Ukraine khủng hoảng: Quân đội rút lui tại sân bay Donetsk

Quân đội Ukraine đã rút khỏi nhà ga chính của sân bay Donetsk, sau những ngày chiến đấu ác liệt gần đây.

Chính phủ cho biết quân đội vẫn giữ quyền kiểm soát các bộ phận của sân bay, nhưng sáu người lính đã hy sinh và 16 người bị thương.

Tại trung tâm  thành phố do quân nổi dậy chiếm giữ, pháo kích đã trúng một xe buýt làm  chết 13 người.

Phát ngôn viên của Tổng thống  đã kêu gọi tổ chức  một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các cuộc tấn công của phiến quân được hỗ trợ bởi Nga.

Đây là cuộc họp thứ hai như vậy trong ngày hôm nay.

Theo lời của Tổng thống Poroshenko các kế hoạch sẽ được thông qua vào tối thứ tư “Các kế hoạch như thế nào, chúng tôi sẽ đảm bảo kết thúc hoạt động của quân khủng bố cùng với sự tham gia thường xuyên của quân đội Liên bang Nga … làm thế nào để tập hợp lực lượng và ngăn chặn sự xâm lược”.

Trước đó phiến quân đã bắt những người lính Ukraine diễu hành tại hiện trường vụ xe buýt, những người dân ở đó đã hét lên, một số kẻ quá khích đã đấm đá, sử dụng các mảnh vỡ tại hiện trường ném vào họ.

Chính phủ và phiến quân đã đổ lỗi cho nhau trong vụ việc này, chín ngày trước một quả tên lửa cũng phát nổ cạnh chiếc xe buýt làm 13 người chết tại làng Buhas bên ngoài Volnovakha, 35km (22 dặm) về phía tây của Donetsk.

Ukraina: Thiệt hại về người

Khoảng  5,2 triệu người sống tại khu vực xung đột bị ảnh hưởng, 1,4 triệu được coi là “dễ bị tổn thương và cần sự giúp đỡ”

Hơn một triệu người đã rời bỏ nhà cửa. Trong đó 633.523 người đang sinh sống tại các khu vực khác của Ukraine và 593.622 sinh sống bên ngoài Ukraine, chủ yếu ở Nga.

Hơn 4.800 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột và ít nhất 10.322 người bị thương, trong đó ít nhất có 102 trẻ em.

Nguồn: Báo cáo của Liên Hiệp Quốc ngày 09 tháng 1.

Chiến đấu giữa quân đội và ly khai được Nga hậu thuẫn đã gia tăng mạnh mẽ trong và xung quanh Donetsk cũng như trong khu vực Luhansk.

Sau khi Ukraine, Nga, Pháp, Đức đã đi đến thống nhất thỏa thuận ngừng bắn thì ngay sau đó đã có thiệt hại về nhân mạng.

Các bên đã đi đến thống nhất cắm mốc một con đường giữa ly khai và quân đội chính phủ điều này có nghĩa cả hai bên đều phải rút lực lượng của họ tuy nhiên cho đến nay không được thực hiện.

 Phân tích của nhà báo  Sarah Rainsford, thuộc thông tấn BBC News tại Moscow.

Chiến đấu đã bùng lên vào tuần trước, ngay trước khi các bên có kế hoạch tổ chức “hội nghị thượng đỉnh về hòa bình”. Cả hai bên dường như  chiến đấu cho nền tảng mới, với mong muốn tăng cường vị thế trên bàn đàm phán của họ. Tuy nhiên bạo lực đã làm cuộc đàm phán tiêu tan.

Ukraine đã tiêu tốn cho cuộc xung đột và phải trả giá đắt: Tài chính và cuộc sống người dân bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng Tổng thống Ucraina Poroshenko đã gọi tuyển  thêm quân, thề sẽ “mang  Donbass trở lại”.

Nga cũng trả giá không kém  để hỗ trợ cho các phần tử nổi dậy, vì lệnh trừng phạt của phương Tây. Có lẽ đó là lý do tại sao tuần này Moscow cho biết đã thuyết phục phiến quân kéo trở lại từ thỏa thuận lệnh ngừng bắn ban đầu.

Nhưng những sự kiện trên chiến trường đã có sự đột biến và vượt ra ngoài khuôn khổ chính trị, cuộc chiến này đã trở thành cuộc chiến mang nặng tính cá nhân sâu sắc. Máu đã đổ rất nhiều cho những cuộc bạo lực mới nhất, nó ngày càng khó kiểm soát và khó có thể dừng lại.

Phá hoại

Sân bay Donetsk  đã trở thành đống đổ nát, nó đã trở thành giá trị tượng trưng cho cả hai bên quân đội chính phủ và ly khai trong mùa đông này.

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine  20 binh sĩ Ukraine đã rút ra khỏi nhà ga chính vì vị trí phòng thủ của họ đã bị phá hủy và họ bị pháo kích trực tiếp.

“Những mất mát của các khu vực đầu cuối chính là một cú sốc lớn cho lực lượng vũ trang Ukraine và sẽ là cú sốc cho Kiev”, nhà báo David Stern của BBC tường thuật từ Kiev.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã cáo buộc  các phần tử ly pháo kích chiếc xe điện ở trung tâm thành phố và cho biết lực lượng quân đội cách đó 15 km. Nhưng phiến quân cáo buộc ngược lại chính phủ và nói rằng họ mới là kẻ phá hoại.

Phiến quân đã đưa những người lính Ukraine  bị bắt đến hiện trường vụ xe buýt.

“Họ phải bị trừng phạt, như Saddam Hussein,” một người dân địa phương về hưu tên Zina hét to với hãng tin AFP. “Họ là những kẻ giết người. Họ giết con em chúng ta. Con cái chúng ta khóc mỗi ngày.”

Tuy nhiên, một người hưu trí Lyuda vừa khóc vừa nói bà “xấu hổ về những gì đang xảy ra”. “Tôi  thương hại cho họ. Họ là nạn nhân của [Tổng thống Ucraina] Poroshenko. Họ không có tội, họ buộc phải đến đây. ”

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đổ lỗi cho lực lượng Ukraine,  ông gọi đây là “một tội ác man rợ” và “sự khiêu khích thô bạo”.

Đã có báo cáo về các cuộc chiến đấu trong những ngày gần đây xảy ra gần thị trấn Slovyanoserbsk, phía tây bắc của Luhansk – một dấu hiệu cho thấy tình trạng bạo lực đang lan rộng vượt ra ngoài khu vực Donetsk.

Theo tuyên bố của Ukraine  có hơn 9.000 binh sĩ quân đội Nga chiến đấu bên cạnh quân nổi dậy, một tuyên bố mà Moscow đã bác bỏ.

Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg phát biểu với báo chí đã có một cuộc di chuyển lớn xe tăng và các thiết bị quân sự hạng nặng của Nga tại miền Đông Ukraine.

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich lặp đi lặp lại sự phủ nhận là Nga can thiệp vào Ukraine.

“Chúng tôi biết rằng có một số công dân Nga đang chiến đấu bên cạnh các chiến binh ly khai tại những khu vực của Ukraine, nhưng họ chiến đấu vì tự nguyện và theo ý muốn của họ” ông nói với BBC.

“Chúng tôi đang cố gắng đảm cho  những người [ở miền đông Ukraine] phải được bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của họ. Chúng tôi cần một Ukraine hòa bình”.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề