Người Mỹ tránh sai lầm ở chiến tranh Việt Nam – Mỹ và Việt Nam nên là bạn

Nhân dịp 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam (1975-2015), người Mỹ vẫn tiếp tục viết về đề tài này. Một trong những bài viết đáng chú ý mang tên “Ám ảnh ác mộng Chiến tranh Việt Nam” của tác giả Alan Miller trên tờ The Sacramento Bee.

Qua bài viết, tác giả muốn nhắc nhở người Mỹ không lặp lại những sai lầm mà họ đã mắc phải ở Việt Nam.

Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Khi kế nhiệm Richard Nixon năm 1974, Tổng thống Gerald Ford tuyên bố “Cơn ác mộng kéo dài của nước Mỹ đã qua”. Ông Ford khi đó ám chỉ tới vụ bê bối Watergate làm rúng động nước Mỹ hàng tháng trời.

Tuy nhiên, cơn ác mộng Việt Nam bắt đầu từ năm 1955, khi mà Mỹ cử những cố vấn quân sự đầu tiên tới Đông Nam Á, rồi sau đó là thảm họa nhục nhã của chính sách ngoại giao vào ngày 30/4/1975, vẫn tiếp tục đeo bám nước Mỹ.

Tác giả Alan Miller

Tác giả Alan Miller

Dịp kỉ niệm 40 năm sự kiện này là điều mà người Mỹ muốn quên đi nhất. Thế nhưng bức tường tưởng niệm bằng đá cẩm thạch đen u ám ở thủ đô của nước Mỹ với tên tuổi 58.272 người đã chết ở Việt Nam sẽ không thể bị quên lãng.

Những cái chết này nhắc cho chúng ta nhớ lại cảnh báo của George Santayana: “Những người không thể nhớ lại quá khứ chắc chắn sẽ tái phạm lỗi lầm”. Lời răn của triết gia người Tây Ban Nha cho tới nay vẫn đúng khi các lực lượng của Mỹ đang tự sa lầy ở Trung Đông.

Hơn chục năm sau khi xâm lược Iraq, phần lớn người Mỹ thừa nhận rằng khu vực bạo lực kéo dài này là một bí ẩn vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.

Sự tiến thoái lưỡng nan tương tự chúng ta từng phải đối mặt ở Việt Nam, nơi chúng ta cố gắng tiến hành một cuộc chiến tranh quy ước chống lại đối thủ phi quy ước, một đối thủ không phải “con cờ” của Liên Xô hay Trung Quốc. Vậy mà cái gọi là “học thuyết domino” cho rằng Chủ nghĩa Cộng sản phải bị chặn lại ở Việt Nam vẫn cứ được lan truyền nhanh chóng.

Hình ảnh trực thăng Mỹ di tản khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 được sử dụng trong bài viết của Miller.

Hình ảnh trực thăng Mỹ di tản khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975 được sử dụng trong bài viết của Miller.

Cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia James Webb đã hoàn toàn đúng khi nói sẽ luôn luôn tồn tại một bức tường giữa những người từng phục vụ ở Việt Nam và những người chưa từng ở đó.

James Webb từng phục vụ ở Việt Nam với tư cách là trung đội trưởng một đơn vị thủy quân lục chiến. Sau đó, Webb làm trợ lý bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh trong chính quyền Reagan, rồi Bộ trưởng Hải quân.

Webb tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ và tình nguyện tham gia Thủy quân lục chiến, nơi mà có tới 73% binh sĩ tử trận ở Việt Nam là quân tình nguyện!

Cựu binh Việt Nam này từng nói: “Điều mỉa mai đối với Thế hệ Vĩ đại nhất là từng làm việc tại đây. Hãy để chúng tôi quên đi rằng thế hệ trong Thế chiến II đang được tôn vinh cũng chính là những người đã đưa chúng tôi đến với chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến bị phản đối rộng rãi…”

Alan Miller cho biết ông muốn chia sẻ suy nghĩ của Webb cho những kẻ diều hâu ủng hộ chiến tranh cũng như những ai đã bị cử đi chiến đấu và chết.

Theo Miller, lẽ ra có thể tránh được cơn ác mộng Việt Nam. Năm 1963, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Robert McNamara đã đề nghị Tổng thống John F. Kennedy rút các cố vấn quân sự. Mỹ đã làm thế cho tới khi xảy ra cuộc đảo chính ở Sài Gòn dẫn tới cái chết của Ngô Đình Diệm.

Ngay sau khi Kennedy bị ám sát, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã điều nửa triệu quân Mỹ tới Việt Nam.

Trước cuối năm 1965, McNamara đã nhận ra đây là cuộc chiến tranh không thể thắng nhưng vẫn một mực bảo vệ quan điểm cho tới khi từ chức năm 1968, lúc mà số binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam lên tới 25.000 người.

Năm 1971 là năm mà nước Mỹ chia rẽ sâu sắc với các cuộc biểu tình, những phát hiện về sự dối trá của chính quyền. Một sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ đã cho công bố tài liệu mật của Lầu Năm Góc cho thấy ngay từ giữa những năm 1960, giới lãnh đạo dân sự và quân đội Mỹ đã nhận thấy cuộc chiến ở Việt Nam về cơ bản là thất bại thế nhưng họ vẫn tiếp tục cử lực lượng Mỹ đến đánh nhau và chết.

Ngày 22/4/1971, ông John Kerry (hiện là Ngoại trưởng Mỹ), một cựu binh hải quân trở thành nhà hoạt động phản chiến, ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ông Kerry đặt câu hỏi: “Làm thế nào để có thể yêu cầu một người đàn ông trở thành người cuối cùng chết ở Việt Nam? Làm thế nào để đòi hỏi một người đàn ông chết cho sai lầm?”.

Nhưng cũng phải mất gần 4 năm và thêm vô số cái chết nữa Tổng thống Gerald Ford mới chịu thừa nhận và yêu cầu người Mỹ rút khỏi Sài Gòn.

The Sacramento Bee.

Mỹ và Việt Nam nên là bạn

Cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam của Mỹ hiện tại là một biểu tượng có ý nghĩa về giá trị tinh thần hơn nhiều hơn vật chất.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn kết thúc có lợi cho dân tộc Việt Nam thì Mỹ nhảy vào can thiệp, hà hơi tiếp sức cho thực dân Pháp hòng duy trì và đè bẹp nhà nước công nông đầu tiên ở ĐNA. Nhưng sau trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, khiến quân đội Pháp không gượng dậy nổi tại chiến trường Việt Nam thì Mỹ chính thức nhảy vào thay chân thực dân Pháp và chính thức tự biến mình thành kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của dân tộc Việt Nam.

Mỹ đã nhận định sai mục tiêu chiến tranh của Việt Nam và gặp họa lớn khi đã ngăn cản sự thống nhất giang sơn của người Việt thay vì cuộc chiến “ủy nhiệm” như họ tưởng.

Giá như Mỹ không can thiệp và nhảy vào thay chân Pháp; giá như Mỹ hiểu đúng Việt Nam chỉ muốn độc lập, tự do, thống nhất giang sơn về một mối là mục tiêu tối thượng, chứ không đổ máu vì bất kỳ một sự “ủy nhiệm” nào của ai; giá như Mỹ quan tâm giải mã rõ ràng thông điệp của dân tộc Việt Nam qua lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Mỹ trước năm 1945 và lời mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì có lẽ dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chí Minh, xuất hiện ở Đông Nam châu Á một nước Việt Nam độc lập làm bạn với Mỹ và Nga…

12

Sự thù địch phi lý

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã trôi qua 40 năm, một thế hệ tham gia vào đó gần như không còn tồn tại trên cõi đời, nhưng di chứng chiến tranh để lại trên đất nước Việt Nam và nước Mỹ thì đang còn tồn tại.

Với Việt Nam, chiến tranh đã đi vào lịch sử, thế hệ trẻ Việt Nam đã không quên quá khứ nhưng hướng tới tương lai, muốn là bạn với các quốc gia trên thế giới kể cả Mỹ, gồng mình phấn đấu hàn gắn những vết thương chiến tranh, trong đó vết thương nặng nề nề nhất là sự tụt hậu nền kinh tế so với các láng giềng.

Cũng như Việt Nam, Mỹ đã đi ra khỏi cuộc chiến tranh nhưng với tâm thế và vị thế của một cường quốc bá chủ thế giới nên vết thương chiến tranh không dễ lành. Đã 40 năm qua, quan hệ hợp tác Việt-Mỹ dù “phát triển nhanh ngoài tưởng tượng” nhưng “lòng tin chiến lược”, lòng tin bè bạn vẫn chưa đến độ khi “cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam của Mỹ” vẫn chưa được dỡ bỏ.

Cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam của Mỹ hiện tại là một biểu tượng có ý nghĩa về giá trị tinh thần hơn nhiều lần về giá trị vật chất. Cho rằng, khi bỏ cấm vận vũ khí sát thương là Việt Nam lập tức sẽ mua vũ khí Mỹ và chính thứ vũ khí Mỹ sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam trước bất kỳ kẻ thù nào là quá đề cao về vai trò của vũ khí nói chung và vũ khí Mỹ nói riêng.

Hơn nữa Việt Nam không có quá nhiều tiền để mua vũ khí Mỹ và không phải bất kỳ vũ khí Mỹ nào cũng đều phù hợp với cấu trúc hệ thống phòng thủ, nghệ thuật quân sự của Việt Nam đã đang vận hành.

Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam cho rằng không có loại vũ khí Mỹ nào phù hợp với tình hình phòng thủ của Việt Nam là hồ đồ, duy ý chí. Việt Nam vẫn nhắm đến những thứ vũ khí Mỹ mà nếu có sẽ làm tăng sức mạnh phòng thủ của Việt Nam lên nhiều lần và đó là chuyện khác.

Tầm Nhìn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề