14 quốc gia đang trên bờ vực cuộc khủng hoảng về nợ công

Với các ngân hàng bị đóng cửa, các cuộc biểu tình của dân chúng sôi sục và các chính trị gia không chịu cải tổ, hoàn cảnh của Hy Lạp hoàn toàn suy sụp bằng gánh nợ nần khổng lồ, đã và đang kẹp chặt trong nỗi thống khổ: Một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện của một trong những nước giàu có nhất thế giới. Dựa vào phân tích mới của Jubilee Debt Campaign cho thấy hoàn cảnh khó khăn của Hy Lạp đặc biệt nghiêm trọng trong số hơn 20 quốc gia khác đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công.

Những nước nằm trong khu vực suy thoái kinh tế và có chiều hướng nguy hiểm từ Senegal đến Lào, chỉ cần lãi suất trên thị trường thế giới tăng đột ngột sẽ dẫn đến thảm họa.

Một trong những bài học từ sự sụp đổ năm 2008 là các nước có mức nợ khổng lồ dễ bị tổn thương khi thị trường thay đổi đột ngột.

Nhưng theo báo cáo của Jubilee tại các nền kinh tế lớn hiện nay lãi suất đã giảm kịch sàn, đây là phản ứng quan trọng nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng, trong nhiều trường hợp các chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ đi vay khoản mới, để dự trữ cho tương lai.

“Từ năm 2012, nhiều quốc gia đã vay nợ với số lượng lớn đặc biệt là châu Phi.”

Một số quốc gia đã hưởng lợi từ chương trình giảm nợ của G8 khi họ ký kết tại hội nghị thượng đỉnh Gleneagles vào năm 2005. “Họ được giảm nợ để lành mạnh nguồn tài chính và tiến về phía trước” Tyson nói.

Bà cảnh báo rằng một số quốc gia đã tiến tới “nợ chồng lên nợ” – và trong khi một số chính phủ đã đầu tư tiền bạc một cách khôn ngoan, đa dạng hóa nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng, thì những chính phủ khác không làm. Ghana là nước gia tăng mạnh các khoản vay nhưng lại chi vào “trò chính trị” nhằm mua phiếu bầu. Họ đã dùng các khoản vay đó một cách lãng phí và phù phiếm.”

Theo định nghĩa của Jubilee các nước có nguy cơ cao của một cuộc khủng hoảng nợ công là nợ ròng cao hơn 30% GDP, thâm hụt tài khoản vãng lai hơn 5% GDP và thanh toán những khoản nợ trong tương lai trị giá hơn 10% doanh thu của chính phủ.

“Chúng tôi ước tính có 14 quốc gia đang nhanh chóng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng nợ công mới, khi dựa trên số liệu từ các khoản nợ vay bên ngoài, thâm hụt tài khoản lớn và dai dẳng hiện nay cũng như trả nợ nhiều cho các khoản nợ trong tương lai.”

Một ví dụ khác về nền kinh tế dễ bị tổn thương là Tanzania, một đất nước phải chịu một cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng trong những năm 1990. Nhưng họ đã đã làm nên một điều kỳ tích ở châu Phi, một câu chuyện thành công của Chính phủ Tanzania: Kể từ khi họ nhận cứu trợ Quốc tế trong năm 2001 và 2006, họ đã giảm thanh toán nợ công từ mức 27% xuống còn 2% GDP. Tỷ lệ tử vong giảm xuống; Lệ phí trong các trường tiểu học đã được bãi bỏ; Trẻ em ngày càng thích thú đến trường, nâng cao tri thức. Tuy các khoản vay nợ đã tăng liên tục kể từ năm 2009, bao gồm từ các nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới. Nhưng họ vẫn là mô hình cho sự thành công về cách quản lý để huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân khi phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính.

Nhưng sự tăng trưởng kinh tế của Tanzania và doanh thu của chính phủ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu vàng và kim loại quý, quặng, những loại hàng hóa này đã tụt giá trong thời gian gần đây. Từ số liệu của Jubilee cho thấy tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​dẫn đến các khoản thanh toán có thể sẽ tăng lên 10% doanh thu của Chính phủ vào năm 2018 – cũng nằm trong khu vực nguy hiểm.

Giá hàng hóa giảm cũng như tăng trưởng tại Trung Quốc chậm lại cùng với đồng USD mạnh lên sẽ là một mối nguy hiểm vì khoản vay của chính phủ châu Phi bằng USD – sẽ tạo ra áp lực đối với nhiều nước đang phát triển khác.

Ethiopia, nơi các bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới sẽ gặp mặt  trong tuần này để thảo luận về việc tiếp tục cung cấp tài chính trong việc phát triển nền kinh tế thế giới. Họ hiện có mức nợ tăng lên liên tục điều này sẽ làm nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Mông Cổ, đã kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đến khai thác nguồn tài nguyên than đá khổng lồ. Họ có kế hoạch vay 1 tỷ USD sang năm; Nhưng với đồng tiền Tugrik mất giá có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu sự bùng nổ kinh tế trong  những năm gần đây kết thúc.

“Mức độ vay vốn hiện tại đối với các nước nghèo có nguy cơ phải tái khủng hoảng nợ,” nhà phân tích chính sách Jubilee của Tim Jones cho biết.

Nhưng không chỉ ở những nước đang phát triển, với tỷ lệ lãi suất thấp và di sản của cuộc khủng hoảng đã gia tăng sức ép khi các chính phủ phải vay nợ mới để thanh toán nợ cũ. Các khoản vay trên toàn thế giới cả khu vực tư nhân và chính phủ đã tăng từ 11,3 nghìn tỷ USD năm 2011 lên 13,8 nghìn tỷ USD năm 2014 và theo dự đoán tiếp tục tăng lên 14,7 nghìn tỷ USD trong năm nay. Trong vòng 4 năm tỷ lệ vay nợ đã tăng lên 30%, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy “sự mất cân bằng toàn cầu”, nhiều chuyên gia hiểu rằng nguyên nhân cuộc khủng hoảng vượt xa mọi sự phân tích và dự báo. “Thế giới vẫn không đồng đều,” Russell Jones, nhà kinh tế tại Llewellyn Consulting nói.

Sự phục hồi toàn cầu mờ nhạt cũng là một yếu tố đẩy mức nợ lên cao khi các Chính phủ hoạch định chính sách nhằm khôi phục mức sống trước khủng hoảng.

“Tất cả các khoản nợ có thể tích tụ vì nguồn lực tăng trưởng đang suy giảm,” Russell Jones nói. “Có rất nhiều áp lực lên các chính phủ và ngân hàng trung ương để neo giữ cho các loại hàng hóa theo tỷ giá cũ.”

Khi chính phủ của Hy Lạp đang ngày càng nợ nhiều hơn, sẽ trở nên không bền vững và nguy hiểm nếu điều kiện thị trường tài chính hoặc nền kinh tế thế giới thay đổi đột ngột. Nhiều chuyên gia tin rằng nếu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm nay, có thể làm trấn động thị trường nợ toàn cầu dẫn đến hậu quả to lớn.

Tyson chỉ ra rằng nhiều khoản vay của các chính phủ châu Phi trong những năm gần có lãi suất cố định trong 5 năm. Nhưng khi họ muốn tái cấp vốn lãi suất sẽ tăng cao hơn nhiều. Khi Mỹ tăng lãi suất các nhà đầu tư sẽ rút tiền đầu tư ra khỏi những nước mới nổi có quy mô kinh tế nhỏ: “Chúng ta sẽ thấy một sự đảo ngược rõ ràng của các dòng vốn. Sẽ dẫn đến nền kinh tế của các quốc gia này trở nên mong manh.”

Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới hai lần một năm về nền kinh tế toàn cầu vào tháng trước họ cảnh báo các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức: Những khách hàng tiềm năng sở hữu dòng tiền giá rẻ (cho vay với lãi suất thấp) sẽ không đầu tư vào những nước đang phát triển “hy vọng vào những gì tốt nhất là chuẩn bị đón nhận cho những điều tồi tệ nhất.”

Russell Jones nói: “Khi Fed (Cục dự trữ Liên bang Mỹ) đã ngứa tay bóp cò bạn sẽ đối mặt với những vấn đề khá nghiêm trọng trong tương lai.”

Các quốc gia có nguy cơ cao về khủng hoảng nợ công bằng nguồn vay nợ Quốc tế

  • Bhutan
  • Cape Verde
  • Dominica
  • Ethiopia
  • Ghana
  • Laos
  • Mauritania
  • Mongolia
  • Mozambique
  • Samoa
  • Sao Tome e Principe
  • Senegal
  • Tanzania
  • Uganda

    Các quốc gia  hiện nay đang khủng hoảng nợ công bằng nguồn vốn vay Quốc tế

  • Armenia
  • Belize
  • Costa Rica
  • Croatia
  • Cyprus
  • Dominican Republic
  • El Salvador
  • The Gambia
  • Greece
  • Grenada
  • Ireland
  • Jamaica
  • Lebanon
  • Macedonia
  • Marshall Islands
  • Montenegro
  • Portugal
  • Spain
  • Sri Lanka
  • St Vincent and the Grenadines
  • Tunisia
  • Ukraine
  • Sudan
  • Zimbabwe

Theo Business Insider 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề