Tại hội nghị G20 vừa qua, ông Putin được chủ nhà ưu ái tiếp đón trong vai trò thượng khách đặc biệt.
Trong cửa hàng sách Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh, nhân viên phục vụ chắc chắn nói ngay tên của vị lãnh đạo nước ngoài được quan tâm nhất ở Trung Quốc: Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiều người Trung Quốc ưu ái gọi ông là “Putin Đại đế”.
Sách về Putin tiêu thụ với số lượng rất lớn từ khi khủng hoảng ở Ukraina diễn ra. Cuốn sách tiêu đề “Tiểu sử Putin: Người dành cho nước Nga” nằm trong top 10 cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất.
Sự yêu mến của dân Trung Quốc dành cho Putin có bước chuyển quan trọng kể từ thời hậu Chiến tranh Lạnh và sự xoay chuyển trong nền chính trị Trung Quốc. Sau hàng thập kỷ hiểu nhầm và một cuộc xung đột biên giới trong quá khứ, Bắc Kinh và Moscow đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết và thách thức cấu trúc an ninh do Mỹ, phương Tây xây dựng.
Bắc Kinh liên tục cáo buộc phương Tây kích động bất ổn tại Trung Quốc và Putin cũng chỉ trích phương Tây vì gây ra các cuộc biểu tình dân chủ tại Kiev năm ngoái. Nga từng khẳng định các cuộc biểu tình ở Hong Kong có bàn tay của Mỹ “nhúng vào” và những thủ lĩnh Hong Kong được chính Mỹ đào tạo bài bản
Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết Trung Quốc là nước hiếm hoi duy nhất có tỉ lệ yêu thích Nga tăng cao sau khi Moscow va chạm với phương Tây vì vấn đề Ukraina. Hiện nay, tỉ lệ này là 66% so với 47% của năm ngoái.
Quan hệ Mỹ-Trung đang cực kì thân thiết thời gian gần đây.
Một cuộc bỏ phiếu trên trang tin In Touch Today ở Trung Quốc đưa ra kết quả 92% người ủng hộ bán đảo Crimea nhập vào Nga.
“Putin có tính cách rất ấn tượng, vừa đàn ông vừa là một vị lãnh đạo xuất chúng. Người Trung Quốc thấy điểm này rất thu hút họ”, Zhao Huasheng, chuyên gia quan hệ Nga-Trung tại đại học Phúc Đán, nói. “Nga và Trung Quốc có thể học hỏi nhiều điều từ nhau”.
Đây cũng là một dạng chính sách thực dụng điển hình. Nga cần thị trường và vốn của Trung Quốc, đặc biệt khi phương Tây cấm vận Moscow. Bắc Kinh xem Nga là nguồn cung năng lượng và hỗ trợ ngoại giao quan trọng.
Mới đây, hai bên đã kí thỏa thuận hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD cho Trung Quốc trong vòng 30 năm. Hai nước cũng đạt thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt nối liền hai biên giới và một khu cảng ở vùng Viễn Đông Nga. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng các trạm mặt đất nhằm hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu của nhau.
Một điểm nữa khiến hai nước xích lại gần nhau là quan điểm lãnh đạo rất tương đồng của hai nguyên thủ. Họ đều theo đuổi chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ.
Hai bên kí kết rất nhiều hợp đồng kinh tế giá trị thời gian qua.
“Putin và Tập Cận Bình khá giống nhau”, Yu Bin, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung ở đại học Wittenberg, Mỹ, nhận định. Họ cùng 61 tuổi, cùng muốn xây dựng đất nước thành siêu cường và thách thức sự thống trị của phương Tây.
Ông Tập nhậm chức cách đây 2 năm sau khi kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Nhiều người đánh giá ông Tập không phải là lãnh đạo có sức thu hút quần chúng hoặc bảo vệ lợi ích dân tộc. “Tôi nghĩ rằng 10 năm sau nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đang muốn tìm một lãnh đạo cứng rắn hơn”, Yu Bin nói. “Trong hoàn cảnh đó, phong cách lãnh đạo của Trung Quốc hướng tới Putin”.
Tập Cận Bình luôn coi quan hệ với Putin là một ưu tiên hàng đầu. Ông chọn Nga là quốc gia đầu tiên tới thăm trong vai trò Chủ tịch Trung Quốc và là số ít lãnh đạo có mặt ở Olympic mùa đông Sochi. Ông Tập gặp Putin 9 lần kể từ khi nhậm chức tới nay và lần gần đây nhất là diễn đàn an ninh Trung Á tại Tajikistan tháng trước.
“Tôi luôn cảm thấy Nga và Trung Quốc đối xử với nhau như hai người bạn thân tình”, ông Tập Cận Bình nói với Putin năm ngoái ở Moscow. “Chúng tôi rất giống nhau về tính cách”. Ông Tập nói rằng Trung Quốc và Nga đang trải qua một đợt cải tổ đất nước và có mối quan hệ tuyệt vời nhất thế giới.
Các học giả cho rằng hai nguyên thủ này dựa rất lớn vào truyền thông nhà nước nhằm có được sự ủng hộ của người dân. Họ muốn xây dựng hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn nhưng gắn liền với quần chúng, khác hẳn trong quá khứ khi chủ yếu là các lãnh đạo chuyên quyền.
Ông Putin có cử chỉ ga-lăng với phu nhân ông Tập là Bành Lệ Viện.
Trịnh Văn Dương là tác giả cuốn sách “Người dành cho nước Nga” viết về tiểu sử Putin, ra mắt năm 2012. Ông cho biết so với những ấn bản về Barack Obama, Margaret Thatcher hay Nelson Mandela, sách của Putin bán chạy hơn hẳn.
Trịnh nói rằng với sự nổi tiếng của Putin và việc truyền thông Trung Quốc liên tục “tung lên mây”, sức ảnh hưởng của tổng thống Nga càng lớn. Tác giả cuốn sách nói: “Nếu một lãnh đạo yếu kém và bị bắt nạt, người khác sẽ không tôn trọng ông ta”.
“Putin là một lãnh đạo cương nghị, dũng cảm, luôn giành thắng lợi ở những tình thế hiểm nghèo”, Wang Haiyun, cựu tùy viên quân sự ở Moscow trả lời tờ Thời báo Hoàn Cầu. “Những đặc điểm này cần phải khen ngợi và học hỏi. Nga là siêu cường hàng trăm năm nay và nước quyết định trật tự thế giới đa cực. Nga giỏi hơn Trung Quốc trong cuộc chơi với các siêu cường”, Wang nói.
Một số chuyên gia lại cho rằng Trung Quốc đang mạo hiểm mối quan hệ với Mỹ và EU. Đây vẫn là hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Lợi ích của Moscow và Bắc Kinh dù sao vẫn còn rất nhiều điểm “lệch sóng”.
Ông Putin trong hội nghị G20 từng tặng một hộp kem cho Tập Cận Bình.
Những người Trung Quốc có tuổi nhớ về sự giúp đỡ của Liên Xô thập niên 50 của thế kỷ XX, tuy nhiên họ không quên được sự chia cắt về ý thức hệ năm 1960 và xung đột biên giới năm 1969. Dù hai bên kí kết quan hệ đối tác chiến lược năm 1996 nhưng mãi gần đây mới ủng hộ nhau ở Hội đồng Bảo an.
Liu Xiaohu, tác giả cuốn “Cú đấm sắt của Putin” ra mắt năm 2015 nói rằng nhiều người trẻ tuổi ở Trung Quốc vẫn tức giận trước phản ứng thất bại của chính quyền Bắc Kinh với những sự cố trong quá khứ. Điển hình trong đó là vụ đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999.
“Không phải người Trung Quốc về bản năng muốn hoặc cần một lãnh đạo mạnh mẽ. Chỉ là thời điểm này họ cần mà thôi”, Liu nói.
Dân Việt
Hiểu về quan điểm của Nga đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) nói riêng và vấn đề Biển Đông nói chung, chúng ta có thể nhìn vào phát ngôn, thông cáo báo chí của chính giới và đại diện cơ quan ngoại giao của Nga. Tuy nhiên, để nhận diện rõ hơn, sâu hơn, chúng ta cần căn cứ vào học thuyết, chiều hướng phát triển sức mạnh quốc gia; đường lối đối ngoại Nga theo đuổi hiện nay; và những động thái, việc làm cụ thể của Nga trên thực địa. Theo thiển ý của tôi, Nga, chính xác hơn là Putin, đã xác định rất rõ việc theo đuổi học thuyết địa – chính trị; không công nhận trật tự thế giới hiện nay, bao gồm các cơ chế liên hợp quốc, và; đối thủ chính là Mỹ và phương Tây. Với cách tiếp cận như vậy, và để đạt được mục đích, Nga cần tìm đối tác cốt lõi chiến lược để liên minnh. Đối tác đó tương xứng về sức mạnh, quan điểm, cùng mục đích tham vọng, thậm chí cả tương đồng cả về biện pháp thực hiện. Không ngoài ai khác, đó chỉ là Trung Quốc. Do vậy, lúc này, Nga và Trung sẽ rất tôn trọng nhau, thậm chí hy sinh nhiều quyền lợi riêng, để không làm hỏng mối quan hệ đầy phức tạp và dễ vỡ này. Tuyên bố của Putin về Biển Đông vừa qua tại G20 chỉ là bước đầu, và sẽ có cả nhiều hành động cụ thể của Nga xung quanh vấn đề này nữa, để làm vừa lòng Trung Quốc, và nhằm mục đích cấp chiến lược đã được công khai của Nga. Tôi tin rằng giới tinh hoa Việt nam chúng ta đã biết rõ vấn đề và tìm biện pháp khắc phục, thậm chí chủ trương khác để có lợi nhất cho đất nước dân tộc.
Các bình luận của Cao Nam luôn rất hay và xác thực.
Cảm ơn bạn Ng Quang. Chúc bạn và người thân luôn vui vẻ, hạnh phúc!