Trung Quốc và tham vọng về những công trình lớn nhất thế giới

Trung Quốc đang đẩy lùi ranh giới trong xây dựng cơ sở hạ tầng với các đề xuất táo bạo trị giá hàng tỷ USD. Liệu họ có thực sự cần những công trình lớn, hay đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi?

Đường hầm Đại Liên trị giá 36 tỷ USD, dài gấp đôi đường hầm ở eo biển Manche (eo biển Anh) và thậm chí còn khoan sâu vào một trong những khu vực có núi lửa hoạt động mạnh của châu Á nên dự án này có vẻ còn quá xa vời. Nhưng một khi hoàn tất, đây sẽ là đường hầm dưới biển dài nhất thế giới, tạo nên một tuyến đường sắt nối giữa hai thành phố cảng phía bắc của Trung Quốc.

Khắp Trung Quốc đang thực hiện các dự án tham vọng tương tự với giá hàng tỷ USD: cây cầu dài nhất thế giới; sân bay lớn nhất; ống khí đốt dài nhất; dự án 80 tỷ USD xây dựng tuyến đường dài hơn 2.400 km, vận chuyển nước từ miền nam sang vùng đất khô cằn ở miền bắc.

Những dự án khổng lồ như vậy đã là truyền thống của Trung Quốc từ xưa. Từ Vạn Lý Trường Thành đến Đại Vận Hà và Đập Tam Hiệp, quốc gia này đã phô bày năng lực kỹ thuật và thể hiện sức mạnh kinh tế của mình bằng các dự án đồ sộ trong nhiều thế kỷ nay.

Khi có nhiều mối nghi về sự bùng nổ kinh tế trong 3 thập niên qua, hành động của các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay thậm chí còn mạnh mẽ hơn: tăng gấp đôi các công trình khổng lồ. Chẳng hạn, hồi tháng 11/2014, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã phê duyệt các kế hoạch gần 115 tỷ USD cho 21 dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, bao gồm các sân bay và các tuyến đường sắt cao tốc mới.

“Lịch sử Trung Quốc vẫn luôn có các siêu dự án”, theo ý kiến của nhà kinh tế Huang Yukon, kiêm hội viên cấp cao của Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie (CEIP) trụ sở đặt tại Washington. “Đây là một phần trong dòng máu, văn hóa và bản chất của xã hội Trung Quốc. Để được người dân chú ý, các công trình đó phải thật đồ sộ”.

Liệu Trung Quốc có thực sự cần những công trình lớn đến vậy, hay dù đủ điều kiện thi công thì đây cũng là một vấn đề gây tranh cãi?

Các dự án này đi ngược lại cam kết của Bắc Kinh rằng đang muốn giảm phụ thuộc nhiều vào đầu tư chính phủ cho phát triển nhiên liệu. Một số nhà kinh tế lo ngại cuối cùng đất nước này có thể sẽ bị mắc vào những khoản nợ khổng lồ.

Theo Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, chỉ riêng nợ công địa phương đã khoảng 3,1 nghìn tỷ USD năm 2013, hơn 1/3 con số của toàn bộ nền kinh tế. Mức nợ cao, theo cảnh báo của nhiều nhà phân tích, có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển trong một thời gian dài.

Tuy nhiên lãnh đạo Trung Quốc rất tự tin vào giá trị và sự cần thiết của việc xây dựng quy mô lớn nên các kỹ sư đang thảo kế hoạch thực hiện trong nhiều thập kỷ tới.

Tháp Thượng Hải với độ cao 631,85 m đang dần hoàn thiện, là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau tòa Burj Khalifa ở Dubai (643,3 m).

Tháp Thượng Hải với độ cao 631,85 m đang dần hoàn thiện, là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau tòa Burj Khalifa ở Dubai (643,3 m).

Thượng Hải được xem là một hình mẫu với các sân bay khổng lồ, đường tàu điện ngầm, hệ thống xử lý nước thải và các nhà máy điện. Tại trung tâm tài chính phát triển của thành phố, Tháp Thượng Hải (Shanghai Tower) đang dần được hoàn thiện – tòa nhà chọc trời cao 632 m có giá 2,4 tỷ USD, và là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới,.

Ở phía đông, thành phố đang xây dựng khu vui chơi lớn nhất thế giới – Shanghai Disney Resort dự kiến mở cửa vào năm 2016. Bao quanh công trình là công viên Magic Kingdom diện tích 91 héc-ta, chi phí xây dựng ước tính trên 5 tỷ USD. Tài chính của dự án do một doanh nghiệp thành phố hỗ trợ.

Thượng Hải là một thành phố phát triển nhanh, là trung tâm tài chính và điểm đến thu hút khách du lịch nên hoàn toàn có khả năng chi trả số tiền khổng lồ này. Nhưng những nơi khác không cần thiết phải lo đủ kinh phí cho các dự án lớn như vậy.

Cảng biển nước sâu Dương Sơn ở vịnh Hàng Châu, phía nam Thượng Hải - cảng container lớn nhất thế giới hiện nay.

Cảng biển nước sâu Dương Sơn ở vịnh Hàng Châu, phía nam Thượng Hải – cảng container lớn nhất thế giới hiện nay.

Thiên Tân đã vay mượn rất nhiều để tạo nên bản sao của New York, có các khu công nghiệp mô phỏng Trung tâm Rockefeller và Trung tâm Lincoln. Dù vậy, bây giờ khu vực này vẫn còn là một thành phố chết. Hàng chục tháp văn phòng và các tòa nhà sang trọng đều ở trong tình trạng bị bỏ trống, chỉ hoàn tất được một nửa.

Còn Đại Liên, thành phố 6 triệu dân, nơi có kế hoạch đường sắt dưới nước tới Yên Đài chỉ là một phần nhỏ trong bản quy hoạch bao gồm một hệ thống giao thông đô thị dài 262 km.

Một công trình khác mà Trung Quốc gọi là sân bay trên biển lớn nhất thế giới cũng đang được thực hiện – tòa nhà 4,3 tỷ USD xây trên một hòn đảo nhân tạo rộng hơn 2.000 héc-ta.

Chính quyền thành phố Lan Châu đã ủng hộ kế hoạch san phẳng đỉnh 700 ngọn núi thấp để làm đường đến khu thương mại mới, dù có nhiều lo ngại về việc hủy hoại hệ sinh thái địa phương. Theo các nhà khoa học, việc xây đập cũng tàn phá khủng khiếp, gây nên tình trạng thiếu nước, hủy hoại môi trường và cũng có thể làm xảy ra động đất ở khu vực này.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khá dễ dàng tập trung ý kiến chính trị và nguồn tài chính để tiến hành những dự án lớn như vậy. Đến giờ, họ đang ủng hộ, thậm chí còn khuyến khích các thành phố tự trị phải nghĩ rộng hơn nữa.

 Trang trại gió Gansu có giá 17,5 tỷ USD được mong đợi sẽ đạt công suất 20.000 MW đến năm 2020.


Trang trại gió Gansu có giá 17,5 tỷ USD được mong đợi sẽ đạt công suất 20.000 MW đến năm 2020.

Người đề xuất cho rằng các dự án lớn có thể đem lại hiệu quả lớn hơn: các con đập và trang trại gió lớn có thể cắt giảm lượng khí thải carbon, giao thông công cộng giúp giảm tiêu thụ dầu, và đây là các biện pháp sạch hơn.

Các dự án lớn khác cũng có thể củng cố vị thế của Trung Quốc với vai trò là một cường quốc công nghiệp và thương mại. Tháng 11/2014, chính quyền cho biết tuyến đường sắt vận chuyển nối miền đông Trung Quốc và Tây Ban Nha đã đi vào hoạt động, cho phép hàng hóa của nhà máy có thể đến được Tây Ban Nha chỉ trong vòng 20 ngày. Hiện đây là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, vượt xa tuyến Đường sắt xuyên Sibir nổi tiếng xuyên lục địa Á-Âu từ Moscow đến Vladivostok.

Trung Quốc cũng nhìn thấy lợi ích tiềm ẩn của những dự án này, bao gồm cả việc thu hút kiến thức mới về chuyên môn khoa học và kỹ thuật.

Kết quả là, việc xây cầu ở Trung Quốc đã trở thành sự kiện thu hút như thế vận hội Olympic. Năm 2007, sau khi hoàn tất cầu vượt biển dài nhất thế giới ở Hàng Châu, Trung Quốc đã liên tiếp lập các kỷ lục mới. Hiện tại đất nước này đã có cây cầu dài nhất, cao nhất và năm 2011 là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới (42,5 km) ở miền đông thành phố Thanh Đảo.

Đây là loại kiến thức chuyên môn kỹ thuật mà chính phủ Trung Quốc muốn các doanh nghiệp nhà nước có thể đem xuất khẩu – và điều này cũng đang xảy ra: Boston đang ký hợp đồng mua xe điện ngầm từ Trung Quốc; Argentina, Pakistan và Nga muốn Trung Quốc nâng cấp cơ sở hạ tầng của nước mình; tháng trước, đội ngũ xây dựng của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện tham vọng xây kênh đào ở Nicaragua trị giá 50 tỷ USD để cạnh tranh với kênh đào Panama.
Đường hầm Đại Liên trị giá 36 tỷ USD.
Nếu vậy, Trung Quốc đang đẩy lùi ranh giới trong xây dựng cơ sở hạ tầng với các đề xuất táo bạo chưa từng có. Đường hầm Đại Liên có thể còn chưa là gì so với ý tưởng mới nhất: xây “tuyến đường sắt quốc tế” nối Trung Quốc với Mỹ, xuyên qua eo biển Bering và tạo một đường hầm giữa Nga và Alaska.

Nguồn: Infonet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề