Tâm sự của một nữ luật gia người Việt tại cộng hòa Séc

“Tôi cho rằng các lợi ích và sự tự khẳng định quan trọng hơn là vấn đề nguồn gốc bạn từ đâu tới!“, nữ luật gia Thu Nga Haškovcová đã phát biểu như vậy. Cô luật sư trẻ này là người Việt Nam và rất yêu đồ ăn Pháp.

Xuất phát từ việc làm và bảo vệ luận án „tiến sĩ luật“, cô đã chuyển tới thủ đô Praha và quyết định này đã làm thay đổi cuộc đời của cô. Với cô, việc là người Việt Nam hay là người nước nào đó khác không hề quan trọng vì cô luôn nghĩ rằng mình là „công dân thế giới!“ Cô khẳng định, rằng mỗi dân tộc đều có cái hay, cái tốt và những thứ đó được cô „chọn lọc“ để lấy về cho mình.

Cô sinh ra ở Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam, khi thi vào đại học, cô đã được điểm cao và vì thế được nhà nước „cho đi nước ngoài học“. Do đã học tiếng Nga từ nhỏ nên cô đã chọn theo học ở Moskva, thủ đô Nga, ngành ngoại giao và luật quốc tế, tiếp theo còn theo học ở Praha và London. Cô đã làm việc 2 năm tại Singapur, trải qua công việc trong ngành luật tại Đức và Pháp. Chính vì ba tháng thực tập tại thành phố trên sông Sein (chảy qua Paris) mà cô đã yêu các món ăn Pháp.

THU NGA HAŠKOVCOVÁ (45)

◼ Như một luật sư trong lĩnh vực pháp lý trong ngạch bất động sản, tài chính, sáp nhập công ty và luật thương mại. Là đối tác của văn phòng luật DLA Piper.

◼ Trước đây 4 năm, cô là chủ của văn phòng luật Haškovcová & Co., cái vào năm 2014 đã sáp nhập vào văn phòng luật quốc tế DLA Piper.

◼ Sinh ra tại Hà Nội, Việt Nam. Học đại học luật tại Moskva và Praha và đã ở lại đây sống và làm việc.

◼ Nói thành thạo 6 ngôn ngữ, Séc, Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga. Sở thích là đọc truyện – tiểu sử những nhân vật nổi tiếng thế giới. Sống với bạn trai (chồng nhưng không cưới!). Có hai con gái, 23 tuổi và 5 tháng tuổi

Khi được đề nghị chọn một nhà hàng (tại Praha) trong cuộc phỏng vấn của phóng viên báo chí, cô đã không lưỡng lự khi đưa ra cái tên „ nhà hàng La Gare“ trên phố V Celnici – Praha. Sau đó cô đã đặt luôn món „đùi ếch tẩm bột rán“ và món „ốc sên nấu kiểu burgundi“. Sau khi tốt nghiệp, cô muốn làm tiếp luận án tiến sĩ luật nên đã xin sang Praha – CH Séc, để tiếp tục sự nghiệp. Tại đây, cô đã gặp người đàn ông đầu tiên (là người Séc và vì thế cô mang họ của người này – Haškovcová) và họ đã sống với nhau, từ mối tình này đã sinh ra cô con gái Eliška sau khi kết thúc việc học hành (khi mới 22 tuổi).

Cũng từ đó, cô bắt đầu lao vào công việc thực tế của ngành luật gia, vì thế việc chăm sóc con phải „nhường lại“ cho người giúp việc và gia đình nhà chồng. Cô đã làm việc trong văn phòng luật Haarmann Hemmelrath tại Đức tới 12 năm, trong đó có 2 năm được cử đi làm việc biệt phái tại Singapur.

Cô luật sư này thường nhớ lại thời kỳ đó với sự luyến tiếc vì „chỉ cần 2 giờ đồng hồ là tôi đã có thể có mặt cùng với gia đình tại Việt Nam“. Khi được hỏi „gia đình cô nói gì về việc cô con gái đã chuyển tới đầu kia trái đất chỉ vì công việc?“, cô chỉ cười và nói nhỏ nhẹ „Nếu một ai đó có tài năng, làm việc xuôn sẻ và đạt thành công thì người đó sẽ được ủng hộ hết mức, không cần biết đó là trai hay gái“.

Tới năm 2006, cô đã từ giã công ty luật của Đức và cùng với một đồng nghiệp khác tự đứng ra thành lập công ty riêng của họ, mang cái tên bpv Braun Haškovcová. Sau 4 năm hợp tác họ chia tay nhau và cô Haškovcová lại đứng ra thành lập công ty, lần này đúng là „riêng một mình“ – công ty Haškovcová & Co.

Tới tháng 9 năm 2014, cô đã đồng ý để sáp nhập vào một văn phòng đa quốc gia với cái tên DLA Piper. Cô cho rằng „thế giới ngày nay là thế giới hội nhập, chúng tôi có rất nhiều khách hàng quốc tế. Để có thể đủ sức cạnh tranh trong công việc, chúng tôi phải có khả năng liên kết với các đồng nghiệp nước ngoài và nhờ thế mới có thể tham gia vào các dự án quốc tế“.

Khi trả lời câu hỏi „có khó khăn gì trong sự nghiệp khi bản thân là người nước ngoài?“, cô có suy nghĩ khá lâu và trả lời thận trọng „Cũng có thuận lợi và cả bất lợi. Mọi người dễ nhớ đến tôi vì vóc dáng người tôi khác nhưng đó cũng là điều bất lợi vì vì phải mất khá nhiều thời gian để mọi người chấp nhận tôi như những người khác. Do ở đây bạn không có hậu thuẫn, bạn bắt buộc phải làm nhiều hơn để có thể chiếm được thiện cảm và lòng tin “.

Những bạn bè của cô chủ yếu là người Séc và cô cũng cho biết một sự thật, rằng khi cô về Việt Nam chơi, mọi người đã coi cô như người ngoại quốc tới phân nửa! Cái này không phải vì cô nói tiếng Việt không còn sõi nữa mà là do „cô không có quan tâm chung với họ về những việc thường nhật.

Cô luật sư trẻ tuổi, Thu Nga Haškovcová không những chỉ thu lượm kinh nghiệm và các trải nghiệm khắp nơi trên thế giới mà còn học cả ngôn ngữ nữa. Bản thân cô có thể nói tới 6 thứ tiếng. Ngoài tiếng Anh, tiếng Séc, tiếng Việt, mà cô cho là „miễn bàn“ ra, cô còn nói cả tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga.

Cô Thu Nga cố gắng giữ được khả năng nắm bắt và hiểu ngôn ngữ bằng cách thường xuyên đọc các trang web nước ngoài hay các cuốn chuyện, chẳng hạn tiểu sử của Steve Jobs hoặc Deng Xiaoping. Cô thú nhận, rằng giai đoạn cuối gần đây cô cũng không có mấy thời gian vì sinh cô con gái thứ hai cách đây 5 tháng, được đặt tên là Selena, theo tên của em gái Thần mặt trời theo truyện cổ tích Hy Lạp.

Cô chỉ nghỉ „đẻ“ 7 tuần rồi „quay trở lại làm việc!“ Theo cô, điều này ở Séc có vẻ hơi trái khoáy nhưng ở nước ngoài thì là điều bình thường (ở Séc, người ta nghỉ đẻ ít nhất tới 3 tháng, nếu không muốn nói là cả năm luôn!). Chẳng hạn, cô cho biết, các đồng nghiệp của cô ở nước ngoài thường chỉ ở nhà chăm sóc con chỉ ngần ấy thời gian (6-7 tuần) sau đó họ lại đi làm.

Trường hợp của cô, con bé ở nhà đã có ông bố „trông nom“. Cô chị lớn Eliška đã học xong đại học luật tại trường tổng hợp Cambridge và nay đang sống ở London.

Lan Hương (Theo ihned.cz, congdong.cz)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề