Người Nga bất bình khi giá năng lượng giảm

MOSCOW – Một vài năm trước đây những người đàn ông và phụ nữ phản đối trước một ngân hàng ở Moscow  nhưng họ sẽ không thể tượng tưởng nổi trong một buổi chiều gần đây họ sẽ xuống đường để yêu cầu sự giúp đỡ từ điện Kremlin.

Sau khi tích trữ tài chính họ đủ độ giàu có để mua một căn hộ đắt tiền tại Moscow, nhưng bây giờ họ đang lảo đảo dưới gánh nặng kinh tế do cuộc xung đột địa chính trị và giá dầu thấp.

Các khoản thu từ năng lượng là nguồn tài chính huyết mạch của nền kinh tế Nga giờ đây đang dần bị khô cạn. Hiện tại nhiều người về hưu, những người lái xe tải và các công chức Moscow đang phải oằn mình chịu đựng.

Cuộc phiêu lưu về chính sách đối ngoại của Nga – đầu tiên là ở Ukraina, hiện nay ở Syria – đã xiết chặt nguồn lực nhà nước, chỉ còn lại một nguồn tài chính nhỏ nhoi để trợ giúp cho các vấn đề trong nước. Giá năng lượng sụt giảm đã làm kho bạc nhà nước bị đói tài chính và  đồng rub liên tục nhảy múa theo giá dầu. Biện pháp trừng phạt của phương Tây đang làm ngân hàng nhiễu loạn. Sau cơn thủy triều về giá năng lượng trong thập kỷ đầu tiên của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã có một làn sóng các tầng lớp trung lưu giàu có rủng rỉnh tiền bạc nhưng vận may của họ đã nhanh chóng chìm nghỉm theo nền kinh tế Nga.

Bây giờ các cuộc biểu tình đang manh nha trên khắp đất nước rộng lớn nhất thế giời này cũng giống như chính phủ Nga luôn cằn nhằn về túi tiền ngày càng teo lại. Ngay cả khi xếp hạng tín nhiệm của Putin đang lơ lửng trên chín tầng trời thì số lượng người Nga nghĩ rằng đất nước của họ đang đi đúng hướng đã giảm từ 64% trong tháng 6-2015 xuống còn 45% vào tháng 1-2016, đây là tỷ lệ khảo sát của công ty độc lập Levada, trước khi giá năng lượng hồi phục vào tháng trước. Cũng là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm về sự bi quan ngày càng tăng giống như sự heo hút đầy băng giá ở vùng Siberia.

Rất ít nhà phân tích cho rằng những cuộc biểu tình nhỏ lẻ và rải rác sẽ phát triển thành một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi chính trị. Tuy nhiên với nguồn lực của nhà nước đang cạn dần những người dân Nga nói rằng họ có thể gắn kết thành một khối nếu giá dầu vẫn ở mức thấp trong nhiều năm tới. Cơn đau đã bắt đầu thẩm thấu vào một số người và đây có thể là động cơ để xuống đường chất vấn chính quyền chi tiêu trong những năm vừa qua..

“Nhà nước không muốn làm bất cứ điều gì cho chúng ta, nhưng đối với công dân của Crimea, nhà nước thiết lập một chương trình ưu đãi cho họ”, Sofia Pitelova, 40 tuổi cho biết khi đề cập đến những nỗ lực của Kremlin lập ra kênh nguồn lực cho bán đảo nghèo đã chiếm từ Ukraina năm 2014. Pitelova làm quản lý của một dự án cho công ty xây dựng tại Moscow và vào một buổi chiều gần đây đã biểu tình bên ngoài một chi nhánh ngân hàng của Hungary vì ở đó đang cầm cố thế chấp của mình.

Chín năm trước ngân hàng nơi cô đi vay đã khước từ cho vay bằng đồng rub và chỉ cho vay bằng đồng franc Thụy Sĩ. Cô đã thế chấp vì tin rằng đồng rub ổn định và mạnh mẽ, nhưng 15 tháng qua đồng rub đã mất giá nhanh chóng khiến số nợ tăng lên vùn vụt. Hiện số nợ của cô cao hơn 60% so với khoản vay gốc tính ra đồng rub.

“Nếu tính bằng đồng rub tôi đã thanh toán hết sạch nợ cả gốc và lãi. Nhưng tính bằng đồng franc Thụy Sĩ hầu như tôi chưa hề trả cho ngân hàng đồng nào,” cô nói.

Áp lực kinh tế đã buộc cô và chồng mình phải đau đớn hy sinh thiên chức của loài người, cô nói

“Chúng tôi thực sự muốn có một đứa con. Nhưng hiện tại chúng tôi không đủ khả năng để thực hiện mong muốn đó”.

Tầng lớp trung lưu tại thành thị của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng vì phần lớn họ phải chi tiêu để mua sắm từ thực phẩm, quần áo và các đồ dùng trang thiết bị nhập khẩu. Du lịch, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài rất tốn kém do đồng rub mất giá. Số người Nga đi nước ngoài du lịch đã giảm 1/3, đây là đợt giảm mạnh nhất trong 18 năm qua, theo số liệu của Chính phủ.

Nhiều người trong số đang bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính nói rằng họ đã trở thành  tầng lớp trung lưu trong những năm Putin nắm quyền. Họ ngầm thỏa thuận giống như sự trao đổi đó là Putin sẽ đem lại sự thịnh vượng và họ sẽ cung cấp phiếu bầu, tỷ lệ tín nhiệm hay sự phục tùng về chính trị. Nhưng hiện tại những người biểu tình vì cầm cố tài sản nói rằng họ rất ngạc nhiên khi chính quyền không làm nhiều hơn để bảo vệ cuộc sống của họ.

“Điều này có thể dẫn đến hậu quả hoàn toàn không thể đoán trước,” Nataliya Pinishina, 66 tuổi, bà và con gái đã cầm cố tài sản và số nợ đã tăng vọt khi đồng rub mất giá nói “thật không may  mọi người đều đổ lỗi cho Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và thậm chí cả Tổng thống”.

Các nhà hoạt động xã hội cho rằng nền kinh tế Nga đang ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề cụ thể của xã hội cụ thể theo những phương thức khác nhau – nhưng điều đó sẽ không có liên minh tự nhiên trong số những nhóm lợi ích.

“Cuộc khủng hoảng sẽ đánh vào các nhóm người cụ thể và có những nhóm người bị tổn thương”, Natalia Tikhonova, một nhà xã hội học tại trường Đại học Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Moscow cho biết. Cô cũng nghi ngờ rằng sự bất mãn sẽ gây ra một thách thức lớn hơn dựa trên quy tắc của Kremlin.

“Phần lớn người Nga theo thuyết tiền định”.

Tại những khu vực khác, lái xe tải đường dài đã biểu tình luật thuế mới về thu phí đường bộ. Người về hưu tại một số vùng đã xuống đường để phản đối việc cắt giảm trợ giúp xã hội. Công nhân ngành xe hơi đã phản đối việc nghỉ phép và sa thải nhân viên sau khi doanh số bán hàng giảm 36% vào năm ngoái. Công nhân của mọi ngành công nghiệp đều phàn nàn về việc chậm lương, một dấu hiệu nói lên dòng tài chính đang cạn dần. Tuy nhiên cho đến nay hầu như không có ai gia nhập lực lượng đối lập vì các chính sách của Kremlin. Mặc dù vậy mỗi người Nga đang cảm thấy đau đớn khi nhìn vào tủ lạnh của họ. Giá các mặt hàng thiếu yếu – từ sữa – đã tăng vọt kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu hai năm trước đây. Điều đó sẽ là động cơ thúc đẩy sự bi quan ngày càng tăng về chính sách của nhà nước. Hậu quả cuối cùng của năm thứ 3 liên tiếp thu nhập giảm sẽ đem đến cho người Nga một cảm giác chán nản, không có ánh sáng le lói và không hài lòng.

Ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc tư vấn tăng trưởng của nền kinh tế mới nổi có trụ sở tại Moscow và là một cựu cố vấn của chính phủ Nga trước đây đã từng dự đoán sẽ có cuộc biểu tình chống điện Kremlin vào năm 2011 của Nga cho hay.

“Nga hiện nay đang phải đối mặt với một thách thức duy nhất và chưa từng có trong hai thập kỷ vừa qua. Thậm chí vào năm 2020 cũng không có gì bảo đảm nền kinh tế sẽ hồi phục đỉnh điểm như năm 2013.”

Ông nói thêm cho đến nay nhiều người Nga có thể chấp nhận nỗi đau tài chính kể từ khi họ mua tivi xịn và xe hơi mới trong những năm thịnh vượng. Nhưng nếu giá dầu không cải thiện trong vòng một hoặc hai năm tới những vẫn đề sẽ bị bùng lên bởi năm 2018 ông Putin tiếp tục tranh cử.

“Không ai biết sự bất mãn về kinh tế sẽ ảnh  hưởng thế nào đến cuộc bầu cử Tổng thống”.

Điện Kremlin cũng tỏ ra lo lắng khi nền kinh tế bị tổn thương cụ thể họ đang vận hành nhiều hơn đáng kể các cuộc thăm dò ý kiến cá nhân. Kremlin đưa ra các cuộc thăm dò về các kế hoạch để thảo luận các phương pháp nhưng không công khai.

Trong hoàn cảnh túng thiếu những người biểu tình về cầm cố tài sản nói rằng họ cần một bàn tay chìa ra từ nhà nước nhưng đã bị khước từ sự giúp đỡ lớn hơn.

Một quản lý bán hàng 32 tuổi Gulnaz Islamova ở Moscow cho biết trong năm 2007 các căn hộ là sự đầu tư cho tương lai, hay tích trữ tài sản bây giờ trở thành một loại ký sinh trên xác sống, nó trở thành một vực thẳm. Thu nhập của chị là 45.000 rub tương đương 1.800 USD khi thế chấp nhưng hiện tại chỉ còn 615 USD. Những tài sản cầm cố đã làm số nợ tăng vọt. Điều đó đã làm chị phải chi tiêu dè xẻn để tiết kiệm. Đầu tiên là giảm lượng thịt gia cầm trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó là bắp cải. Tiếp đến là cắt giảm dịch vụ y tế. Thậm chí chị còn phải suy nghĩ trước khi bật điện.

“Chúng tôi thực hiện theo tỷ giá hối đoái thực tế sau mỗi năm phút (tỷ giá hối đoái biến động liên tục). Bởi vì chúng tôi phải suy nghĩ làm thế nào để thanh toán hàng triệu cho Ngân hàng,” Islamova nói.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề