Trang Hạ: “Đàn ông về nhà chỉ ăn – tắm – ngủ khác gì con lợn“

Không chỉ nổi tiếng với tư cách là nhà văn đã đưa dòng văn học mạng tới Việt Nam, đồng thời là một blogger nổi tiếng, những năm gần đây, Trang Hạ còn được biết đến như một biểu tượng phụ nữ hiện đại, tự tin khi liên tục đưa ra những quan điểm sống mạnh mẽ đề cao giá trị và vai trò của người phụ nữ – như Trang Hạ nói – đôi khi thách thức cả những giá trị quan đang tồn tại.

Câu chuyện về việc phụ nữ đàn ông, ai rửa bát đang rất được cộng đồng mạng quan tâm theo dõi. Trang Hạ và Lê Hoàng cũng “lời qua tiếng lại” mỗi ngày trên facebook và trang cá nhân. Ngay khi “cuộc chiến rửa bát” của Trang Hạ và Lê Hoàng còn “bất phân thắng bại”, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện “nóng” với chị về chủ đề này.

– Điều gì thôi thúc chị khởi xướng quan điểm: “Rửa bát là quyền của đàn ông”?

Đó là ý anh Lê Hoàng đưa ra để châm biếm những người phụ nữ cứ vơ lấy việc rửa bát làm tội bản thân mình, vừa rửa bát vừa cau có. Chứ còn tôi, thì tôi chỉ bảo ngắn gọn thôi: Đàn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn! Muốn chứng minh đàn ông được vợ chăm sóc không phải như… chăm lợn, thì các ông hãy xắn tay rửa bát đi.

– Cuộc “bút chiến” giữa chị và Đạo Diễn Lê Hoàng diễn ra như thế nào?

Cuối tháng 11/2012, tôi được mời làm giám khảo một cuộc thi sáng tác phim ngắn và pano về chủ đề vợ chồng cùng chia sẻ việc nhà. Cuộc thi vừa kết thúc, thì tôi rất bất ngờ được nghe kể là đạo diễn Lê Hoàng đã “cười khẩy” và châm biếm rằng, nếu phụ nữ đều thông minh thì sẽ chẳng cần phải tổ chức cuộc thi đại loại như “Bình đẳng giới – sự chia sẻ việc nhà giữa đàn ông & phụ nữ” làm gì.

Chưa kể toàn phụ nữ đoạt giải, như thế chẳng khác nào “tôi nói tôi nghe” trong khi người cần lắng nghe lại là đàn ông? Bởi, phụ nữ ngốc thích làm việc nhà. Phụ nữ thông minh biết tạo cơ hội cho đàn ông làm việc nhà!

Anh Hoàng viết bài đầu tiên tuyên chiến. Có những ngày cao điểm như đầu tháng 1/2013, mỗi ý kiến phản bác anh Lê Hoàng của tôi được share tới gần 1.000 lượt trên blog và hơn 800 lượt trên facebook, cùng hàng trăm comment kéo rất dài dưới mỗi lời bình luận.

Cư dân mạng rất hả hê mỗi khi có một lập luận mới được đưa ra, và các bạn bình luận rằng, đây là cuộc đấu khẩu giữa người đàn ông chua ngoa nhất làng nghệ Việt và người đàn bà viết văn đanh đá nhất trên mạng mà họ biết. Sự chờ đợi và bàn tán của cư dân mạng chính là điều thú vị nhất.

"Lê Hoàng - Đạo diễn chua ngoa"

“Lê Hoàng – Đạo diễn chua ngoa”

– Theo chị, việc “chồng làm việc nhà” có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình?

Chồng hay vợ, hay cô ô sin làm việc nhà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc gia đình!

Chỉ có người đàn ông tự cho phép mình nghỉ ngơi bù khú bạn bè trong lúc vợ vất vả với những việc không tên ở nhà mới khiến hạnh phúc gia đình bị lung lay.

Vấn đề ở đây là chồng vợ cùng chia sẻ thời gian làm việc nhà mỗi ngày, chứ không phải cào bằng các đầu việc, anh phải đi chợ thì em mới nấu cơm, anh phải giặt giũ thì em mới phơi phóng.

"Sau khi đọc bài anh Lê Hoàng, tôi đã lên Ebay và đặt lệnh mua bikini cái loại mặc làm sao mà để cho chồng vào bếp..".

“Sau khi đọc bài anh Lê Hoàng, tôi đã lên Ebay và đặt lệnh mua bikini cái loại mặc làm sao mà để cho chồng vào bếp..”.

– Phụ nữ lo việc nhà lâu nay đã ăn sâu vào tiềm thức của phụ nữ Việt Nam, tạo thành “nét đẹp”. Chị thấy nó có thực sự đẹp?

Đẹp chứ, cả xã hội đều khen phụ nữ đảm đang và hy sinh vì chồng con là đẹp, thì tôi cũng phải thấy là đẹp chứ. Có điều, tôi không thích vẻ đẹp ấy!

– Chị đã đi nhiều, trải nghiệm nhiều. Chị nhìn nhận như thế nào về vai trò người phụ nữ ở Việt Nam và trên các nước?

Tôi đi cũng không nhiều, nhưng được gặp gỡ, quen biết khá nhiều người, nhiều gia đình, nhiều số phận. Có những thời điểm, một năm tôi gặp gỡ, đến nhà thăm hỏi và nghe tư vấn tâm sự của hơn nghìn cặp vợ chồng.

Tôi thấy ở nước nào cũng thế, đàn bà và đàn ông nếu được yêu thì cái gì họ cũng làm được. Nhưng làm việc nhà một mình thì đàn ông hay đàn bà nước nào cũng ít nhiều buồn lòng.

Phụ nữ Việt Nam làm quá nhiều những việc không được trả lương, trong khi xã hội Việt Nam lại quan tâm đến thu nhập của bạn, hơn sự chăm sóc không lời.

– Ở nhà chị ai là người rửa bát?

Rửa bát chỉ là một cách ẩn dụ những việc nhà không tên. Thế những nhà lỡ mua máy rửa bát hoặc lỡ thuê ô sin thì chẳng còn biết lấy gì chứng minh hạnh phúc hay sự chia sẻ việc nhà hay sao?

Một người đàn ông như thế này là "của hiếm"

Một người đàn ông như thế này là “của hiếm”

– Chị nghĩ khi ở nhà, anh Lê Hoàng có rửa bát không?

– Anh ấy vừa nói với tôi, anh ấy nếu ở nhà sẽ làm tất cả việc nhà, không chỉ rửa bát, còn đi chợ và cọ toa-lét. Nhưng trước khi được đến thăm nhà Lê Hoàng thì tôi chẳng tin và chẳng đoán gì cả.

– Vậy theo Trang Hạ, phải làm thế nào để đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà cho phụ nữ. Chẳng lẽ mỗi lần muốn chồng phụ, các chị em lại phải bấm bụng “mặc bikini”?

-Thay vì “mặc bikini” các chị vợ  hãy trò chuyện với chồng nhiều hơn để có thể nói ra được là bản thân mình thích gì, cần gì. Nói chuyện để cả hai biết thời gian sắp tới chúng ta nên điều chỉnh cái gì. Chứ không phải đùng một cái, chiều nay bạn đọc xong bài phỏng vấn này, về nhà đặt xô rác ra trước mặt chồng và tuyên bố: “Từ nay, anh phải đổ rác đi, em muốn có bình đẳng!”

– Xin cảm ơn nhà văn Trang Hạ về cuộc trò chuyện thú vị!

Lan Anh (theo Tri thức trẻ)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 4 phản hồi cho bài viết “Trang Hạ: “Đàn ông về nhà chỉ ăn – tắm – ngủ khác gì con lợn“”:

  1. Hoàng Xuân Kiểm viết:

    Cháu tôi nó hỏi: Thưa ông, sao lại ví người như con lợn hả ông? – Tôi trả lời cháu: Văn mà con. Thì có ví von thì mới gọi là văn. Nhưng con lợn nó bẩn lắm, eo ôi… – Sao người ta không ví khác đi cho dễ chịu hả ông? – Thì nhà văn người ta ví chứ có phải ông ví đâu. Đó là văn của người ta, biết họ ở đâu mà hỏi. – Vậy nhà văn là gì ạ.? Cô giáo bảo cháu “văn là người”, “nhà văn là người viết văn”, “văn còn là văn hóa” thế mới có từ “văn vật”… “văn minh”… Trang Hạ là ai hở ông? – Thì cô Trang Hạ là nhà văn chứ còn là ai nữa… Con không thấy người ta viết “Nhà văn Trang Hạ” đấy à. – Cố ấy không có văn cũng gọi là nhà văn được hở ông? – Ừ thì, người ta viết là “nhà văn” chứ ông đâu biết. Chắc cô ấy có cái bằng “nhà văn”. – Thế không có văn mà lại có bằng cũng được hả ông? – Ừ thì cũng có “nhà văn” như thế, nhưng không phải ai cũng vậy… – Thế mà cô giáo cứ khuyên cháu sau này lớn lên thì làm nhà văn vì con có bài tập làm văn “Kể chuyện bố em” được 10 điểm. Bố cháu hôm nào cũng đi làm sớm, về muộn… Mẹ cháu thương bố cháu lắm… pha nước cho bố cháu tắm rửa hôm trời lạnh, pha nước chanh cho bố cháu uống, mở nhạc nhẹ cho bố cháu nghe. Mẹ bảo xả stress cho bố cháu bằng cách cho nghe nhạc nhẹ… mà không được vặn to… bắt ngồi vào ghế sofa và vặn nhỏ quạt cho bố cháu nghỉ ngơi… – Thế lớn lên con có định làm nhà văn không nào? – Làm nhà văn như cô Trang Hạ thì thà làm con lợn còn có ích…

  2. dat viết:

    Tôi là người đàn ông đau khổ nhất,tôi là con lợn,con lợn này đã sinh ra Trang Hạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề