Putin sẵn sàng nhả Donbass, Ukraina liệu có giành thắng lợi?

Bài viết của tác giả Artem Dechtiarenko trên báo Апостроф có địa chỉ apostrophe.com.ua được đăng tải vào thứ năm 28 tháng 5, 2015, lúc 19h 01 phút.


 

Đất nước chúng ta có thể trở thành con tin của thỏa thuận Minsk.

Sự  sát nhập vào Ukraine  của cái gọi là LNR và DNR với cơ sở hạ tầng hầu như bị phá hủy và những hậu quả của sự tuyên truyền của Putin   chưa hẳn là tin mừng đối với  chính quyền Ukraine.

Theo “Apostrophe”, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải trao trả  các khu vực chiếm đóng ở Donbass cho  Ukraine. Các điều khoản “trao trả ” không gây hứng thú cho chính quyền Ukraine. Theo các chuyên gia, thực tế sẽ không có việc kiểm soát hoàn toàn phần lãnh thổ thân Nga ở Donbass của  Ukraine, là một bộ phận không thể tách rời của đất nước. Bởi vi  “các phần tử ly khai của ngày hôm qua”  sẽ cản trở quá trình hội nhập châu Âu của Ukraina. Điều này khiến Kiev phải có trách nhiệm gánh vác và bao cấp  cho  các vùng bị chiếm đóng và bị chiến tranh tàn phá. Phía Ukraine đưa điều kiện đầu tiên là ở tất cả các khu vực chiếm đóng phải được  tổ chức các cuộc bầu cử địa phương  theo đúng luật  pháp  Ukraine để hợp pháp hóa quyền lực.

Chiến tranh đã diễn ra ở Donbas hơn một năm. Trong thời gian này, theo Tổng thống  Ukraine Petro Poroshenko, cuộc xung đột cướp đi mạng sống  khoảng 7.000 người dân vô tội  và hơn 1800 quân nhân Ukraina. Ngoài những tổn thất về người, Ukraine còn bị tổn thất tài chính đáng kể: Donbass đã bị phá hủy cơ sở hạ tầng,  các chi phí hàng ngày của cuộc chiến tranh với Nga khoảng 7 triệu USD, không thể  ổn định tình hình kinh tế vốn đã rất khó khăn trong cả nước.

Tình hình hiện nay làm cho Phương Tây cũng rơi vào thế bất lợi. Một mặt, do các biện pháp trừng phạt,  Phương Tây  cũng đang nếm trải thiệt hại nhất định  về tài chính, và mặt khác, Phương Tây khó xử khi buộc  phải đóng vai trò  trung gian hòa giải  trong các cuộc đàm phán. Tại châu Âu, ngày càng xuất hiện những  bất mãn vì sự kéo dài cuộc khủng hoảng, mệt mỏi về vấn đề “Ukraine ” và đòi hỏi cần phải giải quyết sớm vấn đề này.

Ngay cả phía Mỹ cũng tỏ thái độ không hài lòng với kết quả các cuộc gặp gỡ Châu Âu dưới hình thức Normandi.

Thỏa thuận Minsk được giải nghĩa tùy tiện.

Theo một nguồn tin ngoại giao từ “Apostrophe” , Hoa Kỳ đã bàn giao nhiệm vụ  giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine cho  Đức, họ hy vọng rằng Angela Merkel sẽ có thể nhanh chóng giải quyết các tranh chấp. Đến bây giờ, không hài lòng với quá trình hòa giải,  Mỹ thực sự đã gửi  cảnh cáo đến   bà Merkel: nếu tình hình sẽ không tốt lên  trong tương lai gần thì đối với Nga sẽ phải có biện pháp nghiêm ngặt hơn nhiều.

Vì  cảnh báo này, ngày 10.5, Angela Merkel đã tới Moscow. Ở đó Bà Merkel đẫ tuyên bố thẳng thừng với Putin: “Vladimir, nếu như ngài còn chần trừ và không  thực hiện nghiêm túc  các điều khoản của Hiệp định Minsk, Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ tạo ra một liên minh và tăng áp lực mạnh mẽ chống Liên bang Nga. Nếu ngài đồng ý “trao trả”  cái gọi là LNR  và DNR về Ukraine, chúng tôi sẽ sẵn sàng giảm bớt biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga và bắt đầu quay  lại quan hệ bình thường “.

Theo nhận định, Vladimir Putin đã chấp nhận đề nghị này. “Với những hạn chế của Liên bang Nga trên thị trường vốn quốc tế, cũng như thiệt hại đáng kể từ sự sụp đổ của giá dầu, Nga buộc phải thực hiện các bước để khôi phục vị thế kinh tế của họ. Trong hoàn cảnh như vậy, kích động tình hình ở Ukraine sẽ không có lợi cho  Putin . Không ai có thể tự tin đoán chắc  rằng ông ta sẽ làm gì, nhưng logic buộc phải tin rằng trong sáu tháng tới, ông Putin sẽ cố gắng khôi phục vị trí của ông trong quan hệ với phương Tây. Đồng thời, ông sẽ cố gắng để làm mất uy tín của Ukraine như là một Đất nước trong đó, một mặt, không tuân thủ Minsk, và mặt  khác – như là một quốc gia không tiến hành cải cách và mỗi ngày càng sa lầy trong các hành vi tham nhũng cũ, “- Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Chính sách Vasily Filipchuk cho biết.

Giám đốc khoa học của Viện Hợp tác Euro-Atlantic  Oleksandr Sushko tin rằng các vùng bị chiếm đóng rất cần thiết đối với Liên bang Nga để gây sức ép đến các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước của chúng ta. “Nga muốn nhồi chúng vào Ukraine, như một cầu chì bảo hiểm  chống lại con đường  hội nhập Châu Âu  của đất nước chúng ta. Họ hiểu rằng với các  vùng như Donbas, được chỉ đạo từ  bên ngoài, có nghĩa là, khi Moscow sẽ bổ nhiệm người đứng đầu của khu vực, họ sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn sự hội nhập châu Âu của Ukraine.  Đó là nhiệm vụ của họ. Vì thế  Putin là sẵn sàng hy sinh thể chế, tức là sẽ không còn DNR và LNR. Thậm chí quốc kỳ Ukraine cũng sẵn sàng được giương trở lại ở các vùng đó “- ông cho biết.

Theo ông Sushko, Nga thao túng điều kiện thỏa thuận Minsk, nhấn mạnh sự ưu tiên tổ chức  các cuộc bầu cử địa phương trong khu vực, và dành cho  Donbass một quy chế đặc biệt. Trong khi đó Các nhà chức trách Ukraine coi rằng việc đầu tiên tại Donbass là phải thực hiện ngừng  bắn hoàn toàn và rút các loại vũ khí hạng nặng. “Ký kết Hiệp định Minsk,  Ukraine đã tự tạo cho mình những nan đề “, – chuyên gia cho biết.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề