Trong một chuyến thăm Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng các nhà lãnh đạo Mỹ coi nhân quyền như một chính sách cần thiết, và trong vấn đề nhân quyền này, Mỹ cũng không tốt hơn Trung Quốc, theo một bài viết mới về quan hệ của Mỹ với ông Tập Cận Bình được xuất bản bởi báo New Yorker.
Báo New Yorker đã đưa tin về các cuộc gặp gỡ giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình trong năm 2011 và 2012, khi đó cả hai đang là Phó Tổng thống và Phó Chủ tịch nước của họ:
Ông Biden đã nói với tôi [phóng viên Evan Osnos, tác giả bài báo] rằng ông Tập hỏi ông ta, tại sao nước Mỹ quan tâm nhiều thế về nhân quyền. Ông Biden đã trả lời ông Tập rằng “Không một Tổng thống Mỹ nào có thể đại diện cho nước Mỹ nếu ông ta không cam kết về nhân quyền”, Ông Biden còn nói thêm: “Nếu ngài không hiểu điều này thì ngài không thể làm việc với chúng tôi. Tổng thống Barack Obama sẽ không thể duy trì quyền lực nếu không nói về chủ đề này. Vì vậy, ngài hãy coi nhân quyền như một mệnh lệnh chính trị. Vấn đề này không làm chúng tôi tốt hơn lên hoặc tồi tệ hơn. Chúng tôi là như vậy. Ngài đưa ra quyết định của riêng ngài. Chúng tôi sẽ có quyết định riêng của chúng tôi”.
Ông Tập Cận Bình đã theo sự tư vấn đó, theo như bình luận từ tạp chí Phố Wall. Kể từ khi lên nắm quyền, chế độ do ông ta lãnh đạo đã bắt giam hơn 1.000 tù chính trị, từ nhà hoạt động chống tham nhũng Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) tới luật sư Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) và nhà báo Cao Du (Gao Yu). Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cấm đoán gay gắt hơn việc thực hành Hồi giáo, bỏ tù chung thân nhà giáo – nhà hoạt động Ilham Tohti. Đàn áp, chống Kitô giáo và kiểm soát Internet cũng trở nên khốc liệt hơn. Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình, vẫn còn ở trong tù và vợ của ông Lưu Hạ vẫn đang bị quản thúc tại gia bất hợp pháp 5 năm nay. Luật sư Cao Trí Thịnh đã ra tù vào tháng 8 năm 2014 nhưng không được phép ra nước ngoài chữa bệnh. Hồng Kông, thành phố tự do nhất, cũng đã mất tự do báo chí và tự trị chính trị của riêng mình.
Hơn nữa ông Joe Biden không phải lần đầu bị vấp trong vấn đề này. Vào đầu năm 2012, một quan chức cao cấp và là Phó thị trưởng của địa khu Trùng Khánh đã đến náu ở lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô – yêu cầu xin được tị nạn chính trị, ông ta đem theo người một túi đựng đầy tài liệu. Vương Lập Quân khi đó đã chạy trốn trước sự giận dữ của cấp trên cũ của mình, người muốn bắt ông ta quay về Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Washington, sau một đêm thức trắng để báo cáo và điện đàm và trong khi các xe thiết giáp của Quân đội Giải phóng Trung Quốc bao quanh lãnh sự quán, đã quyết định, thông qua Joe Biden, không cấp tị nạn chính trị cho kẻ chạy trốn, người này sau đó đã bị những người đàn ông trong trang phục đen đến từ Bắc Kinh bắt đi.
Đại Kỷ Nguyên
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Phía Zelensky đã nêu ra các điều kiện để đàm phán với Putin
- Ukraina đã tiết lộ "Kế hoạch B" trong trường hợp chấm dứt vận chuyển khí
- Ukraina đã chế tạo được vũ khí điện từ
Trả lời