Học thuyết mới của hải quân Nga

Nga xét lại học thuyết hải quân vì sự mở rộng ‘không thể chấp nhận’ của NATO

Moscow (AFP) – Nhằm mục đích thúc đẩy các vị trí chiến lược của hải quân trên Biển Đen và tìm cách duy trì một sự hiện diện trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, Nga đã đưa ra một học thuyết hải quân mới nhất đã được sửa đổi để đối phó với việc mở rộng “không thể chấp nhận” của NATO.

Học thuyến quân sự ra đời cách đây nửa năm của Hải quân Nga đã được sửa đổi và nâng cấp đáng kể từ khi mối quan hệ với phương Tây ngày càng xấu đi, học thuyết mới được công bố trên trang web của điện Kremlin hôm Chủ nhật.

Trước đó học thuyết được công bố vào năm 2010 đã xem Nato như là một mối đe dọa lớn, nhưng cuộc chiến tại  Ukraina đã làm tăng thêm căng thẳng lên mức chưa từng thấy kể từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tài liệu hải quân mới nhấn mạnh “không ai có thể chấp nhận được kế hoạch của Liên minh khi di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự về phía biên giới của Nga.”

Các văn bản tiếng Nga nói rõ họ đặt mục tiêu “phát triển cơ sở hạ tầng” cho hạm đội tại Biển Đen ở Crimea, bán đảo của Ukraina đã bị Nga sáp nhập hồi năm 2014.

Văn bản này cũng yêu cầu “nhanh chóng tái lập và hoàn thành các vị trí chiến lược của Nga” ở Biển Đen.

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cũng nhấn mạnh trong học thuyết mới bằng “sự hiện diện mạnh mẽ tại Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.”

“Tâm điểm của chúng tôi là hướng tới Đại Tây Dương, đây là phản ứng trước hành động mở rộng của NATO về phía Đông,” ông nói với hãng thông tấn Nga.

Nguyên tắc này cũng quy định các mục tiêu “đảm bảo sự hiện diện hải quân quân sự đầy đủ của Nga” trong khu vực Đại Tây Dương. Cùng với mục tiêu đó là xác lập triển khai thường trực Hải quân tại khu vực Địa Trung Hải.

Đối với khu vực giàu tài nguyên Bắc Cực, học thuyết muốn “làm giảm mối đe dọa về an ninh quốc gia và bảo đảm sự ổn định chiến lược.” Cùng với đó là “phát triển Hạm đội Biển Bắc”.

“Những thay đổi này cho thấy Nga đặc biệt chú ý đến việc tăng cường tiềm lực hải quân ở Bắc Cực và Đại Tây Dương để chống NATO”, chuyên gia quân sự Alexander Golts phát biểu trên đài phát thanh Echos Moscow.

Ông nói thêm “nhưng không có quyết định về tăng cường năng lực của đội tàu thì tất cả những điều này trở nên vô nghĩa.”

NATO vào hồi tháng Hai đã thống nhất tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ khi thành lập sáu trung tâm chỉ huy tại Đông Âu cùng với một lực lượng mũi nhọn 5.000 binh sĩ của liên minh nhằm chống lại sự xâm lược của Nga liên quan đến hành động can thiệp vào Ukraina.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề