Ông Putin xem xét bản đồ để cân nhắc những bước đi tiếp theo tại Ukraine

Ở Nga, Vladimir Putin thích mọi người miêu tả mình như một vị cứu tinh của dân tộc. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, ông được ví là mối đe dọa cho trật tự thế giới hiện đại.

Những gì Tổng thống Nga sẽ làm tiếp tại Ukraine là chìa khóa cho tương lai của đất nước, cũng như của Châu Âu và của chính mình.

Ông Putin có vẻ đang chiếm ưu thế trong giai đoạn này mặc dù nền kinh tế đã bị tổn thương do biện pháp trừng phạt. Trong khi Ukraine không thể nhanh chóng lèo lái con thuyền theo hướng châu Âu dó sự phá hoại ngấm ngầm.

Mặc những cáo buộc Nga đang có trong tay là Crimea và vùng miền Đông đang được kiểm soát bởi ly khai ông Putin có thể cho phép ly khai giữ vững lãnh thổ của mình.

Kiev đang lo sợ sắp tới sẽ có cuộc tấn công vào thành phố biển khai thông hành lang nối liền đại lục Nga với bán đảo Criema của Ukraine.

Bước tiếp theo của ông Putin sẽ được xác định bởi những gì ông nghĩ là tốt nhất cho mình và không nhất thiết phải bằng những chính sách mà các nhà phê bình phương Tây cho là bành trướng hoặc những gì cử tri ngưỡng mộ là sự bảo vệ cho lợi ích quốc gia.

“Tất cả tùy chọn là mở”, một nhà ngoại giao phương Tây cao cấp ở Moscow cho biết. “Nhưng cuối cùng tất cả những gì ông Putin cần làm là giữ vững quyền lực và ông ta sẽ làm tất cả để đạt được điều đó”.

Các nhà ngoại giao, hiểu biết sâu về các cuộc đàm phán làm trung gian cho các thỏa thuận hòa bình tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 12 tháng 2, họ cho rằng chỉ nhìn thấy một cơ hội mong manh của một kết quả tốt cho Ukraine. Theo ông kết quả tốt nhất là trở lại với tình hình xung đột của năm 2013. Những kịch bản khác bao gồm chiến tranh kéo dài, đóng băng xung đột hoặc tăng quyền tự chủ thậm chí cho họ thành vùng tự trị dưới sự chi phối của Nga.

Sự thất bại của thỏa thuận Minsk là ly khai cho rằng thị trấn Debaltseve không nằm trong thỏa thuận. Sự thất bại đã nhắc nhở những nhà quân sự, ngoại giao kêu gọi ông Obama cung cấp vũ khí gây chết người cho Ukraine giúp họ bảo vệ.

“Vladimir Putin muốn Ukraine không phải là một phần của châu Âu và ông đang thành công với cách làm như vậy,” Thượng nghị sĩ John McCain trả lời trên đài truyền hình vào hôm qua.

Bản đồ của ông Putin

Đối với ông Putin, người luôn phủ nhận việc gửi quân đội và vũ khí vào phía đông Ukraine, bản đồ của Nga và của “nước láng giềng” là sự an ủi so với một năm trước đây. Crimea đã được Nga sáp nhập sau đó sự gia nhập EU thậm chí là Nato của Ukraine dường như có sự trở ngại khi Moscow quyết liệt thể hiện thái độ. Vùng phía Đông nói tiếng Nga đã không trở thành một phần của Nga nhưng nó trong phạm vi ảnh hưởng và chi phối từ Kremlin.

Nga cũng thống trị Nam Ossetia và Abkhazia, đây là hai vùng ly khai của Georgia. Moscow đã công nhận độc lập sau cuộc chiến  năm ngày với Tbilisi.

Moscow đã ký một hiệp định biên giới với Nam Ossetia hồi tuần trước, một động thái mà Tbilisi tuyên bố đây là sự di chuyển gần hơn cho việc sáp nhập lãnh thổ của Nga và giả mạo “quan hệ đối tác chiến lược” thỏa thuận với Abkhazia cuối tháng mười một.

Tiến xa hơn  lực lượng Nga đã được triển khai như lực lượng “gìn giữ hòa bình” trong khu vực Transdniestria của Moldova sau khi can thiệp cho vùng này ly khai hơn 20 năm trước đây.

Đây có thể hoặc không thể là mô hình cho Putin áp dụng mặc dù cố vấn điện Kremlin, Vladislav Surkov có một vai trò trong việc hoạch định chính sách đối với các vùng Gruzia cũng như cho Ukraine. Làm mất ổn định tại Ukraine và làm cho họ luôn trong tình trạng chiến tranh để không thể gia nhập Nato có thể thích hợp hơn là sáp nhập hoặc đóng băng xung đột.

Một số quan chức phương Tây cũng  thấy tham vọng của ông Putin đối với các nước khác của Liên xô cũ.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuần trước cho biết Putin đặt ra một “thực tế và mối nguy hiểm” đối với Estonia, Latvia và Lithuania. Valdis Dombrovskis, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết Nga đang muốn vẽ lại bản đồ bằng vũ lực.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố Nga đã “phá hoại chính sách ngoại giao quốc tế và các tổ chức đa phương – Nền tảng của trật tự toàn cầu hiện đại của chúng ta”.

Thách thức “bá chủ Mỹ”

Putin đang thách thức sự bá chủ của Mỹ và một trật tự thế giới hình xung quanh lợi ích của Washington, nơi ông tin rằng Hoa Kỳ đặt ra các tiêu chuẩn nhất định cho người khác mà không tôn trọng họ.

Nhưng hơn tất cả là đe dọa đối với ông Putin và Nga thông qua Ukraine, đây là đe dọa lớn nhất hơn bất kỳ nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ: ông nói rằng ông Ukraine như luôn gắn liền với Nga và là cái nôi của nền văn minh Nga.

Nhà chính trị gia Sergey Karaganov

Nhà chính trị gia Sergey Karaganov

Nhà chính trị học Sergei Karaganov, chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới học viện kinh tế, Chủ tịch danh dự của Đoàn chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga. Ông Karaganov là một trong số những người thiên về chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại, người có ảnh hưởng tại Moscow kể từ khi Putin trở lại Kremlin vào 2012. Ông cũng là người giúp Putin soạn thảo bài phát biểu mùa thu năm ngoái, trong đó nêu rõ tầm nhìn mới, về một nước Nga hùng mạnh hơn được dẫn dắt bởi chính những ý tưởng và giá trị riêng của họ.  Cũng cho rằng phương Tây đã hiểu sai về Nga, không hiểu sự quan tâm của nước Nga đối với Ukraine và đặc biệt nếu gia nhập Nato.

Theo ông Putin muốn giảm thiểu xung đột các chính sách phải thay đổi và bắt đầu từ châu Âu chứ không phải từ Nga.

Bình luận của ông nhấn mạnh rằng sau một năm kể từ khi tổng thống Ukaraine thân Nga bị lật đổ dẫn đến những cuộc nổi loạn tại phía Đông khoảng cách giữa Moscow và phương Tây càng xa và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

“Sau khi chiến thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, toàn bộ châu Âu đang mất điều đó ngay bây giờ,” Karaganov đã viết trong báo Rossiiskaya Gazeta tuần trước. ” Và nó đang vào giai đoạn kế tiếp của sự chi rẽ trong quan hệ quốc tế, một lần nữa trên bờ vực của cuộc đối đầu thậm chí là cuộc chiến tranh lớn”.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề