Thủ tướng Hy Lạp cảnh báo các chủ nợ quốc tế của nước này đừng áp đặt những điều kiện khiến họ mất mặt trong bối cảnh họ đang ráo riết tìm kiếm tiền cứu trợ.
Thủ tướng Alexis Tsipras cho biết các cuộc đàm phán đang trong giai đoạn ‘quan trọng’ nhưng các đề xuất của các chủ nợ ‘không thực tế’.
Xem thêm:
– Ukraine sẽ ra sao nếu tuyên bố phá sản?
– Ucraine thực hiên những bước đầu tiên để tránh khỏi cận cảnh vỡ nợ!
Ông đưa ra bình luận này khi báo cáo trước Quốc hội trong lúc trong nội bộ Đảng Syriza cánh tả của ông ngày càng có nhiều sự chống đối các đề xuất của các chủ nợ.
Trước đó, Hy Lạp đã phải khất món nợ 300 triệu euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vốn đến hạn vào hôm 5/6.
‘Thụt lùi’
Ông Tsipras mô tả kế hoạch của các chủ nợ Liên minh châu Âu và IMF là ‘thời khắc tồi tệ đối với châu Âu’ và là ‘thủ thuật đàm phán dở’.
Ông cáo buộc các chủ nợ của Hy Lạp đã có những bước thụt lùi đáng kể so với những biện pháp đã đồng ý trong những tháng vừa qua và đã không thấy được sự cần thiết phải chấm dứt chính sách khắc khổ trong đề xuất mới nhất của họ.
Lời kêu gọi xóa nợ là một nội dung quan trọng trong kế hoạch dành cho Hy Lạp.
Sự bóp nghẹp một đất nước là vấn đề đạo lý và đi ngược lại những nguyên tắc sáng lập của châu Âu.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras
Các đề xuất của các chủ nợ được đưa ra khi ông Tsipras gặp gỡ người đứng đầu các bộ trưởng tài chính của Eurozone, ông Jeroen Dijsselbloem, và ông Jean-Claude Junker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, trong tuần này.
Lên án đề xuất này hôm 5/6, ông Tsipras nói: “Sự bóp nghẹt một đất nước là vấn đề đạo lý và đi ngược lại những nguyên tắc sáng lập của châu Âu.”
Ông nói mục đích của bất kỳ thỏa thuận nào nên là ‘tìm ra giải pháp chứ không phải… hạ nhục một dân tộc’.
Theo ông thì chỉ có những đề xuất của ông mới ‘khả thi’.
Nhiều nghị sỹ trong đảng của ông Tsipras được cho là sẽ phản đối bất cứ nhượng bộ nào từ Athens.
Giờ đây, toàn bộ bốn lần trả nợ của Hy Lạp cho IMF trong tháng Sáu sẽ được gộp chung vào một lần trả duy nhất vào cuối tháng.
Ông Tsipras đã nói hôm 4/6 rằng một thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế của Hy Lạp ‘sắp đạt được’, nhất là trong vấn đề mắc mứu then chốt là số dư tiền thuế sau khi trừ chi tiêu công.
Nhưng ông cũng nói là có những điểm mà ‘không nên xem là cơ sở đàm phán’ và nêu lên việc cắt lương hưu và thuế tiêu thụ cao hơn đánh vào điện.
Đảng Syriza tức giận
Nhấn mạnh cảm giác giận dữ trong nội bộ Đảng Syriza, ông Dimitris Stratoulis, Thứ trưởng An sinh Xã hội, người gần gũi với nhóm cực tả trong đảng, đã lên án các đề xuất của các chủ nợ.
“Nếu các chủ nợ không lùi bước trước gói tống tiền này thì chính phủ sẽ phải tìm giải pháp khác hoặc bầu cử lại,” ông phát biểu trên Đài truyền hình Antenna.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis hôm 4/6 nói ông ‘không thấy bất cứ lý do gì’ để Hy Lạp tổ chức bầu cử sớm, theo hãng tin Reuters.
Nếu các chủ nợ không lùi bước trước gói tống tiền này thì chính phủ sẽ phải tìm giải pháp khác hoặc bầu cử lại.
Dimitris Stratoulis, Thứ trưởng An sinh Xã hội Hy Lạp
Nội dung cơ bản của những đề xuất mà châu Âu đưa ra dường như rất rõ ràng: Hy Lạp phải cắt giảm thêm ngân sách và thực hiện thêm cải cách. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền cứu trợ mà họ muốn.
Tuy nhiên, Thủ tướng Alexis Tsipras nói trước Quốc hội rằng đề xuất của ông, vốn bảo vệ tiền lương và phúc lợi của người dân Hy Lạp, cần phải được chấp nhận.
Các nước châu Âu thì không đồng tình với ông Tsipras. Các nhà thương thảo không còn nhiều thời gian.
Nếu không đạt được thỏa thuận vào cuối tháng thì Hy Lạp sẽ không nhận thêm khoản tiền cứu trợ nào nữa.
Ông Tsipras được cho là đã nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào tối ngày 4/6.
Ông cần phải quyết định sớm liệu Hy Lạp có đồng ý hay không một thỏa thuận với các chủ nợ. Nếu Hy Lạp bác bỏ thì nước này sẽ vỡ nợ và khả năng là họ sẽ rời khỏi khu vực đồng euro.
Theo BBC
Essays like this are so important to broaiendng people’s horizons.