Thấy gì từ việc Nga giảm lãi suất?

Những ngày này, một trong những động thái chung diễn ra ở hầu khắp các nền kinh tế trên thế giới, đến mức có người gọi nó đã trở thành xu thế gần như xu thế về thời trang, đó là giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.

Đâu đâu trên thế giới cũng giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại, từ Mỹ đến Nhật Bản, từ EU đến Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó giảm lãi suất được coi là liều thuốc bổ cho nền kinh tế đang bị suy nhược. Chỉ riêng có một nước mà việc giảm lãi suất lại là dấu hiệu của một sự khả quan của nền kinh tế, đó là Nga.

Theo đó, ngày 30.1 vừa qua, ngân hàng trung ương Nga đã khiến giới tài chính thế giới phải ngạc nhiên khi tuyên bố hạ lãi suất từ 17% xuống còn 15%, sở dĩ động thái này khiến giới quan sát ngạc nhiên là vì điều này trái với dự đoán của hầu hết tất cả các nhà phân tích.

Chính ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất lên mức đỉnh điểm là 17% từ mức lãi suất trước đó là 10,5% vào ngày 15.12.2014 như một biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát đang gia tăng khi đó, chủ yếu là do sự mất giá của đồng Rup do giá dầu thế giới sụt giảm mạnh và các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường Nga do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Và thực tế là giải pháp cứng rắn ấy, được cho là của thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, đã phát huy tác dụng. Lạm phát ở Nga gần như bị chặn đứng mà không cần chính phủ phải bơm USD số lượng lớn vào thị trường để trợ giá đồng Rup như trước.

Dù các chuyên gia cho rằng điểm yếu của giải pháp này là sẽ khiến kinh tế Nga suy giảm tăng trưởng trong tương lai do lãi suất quá cao, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng đó là lựa chọn phù hợp nhất ở thời điểm đó. Nguy cơ suy giảm tăng trưởng trong tương lai gần không nguy hiểm bằng nguy cơ tốc độ lạm phát quá cao có thể gây sụp đổ hoặc khiến nền kinh tế Nga bị tổn thương nghiêm trọng.
Trên thực tế, điện Kremlin cũng không có ý định duy trì biện pháp giữ lãi suất ở mức cao này một cách lâu dài. Giới phân tích cho rằng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn để đối phó với lạm phát do đồng nội tệ mất giá, điều quan trọng mang ý nghĩa cốt lõi mà chính phủ của tổng thống Putin chờ đợi là việc giá dầu tăng trở lại. Do đồng Rup luôn có một phần giá trị được neo vào giá dầu, một khi giá dầu tăng trở lại cũng có nghĩa là giá trị đồng Rup hồi phục, đến lúc đó các biện pháp lãi suất để kiềm chế lạm phát là không còn cần thiết nữa.

Chính vì vậy, việc ngân hàng trung ương Nga tuyên bố giảm lãi suất xuống còn 15% từ mức trước đó là 17% được xem là một động thái biểu hiện sự tự tin của nước Nga về tình hình nền kinh tế của mình. Giá dầu đã chấm dứt chuỗi sụt giá liên tục của mình và ổn định, báo hiệu cho việc hồi phục trở lại, cũng đồng nghĩa với việc

Nga có thể giảm bớt lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Mức giảm lãi suất xuống 2% trong khi giá dầu thực tế vẫn chưa có mức hồi phục tương xứng được xem là món quà sớm mà tổng thống Putin dành cho giới doanh nghiệp Nga. Các chuyên gia cho rằng, lãi suất ở Nga trong thời gian tới có thể sẽ còn giảm sâu hơn nữa khi giá dầu hồi phục trở lại ở mức cao.
Đây cũng được xem là một lời mời chào các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại Nga của điện Kremlin, nhất là khi đàm phán nối lại quan hệ kinh tế giữa Nga và EU đang được xúc tiến và nhiều khả năng sẽ chính thức hoàn tất vào đầu tháng 3.2015. Việc Nga giảm lãi suất lần đầu tiên sau một khoảng thời gian tăng mạnh như một biện pháp kiềm chế lạm phát đang cho thấy nền kinh tế xứ sở bạch dương đã thực sự ổn định và khả quan trở lại.

Về bề ngoài, việc giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Nga cũng mang mục đích như động thái tương tự diễn ra ở các nền kinh tế lớn khác như EU hay Trung Quốc, nhằm để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng về bản chất nó trái ngược hẳn so với các nền kinh tế khác. Nỗi lo lắng chủ yếu của EU hay Nhật Bản khi giảm lãi suất là nguy cơ rơi vào giảm phát, còn vấn đề lớn nhất của Nga lại là lạm phát.

Việc Nga giảm lãi suất cho thấy lạm phát ở nước này đã được kiểm soát tốt và tình hình hiện tại đã ổn định đủ để ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất để hồi phục kinh tế. Vì vậy, nếu như EU hay Nhật Bản giảm lãi suất là biểu hiện của những vấn đề mà nền kinh tế của họ gặp phải, thì việc Nga giảm lãi suất lại đang là tín hiệu tích cực của nền kinh tế xứ sở bạch dương.

Nguồn: Bloomberg, Một Thế giới


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Thấy gì từ việc Nga giảm lãi suất?”:

  1. Anh Lai viết:

    Mỹ sắp tăng lãi suất rồi

  2. bác Anh Lai ở Mỹ cho em hỏi vụ phổ biến năng lượng hạt nhân bằng các lò phản ứng siêu nhỏ ở Mỹ đến đâu rồi bác có nắm ko?

  3. Anh Lai viết:

    Vẫn chỉ là đang ở quá trình nghiên cứu thôi chứ chưa co gì cụ thể
    Ngay cả các nhà máy phát điện hạt nhân cỡ bình thường thì Mỹ giờ cũng không xây thêm nữa
    Để giải quyết vấn đề điện năng chủ yếu là họ xây thêm các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt thiên nhiên (gas) hoặc chuyển các nhà máy điện đang chạy than qua chạy gas để giảm khí thải, than dư ra toàn xuất qua Tàu 🙂

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề