“Nga đang làm điều vô nghĩa khi vung tiền phát triển hải quân”

Giáo sư Mark Galeotti đã nhận định như vậy khi đề cập tới vấn đề Nga đang ưu tiên đầu tư phát triển lực lượng hải quân.

Dưới đây là bài viết của Giáo sư các vấn đề toàn cầu Mark Galeotti tạiĐại học New York, đăng trên tờ The Moscow Times:

Nga tăng cường đầu tư cho hải quân

Ngày 26/7 vừa qua, Tổng thống Vladimir Putin đã có mặt tham dự lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại Kaliningrad. Cùng ngày, Nga tuyên bố thông qua học thuyết hàng hải mới.

Với 2 diễn biến có liên quan này, một câu hỏi cơ bản nên được đặt ra là: Chính xác thì Hải quân Nga có vai trò gì?

Chắc hẳn Kremlin cảm thấy rất hợp lý khi đầu tư những khoản tiền khổng lồ để hiện đại hóa lực lượng hải quân mà suốt 25 năm qua vẫn là một “di sản” của Liên Xô.

Nhìn chung, các loại tàu chiến đều rất đắt đỏ, cũng như đòi hỏi nhiều thời gian để lên kế hoạch, đóng và đưa vào biên chế.

Trong khi đó, Nga từ lâu đã mang tiếng xấu là thường chậm trễ kế hoạch và vượt quá ngân sách khi đề cập tới các dự án hải quân.

Tất nhiên, sự phụ thuộc của Nga vào nguồn động cơ turbine khí từ Ukraina cũng khiến nhiều công trình phải trì hoãn cho tới khi Moscow có thể tự chế tạo loại động cơ thay thế trong nước.

Phát biểu tại một sự kiện ở Viện Kennan/Tổ chức tư vấn RAND hồi đầu tháng này, chuyên gia Dmitry Gorenburg của Harvard và tổ chức tư vấn CNA cho rằng:

Mặc dù Nga đã tiến hành chương trình tái vũ trang toàn diện nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm mới có thể giúp Hải quân Nga khôi phục sức mạnh.

Trong khi Nga tuyên bố chế tạo tàu sân bay cỡ lớn để triển khai sức mạnh quân sự trên toàn cầu thì nhiệm vụ chủ yếu của hải quân nước này vẫn là phòng thủ:

Thực hiện nhiệm vụ răn đe chiến lược thông qua hạm đội tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân và đảm bảo an ninh cho các tuyến đường bờ biển của Nga, cũng như các vùng biển lân cận.

Để đạt được mục tiêu này, Moscow đã tiếp tục đổ tiền vào hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

Sau thời gian dài trì hoãn do các vấn đề phát triển trong chương trình tên lửa đạn đạo Bulava, 3 tàu ngầm lớp Borei mới của Nga đã được đưa vào biên chế, 3 chiếc khác đang trong quá trình chế tạo.

Nga còn trang bị cho các tàu chiến cỡ nhỏ và có tầm bắn ngắn các loại tên lửa hành trình hiện đại và hiệu quả hơn.

Nghe có vẻ như Nga vẫn phụ thuộc quá mức vào hỏa lực, hơn là khả năng sống sót và độ tin cậy, tuy nhiên, điều này lại khá hợp lý.

Phòng thủ bờ biển đòi hỏi khả năng ngăn chặn các cuộc xâm nhập của đối phương và Nga không cần những con tàu có thể hoạt động cách xa cảng nhà.

Nga cũng từng tuyên bố hải quân có kế hoạch đóng các tàu sân bay cỡ lớn sau năm 2020. Trung tâm nghiên cứu Krylov năm nay thậm chí đã giới thiệu mô hình siêu tàu sân bay mới mang tên 23000E Shtorm.

Với lượng giãn nước 100.000 tấn và có thể mang 90 máy bay, con tàu này ngang ngửa với các tàu sân bay lớp Ford mới nhất của Mỹ.

Mô hình tàu sân bay do trung tâm Krylov thiết kế.

Mô hình tàu sân bay do trung tâm Krylov thiết kế.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, Nga hoàn toàn không đủ khả năng chế tạo tàu sân bay như vậy. Họ không có đủ tiền, cũng như không có xưởng đóng tàu đủ rộng để tiến hành một dự án tầm cỡ.

Đô đốc Kuznetsov, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga, được đóng tại Nhà máy đóng tàu Mykolaiv South ở Ukraina.

Hơn nữa, Nga cũng không cần tới một con tàu như vậy. Tàu sân bay là phương tiện đặc biệt để triển khai sức mạnh quân sự tầm xa nhưng trước tiên, nó cần có một nhóm tác chiến đi theo để bảo vệ. Thứ hai, con tàu này cần có nhiệm vụ cụ thể.

Thậm chí ngay cả chương trình tái trang bị hiện tại của Nga cũng được thiết lập để tạo ra một lực lượng có khả năng bảo vệ đất nước và khẳng định quyền thống trị trong khu vực.

Mặc dù Hải quân Nga đóng vai trò tương đối nhỏ trong cuộc chiến tranh Gruzia năm 2008 nhưng Moscow lại cần có một hạm đội để “răn đe” Ukraina, “bảo vệ người Nga” ở Kazakhstan hoặc bất cứ điều gì mà Nga quyết định tiến hành trong khu vực lân cận chiến lược.

Tương tự như vậy, mặc dù tàu chiến Nga thi thoảng ghé thăm Venezuela, Việt Nam và duy trì một hạm đội nhỏ để ngăn chặn cướp biển ở Somalia nhưng Hải quân Nga vẫn chưa thể tiến hành những nhiệm vụ này một cách trôi chảy hay thường xuyên.

Bất cứ khi nào Moscow điều tàu chiến thực hiện các nhiệm vụ tầm xa thì lại xuất hiện nhiều nghi ngờ rằng những con tàu này liệu có cần một cuộc đại tu, bảo dưỡng khi trở về?

Điều vô nghĩa

Trong năm nay, Hạm đội Biển Đen sẽ tiếp nhận một cặp tàu ngầm tiên tiến.

Điều này sẽ mang lại cho Moscow những cơ hội lớn hơn để ngăn chặn tàu chiến đối phương ở Biển Đen, thậm chí là Địa Trung Hải.

Một cuộc chiến như vậy trên biển nhiều khả năng không diễn ra (mặc dù về lý thuyết, cuộc khủng hoảng Uraine có thể leo thang thành chiến tranh).

Vì vậy, động thái của Moscow có thể được xem là một ví dụ khác của chính sách “ngoại giao quân sự”, thể hiện sự quyết tâm và tự tin của nước này.

Tổng quát hơn, nó nói lên mong muốn của Kremlin là trở thành đối tác và đối trọng của Mỹ.

Mỹ có các nhóm tác chiến tàu sân bay và hải quân viễn dương ư? Nga cũng phải có mới được.

Song, điều này thật vô nghĩa. Ngay cả những cường quốc hải quân như Anh và Pháp cũng phải từ bỏ ý định canh tranh với Mỹ.

Nhiều nghi vấn đang bao quanh kế hoạch đóng tàu sân bay thứ 2 của Anh bởi có thể nước này không có đủ tiền để mua máy bay trang bị trên tàu.

Vì vậy, hải quân chỉ nên được xếp vào vị trí cuối cùng trong danh sách mua sắm trang bị của Tổng thống Putin.

Nguồn Dailo


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề