cơ của các tên lửa này chắc chắn được đưa đến từ Nga.

– Tại sao Moscow lại giúp đỡ Bình Nhưỡng?

– Nói như vậy cũng chưa thể khẳng định là các nhà chức trách Nga đã là thủ phạm chính trong việc này. Nhưng tên lửa hoặc các thành phần chính của nó chắc chắn đã được chở đến từ Nga, hoặc cũng có thể được đưa đến từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, những nước mà có sở hữu những loại tên lửa như vậy. Tôi không cố ý nói rằng ở đây có bàn tay của một chính phủ nào đó. Đây có thể là những tổ chức phi chính phủ, cá nhân hoặc các tổ chức tội phạm. Nhưng chắc chắn có những người đã vận chuyển đến Bắc Triều Tiên thành phần riêng lẻ và sau đó giúp người Triều tiên điều khiển những quả tên lửa này.

 

Инфографика: Куда могут долететь северокорейские ракеты

Sơ đồ lý giải tên lửa của Bắc Triều tiên có thể bay đến những địa điểm nào 

– Ông khẳng định rằng những tên lửa ở những thế hệ khác nhau đã được chế tạo ở ngoài lãnh thổ bắc Triều tiên. Vậy theo ông, những vụ phóng thử ấy đã nói lên điều gì? Xin ông giải thích rõ hơn trên cơ sở kinh nghiệm của mình! 

– Khi tôi thiết kế tên lửa, tôi cần phải tạo ra một số lượng nhất định các mẫu tên lửa. Tôi phóng thử chúng, đo đạc tọa độ, rút ra kết luận về hành trình của chúng, sửa đổi những khiếm khuyết, tạo ra một bảng miêu tả hành trình thử nghiệm. Nếu không có nhiều cuộc thử nghiệm thành công thì không thể tạo ra được tên lửa hoàn thiện,  trong đó phải kể đến tất cả những điều kiện có thể để tạo ra đợt phóng tên lửa.

Ở đây chúng tôi không thấy người Bắc Triều tiên đã làm những điều đó.

– Cũng có thể họ biết cách giấu những cuộc thử nghiệm đó?

– Không thể. Tất cả những gì được thực hiện trong lĩnh vực tên lửa – kể cả thử nghiệm trong điều kiện tĩnh, khi mà tên lửa được gắn trên mặt đất, và nó được phép đốt khởi động, hơn nữa quỹ đạo bay của nó – là đều nhìn thấy được rõ ràng. Ngày nay, tất cả các đường bay dù dài ngắn đến đâu đi chăng nữa thì chúng tôi đều có thể nhìn thấy được. Bắc Triều Tiên luôn nằm dưới sự giám sát liên tục.

– Chỉ trong vòng 14 tháng gần đây chính quyền Bình Nhưỡng đã trình diễn tới 7 loại tên lửa mới. Đây  chắc chắn là những dự án cực kỳ tốn kém. Vậy làm thế nào mà Bình Nhưỡng có thể thực hiện được điều này?

 – Chi phí cho những vụ thử như vậy chắc chắn rất lớn. Cần phải lập ra 7 nhóm thiết kế, một vài nhà máy để sản xuất các loạt tên lửa với đường kính khác nhau, cần có những nguyên liệu, nhiệt liệu v..v.. khác nhau. Đồng thời tiến hành những khối lượng công việc như vậy, và còn phải làm sao cho ngay từ những đợt thử đầu tiên tất cả đều thành công? Kết quả như thế từ xưa đến nay không ở đâu, không một ai có thể đạt được. Vậy thì chỉ còn mỗi cách là tên lửa có sẵn và được đưa đến từ bên ngoài.

– Ông cho rằng trong những tên lửa mà đã được bắc Triều Tiên thử cách đây không lâu có được áp dụng những công nghệ mới, Đó là công nghệ gì vậy?

– À, đó cũng chỉ là những công nghệ của những  năm 60-70 của Thế kỷ trước! Chúng tôi đã xác định chắc chắn rằng tên lửa “Musudan” hoặc “Hwaseong-10” trên thực tế chính là những phiên bản được điều chỉnh trên cơ sở những tên lửa chuyên dùng cho tàu ngầm của Liên Xô. Điều này được minh họa rõ nét nhất khi quan sát các động cơ, các cấu trúc và những phần khác chúng.

– Hóa ra là bắc Triều trên cơ sở điều chỉnh các công nghệ cũ đã tìm cách đẩy  thế giới vào những thời khắc căng thẳng?

– Đúng vậy, và tôi cũng tin chắc rằng ông Kim Jong Un không sở hữu nhiều những chiếc tên lửa như vậy.

– Như thế, liệu Bắc Triều Tiên có khả năng thực hiện lời đe dọa và bắn phá căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam hay không ?

– Tôi không tin là nếu họ định thực hiện điều đó thì họ sẽ bắn trúng mục tiêu. Libia trước đây định tấn công vào Lampeyduze (Một hòn đảo của Ý ở Địa trung hải – ND.) bằng tên lửa SCUD. Đó là một hòn đảo tương đối lớn – tới mmoojt vài km vuông. Việc Cadaphi đã chịu thất bại cho thấy rằng việc thực hiện bắn các tên lửa kiểu này phức tạp như thế nào.

Nguyễn U Quốc, chuyển ngữ theo bài đăng trên tạp chí:

http://www.dw.com/ru


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề