Vladimir Putin kẻ Don Juan chính trị

Cuộc bầu cử ở LuganDon đã “thành công” theo đúng kịch bản của điện Kremlin và Putin. Một cuộc bầu cử không được công nhận bởi các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới, nó cũng không khác những cuộc bầu cử ở những “lãnh thổ ma” của Gzuzia và Moldavi.

Đặc điểm chung của ba vùng Abkhazia, Nam Ossetia, TRansnistria là xung đột với những lãnh thổ Gzuzia, Moldova trước khi Liên Xô sụp đổ và kéo dài cho đến khi tách ra làm “cộng hòa tự xưng”. Trong những năm xung đột Nga luôn ỡm ờ theo trung lập vì bản thân những nước cộng hòa Liên xô cũ đang trong quỹ đạo của Kremlin. Cho đến khi chính phủ thay đổi theo đường lối thân châu Âu muốn thoát khỏi vòng lệ thuộc của Nga, Nga đã ra mặt ủng hộ. Cuộc chiến ngắn ngày năm 2008 Nga đã công nhận hai vùng này là quốc gia độc lập.

Nam Ossetia  là một vùng ở Nam Kavkaz, nguyên là tỉnh tự trị Ossetia  bên trong Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Gruzia, một phần lãnh thổ này đã độc lập trên thực tế khỏi Gruzia kể từ khi lãnh thổ này tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Nam Ossetia trong cuộc xung đột Gruzia-Ossetia  đầu thập niên 1990. Chính phủ Gruzia phản ứng lại bằng cách bãi bỏ quyền tự trị của Nam Ossetia và cố gắng chiếm lại khu vực bằng vũ lực, điều này đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 1991-1992. Có thêm hai cuộc xung đột để cố gắng chiếm lại Nam Ossetia năm 2004 và 2008. Cuộc xung đột cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh Nam Ossetia 2008, kết quả là Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.

Về mặt ngoại giao, 189 trên tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (ngoại trừ Nga, Venezuela, Nicaragua và Naru) không công nhận Nam Ossetia mà vẫn tiếp tục xem lãnh thổ này là một bộ phận của Gruzia. Gruzia vẫn giữ quyền kiểm soát với các khu vực phía đông và phía nam của vùng này, nơi mà vào tháng 4 năm 2007, họ đã lập ra một Cơ quan hành chính lâm thời thực thể Nam Ossetia) đứng đầu bởi người Ossetia (các thành viên cũ của chính phủ ly khai) có thể đàm phán với các chính quyền trung ương Gruzia về tình trạng cuối cùng của vùng cũng như giải pháp cho cuộc xung đột.

ossetia

 

b9b2b90040ea08251268391d5665bd2d

Gruzia không công nhận sự tồn tại của Nam Ossetia như một thực thể chính trị, mà xem như là lãnh thổ của mình, một phần của khu vực Shida Kartli.

Ngày 11 tháng 9 năm2006, Ủy ban Thông tin và Báo chí Nam Ossetia thông báo rằng nước cộng hòa này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập (cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên vào năm 1992 đã không được cộng đồng quốc tế coi là hợp pháp) vào ngày 12 tháng 11 năm 2006. Các cử tri sẽ quyết định việc Nam Ossetia “sẽ duy trì tình trạng hiện tại hay trở thành một nhà nước độc lập”. Gruzia lên án hành động này như một “điều ngớ ngẩn chính trị”.

Tuy nhiên, ngày 13 tháng 9 năm2006, Tổng thư ký Hội đông châu Âu (CoE) Tery Davis đã bình luận về vấn đề, nói rằng có lẽ không ai sẽ chấp nhận các kết của của cuộc trưng cầu dân ý này và hối thúc chính phủ Nam Ossetia tham gia các cuộc đàm phán với Gruzia. Ngày 13 tháng 9 năm 2006 Đại diện Đặc biệt của Liên minh châu Âu tại Nam Caucasus Peter Semneby, khi viếng thăm Moscow, đã nói: “Các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về độc lập tại Nam Ossetia sẽ không có ý nghĩa với Cộng đồng Châu Âu“. Peter Semneby cũng thêm rằng cuộc trưng cầu dân ý này sẽ không góp phần giải quyết cuộc xung đột ở Nam Ossetia.

Người dân Nam Ossetia nhất trí trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 11 năm 2006 lựa chọn độc lập khỏi Gruzia. Cuộc trưng cầu dân ý có tỷ lệ cử tri tham gia rất đông, với 98 và 99 phần trăm phiếu thuận, những buổi lễ với cờ hoa được tổ chức trên khắp Nam Ossetia, nhưng các quan sát viên thì không phấn khích như vậy. Những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế cho rằng hành động này sẽ làm tồi tệ hơn những căng thẳng, và chính phủ Tblisi hoàn toàn bác bỏ các kết quả.

Sau một cuộc chiến với Gruzia hồi thập kỷ 1990, Nam Ossetia gặp phải nhiều vấn đề kinh tế. Việc làm và những nguồn cung cấp rất hạn chế. Ngoài ra, Gruzia đã cắt nguồn cung cấp điện cho vùng, việc này buộc chính phủ Nam Ossetia phải lập một đường cáp điện qua Bắc Ossetia. Đa số dân cư sống bằng nông nghiệp tự túc. Nguồn thu kinh tế quan trọng nhất Nam Ossetia có được là việc kiểm soát Đường hầm Roki nối Nga với Gruzia, chính phủ Nam Ossetia được cho là kiếm tới hai phần ba ngân sách từ các khoản thuế hàng hóa đi qua đây. Các quan chức ly khai công nhận rằng Tskhinvali có hơn 60% ngân sách năm 2006 trực tiếp từ chính phủ Nga.

GDP của Nam Ossetian được ước tính khoảng 15 triệu dollar Mỹ (US$ 2100 trên đầu người).

Abkhazia  là một lãnh thổ tranh chấp và là nhà nước được kiểm soát bằng chính phủ ly khai trên bờ biển phía đông của Biển Đen và sườn phía tây nam của Caucasus .

Abkhazia “tự coi mình là một nhà nước độc lập”, được gọi là Cộng hòa Abkhazia hoặc Apsny . Được công nhận bởi Nga, Nicaragua, Venezuela và Nauru

Chính phủ Gruzia , Liên Hợp Quốc và phần lớn các chính phủ trên thế giới đều xem  Abkhazia là một phần của lãnh thổ Georgia, mặc dù Georgia đã không được kiểm soát.

Những thất bại quân sự của Abkhazia đã được hỗ trợ từ các thế lực thù địch tự xưng là Liên đoàn Muontain nhân dân Caucasus. Liên đoàn này bao gồm Circassians, Abazins, Chechnya, Cossacks, Ossetia, hàng trăm chiến binh lực lượng tình nguyện  bán quân sự, lính đánh thuê của Nga bao gồm Shamil Basayev  sau này ông là nhà lãnh đạo ly khai chống Moscow  tại Chechnya. Họ đứng về phía ly khai Abkhazia để chiến đấu chống lại chính phủ Gruzia.  Basayev gợi ý rằng ông và các thành viên trong tiểu đoàn đến Abkhazia do quân đội Nga đào tạo (mặc dù Nga luôn phủ nhận).  Trong tháng Chín, lực lượng ly khai Abkhazia và lực lượng bán quân sự của Nga mở cuộc tấn công lớn chống lại Gagra sau khi phá vỡ một lệnh ngừng bắn, đánh bật lực lượng quân đội Gruzia ra khỏi vùng đất rộng lớn của ly khai. Chính phủ Shevardnadze đã cáo buộc Nga hành động  hỗ trợ quân sự bí mật cho các phiến quân ly khai với mục tiêu “tách khỏi lãnh thổ Gruzia và tạo vùng đệm ngăn cách biên giới Gruzia-Nga.  Năm 1992 cuộc chiến kết thúc với việc phiến quân kiểm soát  Abkhazia và phía tây bắc của Sukhumi.

Trong cuộc xung đột Gruzia-Abkhazia, chính quyền Kremlin cung cấp hỗ trợ hậu cần và quân sự cho ly khai.  Ngày nay, Nga vẫn duy trì ảnh hưởng chính trị và quân sự mạnh mẽ  ở Abkhazia. Nga cũng đã cấp hộ chiếu cho công dân của Abkhazia kể từ năm 2000 (là hộ chiếu Abkhazia không thể được sử dụng cho du lịch quốc tế) và sau đó trả các khoản lương hưu và trợ cấp tài chính khác. Hơn 80% dân số Abkhazia đã nhận được hộ chiếu Nga vào năm 2006. Là một công dân Nga sống ở nước ngoài, Abkhazians không nộp thuế Nga hoặc phục vụ trong quân đội Nga. Về 53.000 hộ chiếu Abkhazia đã được ban hành như tháng 2007.

Nền kinh tế của Abkhazia phụ thuộc hoàn toàn vào Nga và đồng tiền sử dụng là đồngRub. Kể từ khi chiến tranh Nam Ossetia năm 2008 nền kinh tế tuy tăng trưởng nhưng không đáng kể. Khoảng một nửa ngân sách nhà nước Abkhazia được tài trợ bằng tiền viện trợ từ Nga.

Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng và, theo chính quyền Abkhazia, gần một triệu khách du lịch (chủ yếu là từ Nga) đã đến Abkhazia vào năm 2007.  Đất đai ở Abkhazia rất màu mỡ và có  sự phong phú của các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm trà, thuốc lá, rượu và các loại trái cây (đặc biệt là quýt và hạt dẻ). Điện chủ yếu được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện Inguri nằm trên sông Inguri giữa Abkhazia và Gruzia.

31b84251-976b-4435-92d6-0384b5449cb7

Abkhazian_passport

Trong nửa đầu năm 2012, các đối tác thương mại chính của Abkhazia là Nga (64%) và Thổ Nhĩ Kỳ (18%) và các nước trong khối CIS đều theo lệnh trừng phạt  kinh tế đối với Abkhazia. Lệnh này được ban hành năm 1996 vẫn chính thức có hiệu lực, nhưng  ngày 06 Tháng Ba năm 2008 Nga tuyên bố bỏ lệnh trừng phạt vì sẽ  làm “lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, và gây ra khó khăn không công bằng cho người dân Abkhazia”. Nga cũng kêu gọi các thành viên trong khối CIS bỏ lệnh trừng phạt tuy nhiên đã gặp khó khăn từ sự phản đối của Tbilisi và thiếu sự hỗ trợ từ các nước SNG khác.

Thu nhập bình quân đầu người là gần $2000 một năm.

Trong tất cả các các cuộc xung đột của những vùng ly khai đều có sự dính líu và ủng hộ của Nga sau này là Putin. Nhưng với dân số ở ba vùng này là gần 800 nghìn người (Abkhazia hơn 240 nghìn người, Nam Ossetia hơn 72 nghìn người và Transnistria hơn 500 nghìn người) họ được dùng gaz giá rẻ, ngân sách từ Nga cấp tuy nhiên với nền chính trị được điều khiển bởi Putin và rập theo Nga tệ nạn tham nhũng là điều không thể tránh khỏi. Ngân sách từ Nga dành cho ba vùng này được lấy từ tài sản của người dân Nga (tài nguyên, thuế) hiện nay người Nga vẫn cảm thấy thoải mái khi Kremlin tuyên truyền những vùng này là người “anh em của chúng ta”, họ là vùng đệm, là tuyến đầu khi Nato xâm lược. Nhưng sau khi sáp nhập Crimea với số tiền bỏ ra khổng lồ dành cho quỹ phúc lợi, trợ cấp xã hội, xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng đã có nhiều tiếng xì xào (mặc dù ít) “tại sao chúng tôi chỉ đủ ăn mà phải chia sẻ thu nhập tiền lương cho những người ở nơi khác” (theo Reuters). Sauk hi LuganDon bầu cử xong chắc chắn Nga phải hỗ trợ cho chính quyền mới bằng tài chính, gaz.

Với một lượng người năm khu vực (Nam Ossetia, Abkhazia, Transnistria, Crimea và Lugan Don)  lên tới hơn 6 triệu liệu Nga  sẽ xoay sở ra sao khi chỉ số tăng trưởng kinh tế ở mức 0,3% và có thể sẽ bằng 0%. Trong khi lượng vốn dành cho các tập đoàn hoạt động thiếu hụt do không huy động được tài chính trên thị trường quốc tế. Mối lo sợ lớn nhất của Nga chính là làm cách nào để giảm sự lệ thuộc và không lệ thuộc của Crimea vào Ukraina. Nga đã từ bỏ xây dựng cầu nối liền lục địa và bán đảo khi chi phí quá cao cộng với công nghệ không cho phép, bài toán thư hai là kêu gọi Trung Quốc xây đường xuyên biển tuy nhiên chi phí để xây đường hầm này gấp 1,2 đến 1,5 lần tuy nhiên để thực hiện được điều này hiện nay chỉ trên những kế hoạch với lệnh trừng phạt nghiêm khắc của Mỹ và phương Tây e rằng sẽ là kế hoạc 5 năm lần thứ nhất, 5 năm lần thứ hai…

Từ khi mất hai vùng này Gruzia đã triệt để cải cách kinh tế, xây dựng nhà nước  dân chủ, chính phủ minh bạch họ đang là hình mẫu phát triển kinh tế cho nhiều nước, nhiều chuyên gia đã tư vấn cho chính phủ Ukraina cải cách. Liên tục từ năm 2009 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% thu nhập bình quân đầu người  gần $7000 một năm

Những vùng này người dân sẽ ra sao khi họ chỉ quanh quẩn ở những nước cộng hòa tự xưng và chỉ được phép vào Nga. Vì Nga không  cấp hộ chiếu đi nước ngoài cho những vùng này. Nạn thất nghiệp tăng cao khi không có đầu tư, theo điều tra của phóng viên Nytime họ gặp những thanh niên trẻ ở những nước cộng hòa tự xưng bắc ghế ra trước cửa hiên nhà ngồi thẫn thờ vì không có công ăn việc làm. Những người dân ở nơi này trong một bài phóng sự của Reuters cho biết “chúng tôi chủ yếu phải vào Nga và Moldova để làm hộ chiếu nếu muốn đi nước ngoài, chúng tôi không được du lịch đến những nước khác, con cái chúng tôi cũng không được học ở những trường tốt nhất thế giới, tất cả đều là sự gò bó, quanh quẩn Nga và Transnistria”.

Transnistria Transnistrians có ‘hộ chiếu’ của riêng mình, là  nước  duy nhất trên thế giới vẫn còn biểu tượng của “búa liềm”. Nó không được công nhận bên ngoài lãnh thổ (Transnistria)

Những vùng này không có vị trí đắc địa như Crimea nên chắc chắn họ sẽ không được Nga sáp nhập mà chỉ là “những lãnh thổ ma”. Vẫn chỉ là những kẻ hứng hòn tên mũi đạn cho nước Đại Nga của Putin khi có chiến tranh xảy ra.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề