Vụ thảm sát Akihabara và lời cảnh báo về sự khủng hoảng của giới trẻ

Vụ thảm sát Akihabara diễn ra vào trưa 8/6/2008 khi một thanh niên đã cầm dao đâm liên tiếp làm chết 7 người và hơn 10 người khác bị thương ngay giữa trung tâm Tokyo, Nhật Bản, gây ra vụ án mạng nghiêm trọng nhất xứ mặt trời mọc trong vài năm trở lại.

Thủ phạm là Kato Tomohiro 25 tuổi bị bắt ngay sau vụ giết người hàng loạt khi máu còn chảy ròng trên mặt. Phát ngôn viên cảnh sát Tokyoa cho biết: “Thủ phạm nói mình tới Akihabara để giết người vì đã quá mệt mỏi với cuộc sống”. Bảy người thiệt mạng dưới bàn tay Kato, trong đó có 6 đàn ông ở độ tuổi từ 19 đến 74 và một cô gái 21 tuổi.

Vụ chém giết khiến cả nước Nhật kinh hoàng. Nhật Bản vốn là quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp hơn các nước công nghiệp khác và Tokyo, thành phố với 35 triệu dân, được cho là khá an toàn.

Diễn biến vụ thảm sát đẫm máu trên đường phố Tokyo

Thủ phạm lái chiếc xe tải đi thuê đâm vào giữa đám đông đầu giờ chiều ngày 8 tháng 6, rồi nhảy xuống gào thét và vung dao đâm loạn xạ. Có đến 17 người đi đường bị đâm. Một nhân chứng người Anh tới hiện trường ngay sau vụ thảm sát tường thuật: “Tôi có thể nhìn thấy rõ sự chém giết, người nằm la liệt khắp nơi. Một số người còn tỉnh còn một số khác thì không và họ nằm cả trên đường lẫn bên cạnh. Có rất nhiều người kéo đến xem”.

Một người khác cũng chứng kiến những gì xảy ra thì kể: “Gã đàn ông đã nhảy chồm lên một người mà hắn ta đã lao xe vào, rồi đâm ông ấy nhiều nhát bằng dao. Sau đó hắn bước về phía nhà ga Akihabara và đâm chém những người ở gần một cách vô thức”.

Vụ thảm sát xảy ra tại quận trung tâm Akihabara, một khu vực thương mại nhộn nhịp ở Tokyo và được biết đến là Thành phố Điện. Đây là địa chỉ rất quen thuộc đối với giới trẻ và du khách và là nơi chuyên buôn bán các loại đồ điện tử, truyện tranh, trò chơi điện tử và các kiểu thời trang đặc biệt.

Trong những năm trước đó, án mạng liên quan đến dao gia tăng một cách bất thường tại Nhật.

Thân phận kẻ sát nhân

Kato Tomohiro (sinh ngày 28/9/1983) lớn lên trong một căn nhà vùng nông thôn Aomori, Honshu. Bố là giám đốc trong một công ty tài chính. Điểm số của Kato khi còn học tiểu học vượt xa các bạn cùng học và y là một trong những học sinh trong đội điền kinh đứng đầu của trường.

Lên trung học, y theo học trường Trung học Tsukada, trở thành hội trưởng câu lạc bộ tennis của trường. Sau khi vào học cấp 3 tại trường chuyên Amori, Kato bắt đầu cư xử bạo lực khi ở nhà. Kato không được các bạn trong lớp chú ý và thứ hạng học tập của y giảm xuống thứ 300 (trên tổng số 360 học sinh trong lớp).

Y thi trượt kì thi tuyển vào đại học Hokkaido danh tiếng, và sau đó thì theo học thành thợ cơ khí tại trường cao đẳng Cơ khí Tự động Nakanihon. Y được thuê làm công nhân tạm thời tại một nhà lắp ráp thiết bị tự động tại trung tâm thành phố Shizuoka, tuy nhiên sau đó thì y nhận được thông báo y thuộc diện bị cắt giảm nhân lực vào cuối tháng 6.

Kato không hòa thuận với bố mẹ và rất ít khi về nhà. Trong một cuộc phỏng vấn, anh trai của Kato đã tiết lộ rằng bố mẹ họ đã đặt áp lực rất lớn vào con mình để khiến họ phải đạt được thành tích vượt bậc trong học tập. Bố mẹ họ còn bắt con mình phải làm lại bài tập bằng cách khó hơn ở mức độ cao hơn để gây ấn tượng với các giáo viên trong trường.

Người anh trai cũng nhớ lại có một lần Kaito bị bắt phải ăn đồ ăn thừa trên sàn nhà. Một người hàng xóm của gia đình Kato cũng mô tả hình phạt của bố mẹ Kito là bắt y đứng ngoài trời mùa đông rét buốt hàng giờ liền. Trước khi y tuyên bố về vụ tấn công, những bài đăng trên mạng của y chứa đựng những lời chỉ trích nặng nề về cách giáo dục của bố mẹ y. Do ngập trong nợ nần và với suy nghĩ rằng mình đã bị gia đình bỏ rơi,vào năm 2006, Kato đã cố tự tử bằng cách lái xe đâm vào tường nhưng không thành.

Vì sao thảm họa xảy ra?

Kato từng gửi nhiều tin nhắn từ điện thoại di động lên một trang thông tin hé lộ về kế hoạch giết người. Chỉ vài giờ trước khi ra tay, y gửi một tin có dòng: “Tao sẽ giết người ở Akihabara” và có nội dung: “Tao muốn lao xe vào bọn họ và nếu không có tác dụng, tao sẽ dùng dao. Tạm biệt tất cả các ngươi”. Hai mươi phút trước khi vụ tấn công diễn ra, Katō gửi thêm một tin nữa, trong đó nói: “Đã đến lúc rồi”.

Kato khai rằng động cơ vụ sát nhân là do đã “chán ghét thế giới”, nhưng các nhà điều tra đã tìm hiểu nguyên nhân thực sự cũng như tại sao thủ phạm chọn Akihabara và có phải y lên kế hoạch từ vài ngày trước hay không.

Theo các chuyên gia tâm lý học, Kato có lẽ đã phải chịu những áp lực nặng nề về tâm lý. Qua các thông điệp của Kato, các điều tra viên nhận định y đã thể hiện bản thân như một người kém may mắn và cuộc sống luôn chìm trong chuỗi bất hạnh triền miên.

Trong cuộc họp báo ngày 9/6, Chánh văn phòng Nội các Nhật, Nobutaka Machimura, cho hay, Chính phủ đang xem xét thắt chặt quy định kiểm soát sử dụng súng và dao.

Các con dao đã được mua hai ngày trước cuộc tấn công từ một cửa hàng cung cấp cho quân đội tại Fukui vào khoảng 12:40 chiều. Kato dành khoảng 20 phút trong các cửa hàng, mua một cây chống đỡ kính thiên văn và một đôi găng tay da, trong khi truyền hình tại các cửa hàng đóng cửa thu đoạn phim anh ta nói và cười với người bán hàng và biểu lộ các cách đâm. Kato đến Akihabara một ngày trước khi hành động để bán máy tính cá nhân của mình và một số phần mềm để nâng cao tiền để thuê xe.

Bộ luật của Thủ tục Tố tụng Tội phạm Nhật giới hạn cảnh sát hình sự của việc bị bắt giam đến 48 giờ, và các giới hạn tố của thời gian 24 giờ trước khi nộp phí chống lại hoặc yêu cầu giam giữ hoặc trả tự do việc chuyển giao nghi can; thời hạn giam (bắt đầu bằng ngày yêu cầu) được giới hạn đến 10 ngày, mà mở rộng trên điều kiện không thể tránh được giới hạn đến thêm 10 ngày để nghi ngờ là á mạng.

Dư chấn đối với Nhật Bản

Vụ thảm sát do Kato gây ra khiến cả nước Nhật kinh hoàng, nhưng các chuyên gia tội phạm học cho rằng đây chỉ là một ví dụ nữa, về một thanh niên cảm thấy bất mãn với vị trí của mình trong xã hội. Đây là vụ vô cớ giết người thứ ba ở Nhật trong năm 2008.

“Mọi người đều nói rằng Nhật là đất nước an toàn, nhưng giờ đây tôi không chắc điều đó còn đúng hay không”, Sayaka Itoda, một phụ nữ trẻ đến đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân, cho biết.

Dù giới chức chưa xác định chính xác động cơ gây án của Kato, ông Akira Sakuta, giáo sư tội phạm học thuộc Đại học Ageo ở Saitama, đoán rằng y thuộc kiểu người thường đổ lỗi cho xã hội đã gây ra cuộc sống bất ổn và công việc thấp kém.

“Y đã có gì đó không thuận sau khi y tốt nghiệp phổ thông, và y nhận thấy rằng thế giới thực rất khó hăn”, Sakuta nhận xét. “Y có thể đã muốn tự sát. Ý muốn đó đôi khi chuyển thành chuyện giết người. Chắc rằng hồi nhỏ y đã được nhiều người chú ý, nên y nghĩ rằng phải làm gì đó để lấy lại sự chú ý của mọi người”.

Có nhiều thanh niên Nhật Bản ích kỷ và thiếu chín chắn, và bạo lực chính là sự thể hiện điều đó.

“Khi sự việc không diễn ra như họ mong muốn, họ đổi lỗi cho những người xung quanh”, giáo sư giải thích, và thêm rằng trong nhiều trường hợp thì cha mẹ của những thanh niên bạo lực đã không thể hướng dẫn con cái mình cách kiềm chế bản thân.

Trùng quan điểm với Sakuta, giáo sư tâm lý học Masafumi Usui thuộc Đại học Niigata Seiryo cho rằng kẻ cuồng sát có thể đã bất mãn với vị trí của y trong xã hội, ghen tức với những người cùng lứa tuổi có công việc và cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Ngày nay một số thanh niên không nỗ lực để đạt mục đích của mình, họ cho rằng làm những công việc lương thấp là hèn kém”, Usui nói. “Họ không hài lòng với những nghề nghiệp thông thường. Họ nhất định muốn trở thành thứ gì đó thật đặc biệt”.

Những thanh niên không cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo dành cho họ cũng thường dùng đến bạo lực. “Đó là mặt trái của một xã hội giàu có, trong đó cha mẹ dễ chiều và làm hư con cái”, Usui nhận xét. “Nếu bọn trẻ không cảm thấy được yêu chiều, chúng liền nổi cáu” và bất mãn với bản thân.

Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng là một trong những yếu tố gây nên các cuộc chém giết vô cớ mà trong đó thanh niên là thủ phạm, trong những năm gần đây, Susumu Oda, nhà tâm lý học ở Osaka nhận xét.

“Giới trẻ cảm thấy họ đang đứng ở chân tường, không có cách nào thoát ra được”, ông nói. Kẻ cuồng sát Kato có thể đã cảm thấy cô độc khi sống trong căn nhà tập thể của nhà máy. Đối với những kẻ như vậy, hành động giết người có thể là cách để cảm thấy được tham gia vào xã hội và đạt mục tiêu cá nhân, Oda phân tích.

Còn có những phỏng đoán về việc tại sao Kato chọn nơi thực hiện hành động thảm sát là ở khu Akihabara. Đây là thánh địa của đồ điện tử và các người hâm mộ hoạt hình của Nhật. Kato nghĩ người hâm mộ là các thành viên tích cực của xã hội nên nhắm vào họ để chém giết; hoặc giả y chọn khu này bởi bản thân là một kẻ nghiện mạng lưới.ý nhược tiểu là mỗi khi xây dựng một công trình hay đền chùa, tượng đài, người Việt lại muốn làm cho “to nhất, dài nhất thế giới” để quốc tế phải ngưỡng mộ. Nhưng hỡi ôi, làm sao người nước ngoài ngưỡng mộ được khi họ biết rõ là đằng sau những kỷ lục mang tính phô trương ấy, đa số người dân Việt vẫn phải chạy từng bữa ăn trong lúc gánh nợ công đang chất chồng lên đầu!

Vũ Lan Phương (Theo Reds)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề